Lượt xem: 200

Contents

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Có rất nhiều điều mới phải lo lắng khi bạn trở thành cha mẹ. Một trong những điều đó là làm thế nào để giữ cho miệng của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có thể khiến nhiều mẹ bối rối.Việc này có thể khó khăn vì trẻ vẫn đang học cách kiểm soát chuyển động của mình và có thể không hợp tác với việc được làm sạch khoang miệng.

Và trong những tháng đầu tiên, việc vệ sinh răng miệng của trẻ vẫn cần được chăm sóc đúng cách ngay cả khi trẻ chưa mọc răng sữa. Trước khi mọc những chiếc răng đầu tiên, trẻ sơ sinh phải không có vi khuẩn trên lưỡi, nướu và má trong. Bé phải làm quen với các vật dụng nha khoa trong miệng để chuẩn bị cho thói quen đánh răng. Đó là lý do tại sao việc đánh răng và làm sạch lưỡi khi còn nhỏ là rất quan trọng. Dụng cụ làm sạch lưỡi cho bé là một trợ thủ đắc lực trong quá trình này.

Nếu bạn muốn biết thêm về cách làm sạch lưỡi của bé và duy trì miệng khỏe mạnh, hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây của Bluecare nhé!

Khám phá loạt bài về vệ sinh thân thể bé:

Mặt | Tai | Mắt |  Mũi | Rơ lưỡi | Chăm sóc rốn | Vùng kín bé gái | Vùng kín bé trai

Table of Contents

Tại sao việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rất quan trọng?

Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng của trẻ sơ sinh cũng giống như vi khuẩn trong miệng người lớn. Mặt khác, trẻ sơ sinh có ít nước bọt hơn người trưởng thành. Điều này khiến miệng bé khó rửa trôi cặn sữa hơn. Từ đó lớp cặn này tích tụ trên lưỡi bé, gây ra một lớp phủ màu trắng.

Trong sữa mẹ và sữa công thức lại có rất nhiều dưỡng chất như: đường, protein, lipid, carbon hydrat v.v. Theo thời gian, vi khuẩn phát triển, gây ra các tình trạng:

• Nấm lưỡi

• Bé không cảm nhận được vị ngon của sữa, chán ăn, bỏ bú.

• Bé quấy khóc, khó chịu. 

• Khoang miệng có mùi hôi.

• Viêm lợi, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng về sau.

• Vi khuẩn có thể lan sang ti mẹ, gây viêm vú.

‌• Việc thiếu vệ sinh răng miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể nhanh chóng khiến mảng bám tích tụ và có thể dẫn đến sâu răng. Vi khuẩn trong mảng bám tạo ra axit bất cứ khi nào trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi ăn đồ ăn nhẹ có đường. Những axit này ăn mòn lớp bảo vệ bên ngoài của răng gọi là men răng và gây sâu răng.

Lợi ích của rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

• Một trong những lợi ích nổi bật của nó là ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các vi sinh vật truyền nhiễm.

• Trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển răng và nướu. Rất nhiều trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến răng miệng khi lớn lên. Đảm bảo vệ sinh răng miệng ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp răng phát triển khỏe mạnh.

• Một thói quen tốt ngay từ nhỏ sẽ khuyến khích trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt sau này.

• Cha mẹ sẽ nhàn và không phải lo lắng vì con nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.

• Sự phát triển của các loại nấm trong khoang miệng như lưỡi, má, vòm miệng, nướu sẽ dẫn đến các vấn đề hệ lụy khác. Việc vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm nấm, giúp bé vui vẻ, khỏe mạnh.

Các câu hỏi liên quan đến thời điểm rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi cho trẻ từ khi nào?

Ngay từ khi mới sinh, mẹ đã cần rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, cùng với sự lớn lên của trẻ từ sơ sinh, trẻ mọc răng, trẻ từ 1-5 tuổi có cách rơ lưỡi và vệ sinh miệng khác nhau.

Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?

Mẹ có thể bắt đầu rơ lưỡi cho bé sau khi sinh khoảng 2,3 ngày.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Để xác định được nên vệ sinh lưỡi cho bé mấy lần trong ngày, mẹ cần xem bé nhà mình nằm trong trường hợp nào dưới đây:

Bé bú mẹ hoàn toàn: Lưỡi trẻ có quá trình làm sạch tự nhiên do khi mút, lưỡi cọ sát vào ti mẹ nên ít khi bị đọng cặn sữa. Trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ cần rơ lưỡi cho bé 2-3 ngày/ lần là đủ.  

Bé bú sữa công thức hoàn toàn: Sữa công thức rất dễ đóng cặn trên bề mặt lưỡi. Vì vậy, trẻ cần được rơ lưỡi thường xuyên hơn. Mẹ có thể vệ sinh lưỡi cho con 2 lần/ ngày. Mẹ cũng nên tráng miệng cho con bằng 1-2 thìa nước ấm sau mỗi cữ bú.

Bé bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức: Mẹ nên vệ sinh miệng cho bé 1 lần mỗi ngày. Sau khi trẻ bú sữa ngoài, mẹ cũng có thể tráng miệng cho con bằng 1-2 thìa nước ấm nhỏ. 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm

Nên rơ lưỡi cho bé lúc nào?

Thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng, tốt nhất là lúc sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng. Tránh không rơ lưỡi cho bé khi đói vì bé sẽ rất dễ bị nôn khan do bụng vẫn còn rỗng. Và cũng không nên rơ ngay sau khi bé vừa ăn no xong bởi có thể khiến bé nôn trớ.

Nếu mẹ có sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà của Bluecare, các cô tắm bé sẽ tiến hành vệ sinh lưỡi cho bé sau khi tắm. 

Dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rất đang dạng về kiểu dáng, công dụng và đặc điểm. Chung quy lại có các kiểu sau:

• Gạc truyền thống

• Que rơ lưỡi

• Rơ lưỡi silicone

• Rơ lưỡi xỏ ngón

Để tìm hiểu chi tiết về các loại dụng cụ này. Mời mẹ đọc bài viết : Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

 

Các loại dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

6 bước làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh

Làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh rất đơn giản và bao gồm các bước sau: 

1- Rửa Tay

Bạn phải sử dụng ngón tay của mình để làm sạch lưỡi, nướu và khoang miệng cho bé. Các ngón tay có thể là nguồn lây truyền vi trùng . Vì vậy, phải đảm bảo tay của bạn sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé. 

Trước khi bắt đầu vệ sinh, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng. Nên sử dụng nước ấm để rửa tay vì nó có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. 

2- Chọn khăn lau hoặc gạc mềm

Lấy một mảnh khăn hoặc gạc mềm. Dù dùng bất cứ vật liệu nào thì đều phải sạch khi cho vào miệng bé. 

Nếu bạn chọn khăn sữa, nó có thể làm xước bề mặt miệng. Vì vậy, hãy tỉnh táo khi lựa chọn khăn lau; nó phải mềm và mịn.

3- Nhúng vào nước lọc ấm.

Sử dụng nước ấm vừa đủ và nhúng miếng vải đã chọn vào đó. Bạn phải đảm bảo nước không quá nóng. Bởi miếng vải này sẽ cho vào miệng trẻ. Nếu không, nó có thể làm bỏng niêm mạc miệng.

Rửa tay sạch trước khi rơ lưỡi cho bé

4- Tư thế thoải mái

Tìm một chỗ ngồi ổn định. Đặt trẻ sơ sinh vào lòng bạn. Bạn cũng có thể sử dụng bàn thay đồ hoặc bất kỳ bề mặt mềm và bằng phẳng nào khác. Đảm bảo hỗ trợ đầu cho con vì bé chưa cứng cổ.

5- Bắt đầu làm sạch

Mở miệng trẻ sơ sinh khi bạn đã ổn định tư thế thoải mái. Sử dụng vải đã chọn của bạn và bắt đầu làm sạch lưỡi.

Bắt đầu từ phía sau lưỡi và di chuyển nhẹ nhàng về phía trước.

Sau khi lặp lại theo hướng này, bạn cũng có thể làm sạch lưỡi bằng cách di chuyển miếng vải theo chuyển động tròn.

Đừng vội vàng trong khi lau chùi và tránh di chuyển mạnh miếng vải. Nếu không, nó có thể gây kích ứng bề mặt lưỡi, thậm chí có thể gây chảy máu.

