Để học bấm huyệt tại nhà, bạn cần phải nắm được những kỹ thuật cơ bản. Những người làm dịch vụ bấm huyệt chuyên nghiệp tại các cơ sở cũng cần một thời gian nỗ lực thực hành và trau dồi kiến thức chuyên môn. Trong quá trình tự học, đôi bạn cũng nên đặt lịch bấm huyệt tại một vài nơi uy tín để có những quan sát, cảm nhận, so sánh hiệu quả và rút ra bài học cho chính mình.
Contents
TƯ THẾ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ BẤM HUYỆT
Hiệu quả bấm huyệt phụ thuộc vào tư thế của người bấm. Tư thế chuẩn sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh, an toàn cho người làm. Tư thế sai không những không giúp người bệnh cải thiện sức khỏe mà còn có nguy cơ gây chấn thương cho họ. Quan trọng nhất trong tư thế bấm huyệt chính là tay cần phải duy trì trong tư thế thẳng trục và đồng thời buông lỏng bả vai. Tay thẳng trục có nghĩa là ngón tay, cổ tay, khuỷu tay phải thẳng với nhau, cần tránh bất cứ sự gấp khúc nào của các khớp trên tay trong khi thực hiện kĩ thuật bấm huyệt. Vì sao lại như vậy? Buông lỏng vai, giúp vùng vai được thoải mái, phản lực sẽ được giải phóng tối đa, người bấm sẽ sử dụng được lực của toàn thân thay vì chỉ lực của cánh tay khi thực hiện kĩ thuật bấm huyệt. Thẳng trục các khớp trên tay sẽ giúp các khớp cùng phối hợp trong khi bấm, tạo lực bấm tốt nhất mà các khớp lại ít phải chịu lực nhất.
Một điểm cũng không kém phần quan trọng chính là hướng của lực bấm. Tuỳ vào từng vị trí huyệt đạo khác nhau, có thể nằm ở đầu, ở mặt, ở cổ, ở lưng, ở tay hoặc ở chân mà hướng của lực tác động cũng có khác nhau. Để đạt hiệu quả cao trong trị liệu bằng bấm huyệt, thì đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn mức lực phù hợp với người được bấm và sau đó là phải chọn đúng hướng tác động.
Đội ngũ Bluecare gửi tới bạn những kỹ thuật cơ bản dưới đây:
KỸ THUẬT BẤM HUYỆT CƠ BẢN
BẤM HUYỆT SỬ DỤNG ĐẦU NGÓN TAY
Ấn huyệt sử dụng đầu ngón tay, có thể dùng ngón tay giữa hoặc ngón trỏ ấn thẳng góc với bề mặt da
2. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG NGÓN TAY CÁI
3. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG LÒNG BÀN TAY
Huyệt đạo thì nhỏ khoảng bằng đầu ngón trỏ, nhưng đôi khi chúng ta có thể dùng cả lòng bàn tay để tác động lên các vùng xung quanh huyệt
4. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG GỐC BÀN TAY
5. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG CÁC NGÓN TAY
6. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG 2 NGÓN TAY CÁI
7. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG 2 BÀY TAY CHỒNG LÊN NHAU
8. BẤM HUYỆT SỬ DỤNG 2 GỐC BÀN TAY
Xem thêm: Bấm huyệt theo từng bệnh
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare