Áp xe vú ở mẹ sau sinh các chỉ định hút rách thảo mủ và mổ

Tâm lý chung của các chị em bị apxe vú, rất sợ chọc hút, rạch, mổ. Chị em sợ,  bởi rạch mổ vú thực sự rất đau đớn, lâu khỏi. Hơn nữa chị em sợ cũng có lý do chính đáng là có nhiều nguy cơ hư hỏng luôn bầu sữa mẹ để dành cho con và mất đi cả vẻ đẹp thiên phú riêng của phụ nữa nữa. Vì vậy hãy chọn các cách phòng tránh và chữa bằng liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bắt buộc phải chọc hút, rạch mổ – đó là các trường hợp bất đắc dĩ

Contents

CÁC CHỈ ĐỊNH HÚT MỦ, RẠCH THÁO MÙ VÀ MỔ ÁP XE VÚ

Tâm lý chung của các chị em bị apxe vú, rất sợ chọc hút, rạch, mổ. Chị em sợ,  bởi rạch mổ vú thực sự rất đau đớn, lâu khỏi, Hơn nữa chị em sợ cũng có lý do chính đáng là có nhiều nguy cơ hư hỏng luôn bầu sữa mẹ để dành cho con và mất đi cả vẻ đẹp thiên phú riêng của phụ nữa. Vì vậy hãy chọn các hãy phòng tránh và chữa bằng liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bắt buộc phải chọc hút, rạch mổ – đó là các trường hợp bất đắc dĩ

Click vào để xem chi tiết

CHÍCH ÁP XE VÚ XONG VẪN CÒN CỤC CỨNG, PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ? – Mẹ bầu em bé

Bs Bình chuyên tắc tia sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú 0358103218 - YouTube

Click vào để xem chi tiết

I.CHỐNG CHỈ ĐỊNH CHÍCH RẠCH VÀO TUYẾN VÚ ĐANG VIÊM CẤP

1. Tuyến vú đang viêm cấp

có các tiêu chuẩn chẩn đoán sau  :
         + Triệu chứng : trên bầu vú, có một hay vài cục, khối cứng, kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay hoặc to bằng trái chanh, trái cam. Khối cứng này do tia sữa ứ tắc chuyển qua viêm cấp tính. Nơi viêm có biểu hiện sưng tấy đỏ, sờ thấy nóng và rất đau đớn. Toàn thân đã có sôt vài ngày trước hoặc đang sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu có hạch nách cùng bên …
         + Siêu âm :  khối echo bờ không rõ, có tăng sinh mạch trên douppler màu, bên trong bắt tia echo không đồng nhất . ( Khác với hình ảnh siêu âm khi khối apxe đã gom lại và hoá mủ hoàn toàn : khối echo có bờ ranh giới rõ, bên trong có hình ảnh rất đặc trưng L là mủ lợn cợn.
         + Xét nghiệm máu:  bạch cầu tăng , tỷ lệ đa nhân trung tính tăng rất cao

Click vào để xem chi tiết


2. Xử lý

Tuyệt đối không chọc, chích rạch, mổ  khi tuyến vú đang viêm cấp tính và ap xe chưa chín. Cũng không dược masager hay bóp day vào khối viêm này, sẽ làm viêm lan toả rộng.
Giai đoạn này cần uống thuốc Tây y hoặc Đông y. Tuỳ bệnh cảnh thực tế của mỗi bệnh nhân, bác sỹ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc ( Tây hoặc Đông y) và các cách đắp thuốc cho mau chín.
Những chị em do chữa chưa đúng cách để apxe không tự thoát mủ mà phải dùng đến kim, dao , kéo …là điều hết sức bất đắc dĩ .

II. CHỈ ĐỊNH ĐƯỢC CHỌC HÚT THÁO MỦ

1. Hai tình trạng sau

– Bọc sữa :
+ C
hứa đầy sữa đang nghẹt tắc ( dù chưa viêm)  mà máy hút không hút ra được
+ Bọc sữa đang doạ viêm
+ bọc sữa biến chứng apxe (đã chín )  
– Khi ổ ap xe đã chín
 nằm và sâu trong mô tuyến 
Là ổ apxe đã  hoá mủ hoàn toàn: có biểu hiện đã giảm đau, nhưng  căng tức và hơi ngứa bên trong khối ap xe. Hết sốt . Sờ da vùng khối ap xe không còn nóng như trước nữa. Nhìn : trên bề mặt da chuyển từ đỏ sang tím, bề mặt da căng bóng có nơi da bong tróc vảy . Nắn : bác sĩ có kinh nghiệm khám nhiều bệnh ap xe tuyến vú sẽ thấy có vùng da chùn lại, bùng nhùng dưới ngón tay khám, và dùng ngón tay chỏ ấn thăm dò sẽ phát hiện ra một chỗ trũng, lõm xuống . Chính chỗ lõm này là nơi ‘chỉ định’  để chọc hút mủ.

