Lượt xem: 2.075

Phương pháp EASY là gì? Bluecare xin gửi tới bạn một bài tổng hợp đầy đủ và không thể chi tiết hơn về phương pháp này nhé!

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP EASY

Phương pháp EASY không còn mới lạ đối với các bà mẹ nuôi con nhỏ ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, việc áp dụng EASY cho con đem lại những kết quả tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Con được ăn, ngủ, chơi điều độ. Mẹ nhàn tênh, có thời gian để phục hồi và làm những công việc của mình. 

Với quan niệm trẻ em sinh ra như một tờ giấy trắng, hoạt động được chi phối bởi bản năng. EASY giúp mẹ định hướng, thiết lập các thói quen sinh hoạt tốt cho bé ngay từ khi lọt lòng. 

EASY lần đầu tiên được giới thiệu bởi tác giả Traccy Hogg trong cuốn Baby Whisperer. Đây là quá trình quan sát và nghiên cứu các em bé từ sơ sinh của tác giả. Bộ cẩm nang này thực sự rất hữu ích đối với những người mới làm cha mẹ. 

EASY có thể hiểu đơn giản là chu kỳ sinh hoạt được lặp đi lặp lại từ khi thức dậy cho đến hết ngày của một em bé sơ sinh từ lúc mới lọt lòng. 

Phương pháp EASY là gì?

phuong-phap-easy-la-gi
phuong-phap-easy-la-gi

Phương pháp EASY có những lợi ích gì cho mẹ và bé? Tại sao mẹ nên áp dụng EASY cho con?

Tác dụng của phương pháp EASY với trẻ sơ sinh

Tai-sao-nen-ap-dung-easy-cho-be

Lợi ích tuyệt vời của phương pháp EASY đối với mẹ

Lợi ích dài lâu của phương pháp EASY cho cả mẹ và con

Em bé tự ngủ khi được ba mẹ áp dụng phương pháp EASY

Ưu và nhược điểm của phương pháp EASY

Ưu điểm của phương pháp EASY

Nhược điểm của phương pháp EASY

Những lầm tưởng về phương pháp EASY

Lầm tưởng 1: EASY là luyện ngủ

Lầm tưởng 2: EASY là áp đặt và không tôn trọng trẻ, không theo nhu cầu tự nhiên của trẻ.

Lầm tưởng 3: EASY là để con gào khóc đến mệt rồi tự ngủ.

Lầm tưởng 4: EASY thiết lập một lần là xong.

Lầm tưởng 5: EASY là con phải ngủ cố định trong phòng.

Để hiểu rõ hơn về các lầm tưởng này. Mời bạn đọc chi tiết tại đây.

EASY bắt đầu từ đâu? Các bước để áp dụng EASY thành công cho bé.

Bước 1: Nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp EASY

Bắt đầu thu xếp thời gian và thực sự tìm hiểu về phương pháp EASY là việc mẹ cần làm ngay lúc này. Khi bao lần tiếp cận với kiến thức mới khác, mẹ có thể sẽ thấy háo hức, một chút bối rối. Nhưng không sao, kiên nhẫn một chút, dần dần mẹ sẽ nắm được cách thức EASY được thực hiện như thế nào. 

Bước 2: Quan sát con và lên kế hoạch phù hợp

Trước khi áp dụng, Mẹ hãy dành ra một vài ngày ghi chép lại giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ của con. Ghi chép càng cụ thể càng tốt. 

Lựa chọn chu kỳ sinh hoạt ứng với lứa tuổi của con. Trong đó, với bé cân nặng hơn 2,7kg và dưới 3 tháng tuổi sẽ theo EASY 3. Những bé lớn hơn, có thể đổi sang chế độ EASY 4, EASY 5 hoặc EASY 6.

Bước 3: Bắt đầu áp dụng EASY cho em bé nhà bạn

Đây là thời điểm mà có lẽ, quyết tâm trong mẹ đang lên cao. Từ những gì đã thu lượm được trước đó, Chúng ta sẽ bắt đầu áp dụng EASY cho em bé nhà mình. Có bé sẽ hợp tác vui vẻ, có bé sẽ khóc rất nhiều. Thời gian đầu, con rất cần sự hỗ trợ của mẹ trong quá trình xây dựng nếp sinh hoạt. Mẹ hãy kiên nhẫn cùng con mẹ nhé!

Để mẹ có thể áp dụng EASY một cách nhanh chóng có hiệu quả. Chúng mình gợi ý cho mẹ một số mẹo sau đây:

Hãy sắp xếp cuộc sống một cách đơn giản. 

Hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ bé như ti giả, máy phát tiếng ồn trắng, v.v

Quy hoạch không gian ngủ của bé để đảm bảo môi trường ngủ cho bé ban ngày và ban đêm.

Hãy trò chuyện với con về giờ đi ngủ, thông báo với con khi kéo rèm, tắt điện dù con chưa hiểu lời mẹ nói. 

Tìm hiểu về các mốc phát triển của con để lựa chọn những hoạt động, trò chơi ban ngày phù hợp với con. 

Áp dụng EASY như thế nào?

Các chu kỳ EASY

Theo các chuyên gia nhi khoa, ở mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau, việc áp dụng các chu kỳ EASY sẽ khác nhau.

1. Chu kỳ EASY 3

Độ tuổi áp dụng

Mẹ có thể áp dụng chu kỳ EASY 3 cho các bé trong độ tuổi khoảng 0 – 6 tuần. Nhiều mẹ chia sẻ họ đã áp dụng EASY 3 cho đến khi con được 3 tháng tuổi. Để có thể áp dụng chu kỳ này vào việc rèn nếp sinh hoạt cho con, bạn cần chú ý một trong những điều sau:

  • Bé có cân nặng khoảng từ 2,9kg trở lên
  • Được 2 tuần tuổi

Lưu ý là với các bé sinh non dưới 28 tuần nếu mẹ muốn nuôi con theo phương pháp EASY, cần xem xét cân nặng của bé (đạt cân nặng trung bình như đã nêu ở trên), độ tuổi áp dụng (độ tuổi đúng là căn cứ trên ngày dự sinh của bé).

Thời gian cho ăn

Theo các chuyên gia nhi khoa, bé sinh ra đủ tháng, cân nặng trên 2,7kg có thể duy trì việc dự trữ năng lượng trong vòng 3 giờ. Do đó, thời gian giãn cách giữa mỗi cữ bú của bé có thể là từ 2,5 – 3 giờ, thời gian cho mỗi cữ bú kéo dài khoảng 20 – 45 phút. Con cần được ăn ngay sau khi thức dậy.

Trong ngày, con sẽ bú khoảng 5 cữ vào các khung giờ như: 7:00 – 7:45, 10:00 – 10:45, 13:00 – 13:45, 16:00 – 16:45, 19:00 – 19:45.

Trong thời gian ngủ ban đêm, bé có thể thức dậy bú 2 – 3 cữ tùy nhu cầu.

Thời gian hoạt động

Sau khi bú no, bé được ợ hơi, được thay tã, vệ sinh cơ thể và được chơi. Sau đó, mẹ quan sát tín hiệu của con để thực hiện trình tự ngủ cho bé.

Thời gian để bé hoạt động (giữa các giấc ngủ) bao gồm cả việc thực hiện trình tự ngủ khá ngắn chỉ khoảng 20 – 30 phút. Trong giai đoạn này, tổng thời gian thức trong ngày của bé, bao gồm cả thời gian bú chỉ khoảng 6 đến 8 giờ.

Thời gian ngủ

Ở độ tuổi này, các bé thường ngủ 4 giấc ngày bao gồm: 3 giấc dài 1,5 –2 giờ và 1 giấc ngắn cuối ngày từ 30 – 40 phút. Thời gian ngủ ban đêm của bé thường kéo dài từ 11 – 13 giờ và thời gian thức trước các giấc ngủ của bé là 45 – 60 phút.

Ba mẹ có thể tham khảo lịch trình sinh hoạt EASY 3 mẫu dưới đây:

 

Thời gian

Hoạt động

7h

Bé dậy, mẹ cho bé ăn, vui chơi, vận động.

8h – 10h

Bé ngủ giấc ngắn 1, mẹ nghỉ ngơi.

10h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

11h – 13h

Bé ngủ giấc ngắn 2, mẹ nghỉ ngơi.

13h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

14h – 16h

Bé ngủ giấc ngắn 3, mẹ nghỉ ngơi.

16h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

17h – 17h30

Bé ngủ giấc ngắn 4, mẹ nghỉ ngơi.