6- Lặp lại các bước

Giặt miếng gạc và lặp lại toàn bộ quá trình. Lặp lại thao tác này cho đến khi lưỡi hoàn toàn không còn vi trùng hoặc vi khuẩn.

Sau khi thực hiện xong, hãy dùng một miếng vải khô, mềm để loại bỏ độ ẩm không mong muốn trong miệng bé.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn và sạch?

Rơ lưỡi bằng gì cho sạch?

Bạn có thể rơ lưỡi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 1 tuổi bạn có thể dùng mật ong, rau ngót, lá hẹ hay dung dịch Denicol để rơ lưỡi.

Nước ấm

Đây là cách rơ lưỡi cho bé đơn giản, thông dụng và an toàn được nhiều mẹ áp dụng. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể chỉ cần dùng nước ấm để rơ lưỡi cho bé.  Tuy nhiên, nước ấm chỉ giúp khăn mềm ra và loại bỏ các chất bẩn. Khó có thể lấy sạch trong trường hợp bé có tưa lưỡi. 

Cách thực hiện:

Như hướng dẫn 6 bước ở trên.

Nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được không?

Nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có khả kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ một cách an toàn nên được rất nhiều mẹ lựa chọn sử dụng.

Nếu không dùng nước muối sinh lý. Mẹ cũng có thể tự pha nước muối theo tỷ lệ 1 thìa cafe muối với 300 ml nước để thực hiện rơ lưỡi tại nhà. Vì muối có khả năng hút nước cao nên mẹ lưu ý là không dùng nước quá đặc để tránh niêm mạc miệng trẻ bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị một gạc rơ lưỡi mềm. Gạc cứng có thể gây trầy xước lưỡi bé
  • Bước 2: Vệ sinh, rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt là phần ngón tay thực hiện rơ lưỡi trẻ.
  • Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi hoặc gạc y tế vào ngón trỏ.
  • Bước 4: Nhúng tay đeo gạc vào dung dịch nước muối sinh lý rồi đưa tay vào miệng trẻ để rơ lưỡi nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Nên rơ 2 bên má trước tiên, sau đó đến các vùng trong vòm miệng và cuối cùng là lưỡi. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm cảm giác buồn nôn cho trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Các phương pháp rơ lưỡi cho trẻ sạch theo dân gian

Rơ lưỡi cho trẻ  bằng rau ngót

Tại sao rau ngót có thể dùng để rơ lưỡi cho trẻ?

Rau ngót có tên khoa học là Androgynus Merr, là loại cây thuộc họ thầu dầu. Theo y học cổ truyền, lá của cây này có vị ngọt, tính ôn, có công dụng thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và bài tiết chất các độc ra bên ngoài. Đáng chú ý, rau ngót có tác dụng diệt khuẩn, bổ máu, tái tạo các tế bào tổn thương trên da nhất là tình trạng viêm nhiễm, lở loét.

Về thành phần dinh dưỡng, Y học hiện đại cũng đã phát hiện ra rằng trong rau ngót chứa nhiều loại vitamin thiết yếu cùng các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người. Chúng bao gồm vitamin C, photpho, canxi, protein hay các acid amin,….

Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót là phương pháp được ông bà áp dụng từ xa xưa. Theo đó, rau ngót có thể giúp khắc phục tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh do bú mẹ hoặc dùng sữa ngoài. Vì thế, bạn có thể sử dụng rau ngót để chữa tưa lưỡi cho trẻ như sau.

 

Chuẩn bị:

  • 100g lá rau ngót tươi
  • Nước sôi để nguội
  • Gạc rơ lưỡi y tế
  • Cối chày
  • Rây hoặc vải màn
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Cách thực hiện:

Bước 1 Bạn rửa sạch rau ngót dưới nước sạch, ngâm rau ngót trong nước muối loãng trong khoảng 15 phút, để lại bỏ bụi bẩn, ký sinh. Sau đó vớt rau và để ráo.

Bước 2 Bạn cho rau ngót vào cốt và giã nát, bạn thêm một vài hạt muối. Bạn cũng có thể dùng máy xay cầm tay để xay rau ngót.

Bước 3 Bạn thêm 1 ít nước sôi để nguội, sau đó trộn đều. Đừng để quá nhiều nước vì chúng sẽ làm loãng dung dịch.