Áp xe vú sau sinh

2. Phương pháp:

Bạn hãy đén phòng tiểu phẫu của 1 bác sỹ , bs sẽ  dùng bơm cỡ lớn 20 cc và kim tiêm cỡ 18 G,  chọc hút ( thao tác vô trùng). Khối ap xe căng cứng do chứa mủ hoặc nếu ổ viêm lớn hoá mủ, thì toàn khối ap xe cứng , nhưng khám kỹ có nơi mềm, ấn ngón tay thấy trũng xuống được, hoặc cảm giác bùng nhùng dưới đầu ngón tay – là nơi đang chứa mủ loãng . hút ra được

III. CHỈ ĐỊNH ĐƯỢC RẠCH THÁO MỦ

1. Khi ổ apxe chín, kích thước lớn, nằm sâu và nhiều ngóc ngách, hoặc mủ đặc quánh không chọc hút ra được .

2. Phương pháp được bác sỹ thực hiện vô trùng trong phòng tiểu phẫu .

        *** Lưu ý : 
      + Các trường hợp hút hay rạch mà có máu tươi , bác sĩ cần xem kỹ lại tình trạng bệnh ( có bị rạch non không)  và cho ngay kháng sinh mạnh , phổ khuẩn rộng.

       + Sau chọc hút : có trường hợp ổ mủ  chín  đều , thì chỉ hút một lần là hết mủ. Nhưng nếu ap xe do nhiều khối tạo nên , chín không đều, có ổ chín trước có ổ chín sau, thì vẫn phải theo dõi để xác định thời điểm chọc hút tiếp cho thích hợp .
+ Trong thời gian chọc hút và sau chọc hút, tuỳ theo tình trạng hiện tại để Bs hướng dẫn chăm sóc vết thương và dùng thuốc      

IV. CHỈ ĐỊNH MỔ, NẠO VÉT, CẮT LỌC  SẠCH

Đối với các trường hợp  sau đây :

1/ Có nhiều ổ áp xe nằm xen với các tổ chức hoại tử, tổ chức xơ chai.

Các ca này cần được mổ, cắt lọc, nạo vét sạch, không khâu kín vết mổ mà nhét meches ( gạc dài ).
Sau mổ bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ vết mổ, thay băng ngày 1 – 2 lần.
   Đối với các mẹ sữa nhiều , thì sữa sẽ chảy ra miệng vết thương cùng với mủ. Vì vậy việc thay băng , vệ sinh rất đau đớn và vất vả trong thời gian kéo dài.
Dùng kháng sinh( có thể theo kháng sinh đồ ) , thông thường 10 ngày.Tiếp theo dùng thang thuốc bắc để hồi phục tổn thương và đề phòng viêm tái phát.
Vết mổ sẽ từ từ hồi phuc và  tự đầy miệng và liền sẹo, hoặc bs sẽ khâu lại nếu kiểm tra thấy cần khâu. 

2/ Biến chứng viêm xơ mãn tính có tái phát từng đợt cấp

3/ Biến chứng hoại tử vú lan rộng

Mổ vú được thực hiện trong phòng mổ, tại các khoa, bệnh viện chuyên khoa phụ sản.
  Nhiều chị em do không được hoặc không thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ về vấn đề đề phòng tái phát, vết mổ chưa lành đã bị viêm và áp xe tái phát.

Bác sĩ Phạm Thị Mai 

Xem thêm:

ÁP XE VÚ Ở MẸ SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

MÁCH MẸ CÁC CÁCH TỰ CHỮA TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

CHÂM CỨU CHỮA TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI

ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

CHỮA TẮC TIA SỮA BẰNG XOA BÓP BẤM HUYỆT

TẮC TIA SỮA ĐẦU TI, DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ

Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp tác động cột sống

ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*