17h30

Mẹ cho bé chơi.

18h30

Tắm cho bé.

19h

Cho bé ăn và đi ngủ đêm luôn.

2. Chu kỳ EASY 4

Độ tuổi áp dụng

Vào khoảng 8 – 19 tuần tuổi, các bé thường có sự thay đổi rõ rệt trong nếp sinh hoạt. Do đó, nếu bé ở giai đoạn này vẫn đang được rèn nếp sinh hoạt theo chu kỳ EASY 3 nhưng khoảng cách giữa các cữ bú của con giãn ra, thời gian ngủ ngày ngắn lại, mẹ nên chuyển qua chu kỳ EASY 4. Thêm một dấu hiệu để mẹ chuyển qua áp dụng EASY 4 là ban đêm con thức dậy nhiều lần và khó ngủ lại.

Bạn có thể áp dụng chu kỳ EASY 4 cho đến khi bé được 8 – 9 tháng hoặc thậm chí là 1 tuổi.

Thời gian ăn

Các cữ bú của bé sẽ cách nhau khoảng 4 giờ.

Ở độ tuổi này, một số bé có thể ngủ xuyên đêm nhưng nhiều bé sẽ thức dậy bú đêm 1 – 2 cữ.

Thời gian hoạt động

Tổng thời gian để bé hoạt động (giữa các giấc ngủ) bao gồm cả thực hiện trình tự ngủ khoảng 80 – 100 phút.

Thời gian ngủ

Bé ngủ 3 giấc ngày bao gồm 2 giấc dài 1,5 – 2 giờ (khoảng từ 9 – 11 giờ, 13 – 15 giờ) và 1 giấc ngắn cuối ngày kéo dài khoảng 30 – 40 phút (17 – 17 giờ 40). Thời gian ngủ ban đêm của bé rơi vào khoảng 11 – 12 giờ.

Ở giai đoạn này, việc đầu tiên mẹ cần làm là tăng thời gian thức của bé trước khi con ngủ. Nếu ở giai đoạn trước, con chỉ có thể thức 45 – 60 phút, ngủ 2 giờ thì giờ đây, bạn có thể cho bé thức 1,5 – 2 giờ trước khi ngủ, sau đó tiếp tục giãn cách các cữ bú của bé.

Ba mẹ có thể tham khảo lịch trình sinh hoạt EASY 4 mẫu dưới đây:

Thời gian

Hoạt động

7h

Bé dậy, mẹ cho bé ăn, vui chơi, vận động.

9h – 11h

Bé ngủ giấc ngắn 1, mẹ nghỉ ngơi.

11h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

13h – 15h

Bé ngủ giấc ngắn 2, mẹ nghỉ ngơi.

15h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

17h – 17h30

Bé ngủ giấc ngắn 3, mẹ nghỉ ngơi.

17h30

Cho bé ăn bữa ăn nhẹ.

18h30

Tắm cho bé.

19h00

Cho bé ăn và đi ngủ đêm luôn.

Chú ý: Trường hợp bé dậy sớm hoặc muộn hơn thì chu kỳ sẽ xê dịch thời gian theo bé nhé!

3. Chu kỳ EASY 2-3-4

Độ tuổi áp dụng

EASY 2–3–4 áp dụng cho trẻ được khoảng 19 – 46 tuần tuổi khi nếp sinh hoạt của có sự thay đổi rõ rệt. Do đó, bé sẽ chỉ ngủ 2 giấc vào ban ngày, mỗi cữ ăn cách 4 giờ nhưng con không tỏ ra đói. Bên cạnh đó, giấc ngủ ban ngày của con ngắn lại, có giấc chỉ khoảng 30 phút, con tỏ ra trằn trọc khó ngủ khi đi ngủ giấc đêm và có xu hướng ngủ muộn hơn trước. Đôi khi, trong đêm, bé thức dậy để chơi.

Đây là những dấu hiệu cho biết mẹ nên chuyển nếp sinh hoạt của bé qua chu kỳ EASY 2–3–4.

Thời gian ăn

Các cữ bú/ăn của bé ở độ tuổi này cách nhau khoảng 4 – 4,5 giờ.

Con có bữa ăn dặm vào khung giờ 11 – 14 giờ. Với các bé trên 6 tháng, con sẽ ăn thêm bữa ăn dặm vào khoảng 18 – 18 giờ 30.