Bước 4 Dùng rây hoặc vải màn để lọc lấy nước cốt rau ngót vào chén nhỏ, bỏ phần bã.

Bước 5 Trước khi rơ lưỡi, bạn phải rửa tay thật sạch và hạn chế nguy cơ lây lan các mầm bệnh.

Bước 6  Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ hoặc quấn khăn/vải quanh ngón trỏ, sau đó chấm gạc vào dung dịch rau ngót rồi kỳ cọ, chà xát lưỡi, lau sạch miệng cho bé thật nhẹ nhàng.

Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.

Khi thực hiện rơ lưỡi cho bé, bạn nên chú ý rơ thật nhẹ nhàng trong miệng bé, tránh thao tác quá mạnh có thể gây tổn thương bé.

Trẻ bao nhiêu tháng mới rơ lưỡi bằng rau ngót được?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót chỉ được áp dụng cho những trẻ trên 5 tháng tuổi. Vì rau ngót có thể gây kích ứng đường ruột nếu bé nuốt phải có thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần và thậm chí là ngộ độc cho trẻ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Nhiều mẹ thắc mắc rơ lưỡi bằng lá hẹ khi nào? Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được áp dụng cho những bé từ 5 tháng tuổi trở lên do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ. Theo nhiều báo cáo y khoa cho rằng, lá hẹ có tính kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, thường được dùng để phòng tránh các bệnh viêm lợi và tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh rất tốt.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Cách thực hiện:

– Lá hẹ rửa sạch và ngâm với nước muối trong 15 phút.

– Mang lá hẹ đun sôi với một ít nước sau đó vớt lấy lá hẹ ra và để cho ráo nước sau đó giã nhuyễn.

– Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào, vắt lấy nước dùng rồi đem rơ lưỡi cho trẻ.

– Quấn gạc quanh ngón tay trỏ đã được rửa sạch sẽ.

– Nhúng vào nước lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi từ 2 bên má, các vị trí quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.

– Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng trà xanh

Các tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn một cách tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên.

Cách thực hiện:

– Lá trà xanh rửa sạch bằng nước muối rồi để ráo.

– Đun trà xanh cùng với nước và vài hạt muối vài phút cho trà phai ra.

– Để nước trà nguội bớt rồi đem rơ lưỡi cho trẻ.

– Cách tiến hành rơ lưỡi tương tự những phương pháp trên.

– Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

– Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp cần thiết và an toàn, tuy nhiên bạn cần phải thực hiện đúng cách thì mới có hiệu quả.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Tại sao không nên rơ lưỡi bằng mật ong cho bé dưới 1 tuổi?

Tuy là nguyên liệu tự nhiên rất an toàn nhưng không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi vì:

+ Mật ong có chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum dễ gây ngộ độc botulinum có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí còn làm tê liệt cơ hô hấp đe dọa sự sống của bé.

+ Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, đường ruột chưa đủ khả năng tạo ra đủ các vi khuẩn có ích nên chưa thể tiêu diệt được bào tử ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn này cùng với độc tố do nó sản sinh ra.

Các bước rơ lưỡi cho bé

Nếu bé đã được trên 1 tuổi, cha mẹ có thể rơ lưỡi cho bé bằng mật ong theo cách:

+ Bước 1: chọn mật ong nguyên chất.

+ Bước 2: rửa sạch tay rồi dùng rơ lưỡi nhúng vào mật ong sau đó rơ lưỡi cho bé.

+ Bước 3: cho bé uống vài thìa nước nhỏ để tráng miệng.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Rơ lưỡi cho trẻ theo độ tuổi

Vệ sinh miệng và lưỡi cho trẻ sơ sinh

Làm sạch lưỡi và nướu của bé là một quá trình tương đối đơn giản và bạn không cần nhiều dụng cụ. Những thứ duy nhất bạn cần là nước ấm và khăn lau hoặc một miếng gạc.

Đầu tiên, rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước. Sau đó, để bắt đầu vệ sinh, hãy đặt bé nằm trên đùi bạn và ôm đầu bé trong tay bạn. Sau đó:

Nhúng ngón tay bọc gạc hoặc vải vào nước ấm.
Nhẹ nhàng mở miệng bé, sau đó dùng vải hoặc gạc chà nhẹ lưỡi theo chuyển động tròn.
Nhẹ nhàng xoa ngón tay của bạn lên nướu của bé và cả bên trong má của bé.
Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải ngón tay mềm được thiết kế để nhẹ nhàng xoa bóp và chà sạch cặn sữa bám trên lưỡi và nướu của bé. Tốt nhất, bạn nên chải lưỡi cho bé ít nhất hai lần một ngày.

Vệ sinh lưỡi khi bé bị tưa miệng

Điều quan trọng cần lưu ý là lớp phủ màu trắng trên lưỡi của bé không phải lúc nào cũng là do sữa. Đôi khi, nguyên nhân là do một tình trạng gọi là bệnh tưa miệng.

Cặn sữa và bệnh tưa miệng trông giống nhau. Sự khác biệt là bạn có thể lau sạch cặn sữa. Bạn không thể loại bỏ bệnh tưa miệng.

Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm nấm phát triển trong miệng. Nguyên nhân là do bệnh nấm candida ở miệng và để lại những đốm trắng trên lưỡi, nướu, bên trong má và trên vòm miệng.

Bệnh tưa miệng cần điều trị bằng thuốc chống nấm để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Vì vậy, nếu lớp phủ màu trắng đó không lau sạch được, hãy cho con thăm khám với bác sĩ nhi khoa.

Vệ sinh lưỡi cho bé sau 6 tháng tuổi

Khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi và mọc chiếc răng đầu tiên, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng mềm, thân thiện với trẻ em cùng với kem đánh răng. Sử dụng cái này để làm sạch bất kỳ răng nào đã mọc.

Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng để chà nhẹ lưỡi và nướu của bé hoặc tiếp tục sử dụng bàn chải ngón tay, gạc hoặc khăn lau cho đến khi bé lớn hơn một chút.

Khi cho trẻ ít nhất 6 tháng tuổi đánh răng, bạn chỉ cần một lượng nhỏ – khoảng bằng hạt gạo. (Mua loại kem đánh răng nuốt được, an toàn cho bé). Khi con bạn được ít nhất 3 tuổi, bạn có thể tăng số lượng lên cỡ hạt đậu.

Dạy trẻ chập chững cách đánh răng và làm sạch lưỡi

Hầu hết trẻ mới biết đi không thể tự đánh răng, vì vậy bạn có thể phải giám sát con cho đến khi chúng từ 6 đến 9 tuổi. Nhưng nếu con của bạn có đủ khả năng phối hợp tay. Bạn có thể bắt đầu dạy con cách tự đánh răng. Hướng dẫn con vệ sinh lưỡi và đánh răng đúng cách. 

Để bắt đầu, hãy bóp một ít kem đánh răng lên bàn chải đánh răng ướt.
Trẻ con rất giỏi bắt chước. Hãy cùng con đánh răng. Trẻ rất thích và sẽ nhanh chóng học được nếu ba mẹ cùng tham gia. Đảm bảo rằng, hoạt động này thật vui vẻ với cả bạn và con. 
Tiếp theo, đánh răng cho con bạn bằng bàn chải đánh răng. Khi bạn chải, hãy giải thích hành động của bạn. Làm nổi bật cách bạn chải mặt trước và mặt sau của răng.
Hãy để con bạn thử và cho phép chúng chải khi bạn hướng dẫn tay chúng. Khi con bạn đã quen với việc này, bạn có thể giám sát khi con tự đánh răng.
Bạn cũng nên hướng dẫn trẻ cách làm sạch lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng. Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ không được nuốt kem đánh răng. Dạy chúng nhổ ra phần thừa sau khi đánh răng.

Trẻ em từ 1 tuổi vẫn chưa thể tự chăm sóc tốt cho răng miệng của mình. Chính vì vậy, cha mẹ  cần thường xuyên giúp bé đánh răng bên cạnh việc làm sạch lưỡi 2 lần/ngày. Cha mẹ hãy sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải mềm được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Trẻ từ 2 – 5 tuổi

Khi con 2 -3 tuổi, bé có thể sử dụng kem đánh răng nhưng mẹ chỉ lấy lượng kem bằng hạt đậu xanh. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhắc nhở con không được nuốt kem dù nó có vị ngọt và mùi thơm. Luôn phải vệ sinh răng trước, sau đó đến lưỡi. Việc tập cho con thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ nhỏ là điều cần thiết để trẻ có hàm răng chắc khỏe sau này.

Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

• Lựa chọn thời điểm rơ lưỡi cho bé theo hướng dẫn ở trên.

• Rơ lưỡi là cần thiết nhưng nếu cẩn thận rơ lưỡi quá nhiều lần cũng không tốt. Có thể khiến rát lưỡi bé, trầy xước có thể làm con bị đau và bỏ bú.

•  Đối với trẻ sơ sinh, không nên rơ lưỡi bằng mật ong hay các phương pháp dân gian khác.

• Không cố gắng đánh bong mọi mảng bám trên lưỡi bé trong một lần. Việc này dễ khiến lưỡi con bị tổn thương. 

• Khi rơ lưỡi cho bé, ba mẹ phải chú ý đến lực tay. Thao tác cần nhẹ nhàng.

Câu hỏi thường gặp về vệ sinh miệng và rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có cần rơ lưỡi không?

Điều cần thiết là phải làm sạch lưỡi của bé để giúp ngăn ngừa sâu răng và mảng bám. Bạn có thể làm sạch lưỡi của trẻ bằng cách lau bằng vải mềm hoặc dùng dụng cụ cạo lưỡi. Ngoài ra, việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên cũng sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên lưỡi và ngăn ngừa sâu răng.
Trẻ sơ sinh của bạn có thể chưa mọc răng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chờ đợi để chăm sóc nụ cười ngọt ngào cho bé. Trẻ sơ sinh cần làm quen với cảm giác có các vật dụng nha khoa trong miệng để chuẩn bị cho thói quen sử dụng bàn chải đánh răng hàng ngày. Vì vậy, điều quan trọng là phải bắt đầu làm sạch nướu và lưỡi sớm.

Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh?

Nhưng bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này – bệnh tưa miệng rất phổ biến và dễ điều trị. Bác sĩ của con bạn có thể sẽ kê toa một loại thuốc chống nấm dạng lỏng mà bạn sẽ bôi trực tiếp lên các mảng trắng. Để thuốc phát huy tác dụng, bạn cần để thuốc ở trên lưỡi hoặc bên trong miệng của trẻ càng lâu càng tốt.

Điều gì xảy ra nếu bạn không vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong nước bọt có đường của bé nếu bạn để cặn sữa mẹ hoặc sữa công thức trong miệng bé trong nhiều ngày. Nhiễm nấm có thể là kết quả của việc này. Lưỡi đổi màu hoặc trắng bệch là hiện tượng thường gặp ở trẻ sau khi bú. Dư lượng sữa bám vào lưỡi của họ vì điều này.

Làm thế nào bạn có thể phân biệt được lưỡi sữa và bệnh tưa miệng?

Nếu cặn trắng dễ dàng lau đi – để lộ lưỡi màu hồng khỏe mạnh bên dưới – thì đó có thể chỉ là cặn sữa. Nếu cặn trắng vẫn còn trên lưỡi của bé sau khi lau hoặc bong ra và để lộ nền màu đỏ đậm thì nhiều khả năng đó là bệnh tưa miệng.

Rơ lưỡi cho bé bị chảy máu phải làm sao?

Rơ lưỡi cho bé tương tự như hoạt động đánh răng hàng ngày của người lớn giúp làm sạch, bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, khi thực hiện rơ lưỡi cần làm nhẹ nhàng, tuyệt đối không cậy các mảng trắng trong miệng bé. Đối với trường hợp bé bị chảy máu khi rơ lưỡi cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn và chỉ định kịp thời.

Nên rơ lưỡi cho bé đến khi nào?

Rơ lưỡi sẽ được áp dụng cho các bé từ 0-4 tuổi, sau gia đoạn này mẹ có thể tập cho bé đánh răng bằng bàn chải chuyên dụng cho bé.

Video cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trên đây là toàn bộ bài viết giải đáp các thắc mắc của mẹ về rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Chúc ba mẹ và bé khỏe, vui, có nhiều khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân. Cảm ơn bạn
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Follow by Email
Pinterest
LinkedIn
Share