Thời gian hoạt động

Thời gian ngủ ban ngày của con ngắn lại nên thời gian hoạt động sẽ tăng lên nhiều hơn so với giai đoạn trước. Do đó, bạn hãy dành thời gain chơi đùa cùng bé.

Thời gian ngủ

Việc mẹ tăng thời gian bé thức bằng cách giãn cách các cữ ăn nên lịch sinh hoạt của bé hiện đã khá giống với người lớn.

Do đó, thời gian thức trước các giấc ngủ của bé lần lượt là: 2 giờ trước khi ngủ giấc đầu tiên, 3 giờ trước khi ngủ giấc thứ 2 , 4 giờ trước khi ngủ đêm (2–3–4).

Ban ngày, bé ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 1,5 – 2 giờ. Thời gian ngủ ban đêm rơi vào khoảng 11 – 12 giờ.

4. Chu kỳ EASY 5-6

Độ tuổi áp dụng

Từ khoảng 46 tuần tuổi trở đi, nếp sinh hoạt của con có sự thay đổi rõ rệt: Ban ngày, bé chỉ ngủ 1 giấc vào buổi trưa. Đây là lúc bạn nên chuyển sang áp dụng chu kỳ EASY 5–6 (tương tự EASY 2–3–4) với bé.

Thời gian ăn

Nếp sinh hoạt của bé đã gần như người lớn khi con 4 bữa ăn/ngày cả sữa và cháo hay cơm nát.

Thời gian hoạt động

Việc áp dụng EASY 5–6 giống với EASY 2–3–4 và bây giờ, bạn cần dành thời gian cho bé nhiều hơn so với trước. Bởi ở giai đoạn này, qua việc trải nghiệm các hoạt động vui chơi, giao tiếp với mọi người mà khả năng học hỏi của bé tăng lên.

Thời gian ngủ

Thời gian thức của bé sẽ là: sau khi thức dậy vào buổi sáng, con sẽ thức khoảng 5 giờ rồi đi ngủ trưa, ngủ trưa dậy thức 6 giờ và đi ngủ giấc ban đêm.

Bé ngủ 1 giấc trưa kéo dài từ 1.5 – 2 giờ. Thời gian ngủ ban đêm của bé khoảng từ 10 – 12 giờ.

Việc áp dụng các chu kỳ EASY cho bé sẽ phụ thuộc vào các dấu hiệu của con. Do đó, bạn đừng quá nôn nóng khi cùng độ tuổi nhưng con chưa sẵn dàng chuyển qua chu kỳ EASY kế tiếp.

Hướng dẫn bé tự ngủ theo phương pháp EASY

Trình tự ngủ 

Bước 1: Quan sát tín hiệu buồn ngủ của con.

Bước 2: Mẹ quấn bé. Bé được quấn sẽ dễ bình tĩnh và giảm thời gian quấy khóc.

Bước 3: Mẹ và bé vào không gian/ môi trường ngủ. Mẹ kéo rèm, tắt điện và nói với con một cách ngắn gọn về việc đến giờ đi ngủ.

Bước 4: Giúp bé thư giãn (Winddown). Mẹ có thể dùng tiếng shhh bằng miệng hoặc mở whitenoise bằng máy. Bước này sẽ mất từ 10-20 phút đối với bé 0-2 tháng chưa biết tự ngủ. Hoặc 5 phút đối với bé trên 2 tháng đã biết tự ngủ.

Bước 5: Đặt bé xuống khi người con mềm, thả lỏng, còn thức chưa đi vào giấc ngủ. Lúc này, mẹ áp dụng nút chờ 3-5-7-10 phút. Tùy thuộc vào khả năng của cả 2 mẹ con. Đây là thời gian mẹ đang tạo điều kiện cho con tự ngủ. 

Nếu sau khi áp dụng nút chờ, bé còn khóc và chưa tự ngủ được. Mẹ hãy áp dụng bước thứ 6 dưới đây:

Bước 6: Trấn an và giúp bé đi vào giấc ngủ. Sử dụng phương pháp 4S-5S. Mẹ đặt cánh tay lên người bé, hơi nặng 1 chút để tạo cho bé cảm giác được ôm chặt. Mẹ vỗ và sử dụng tiếng ồn trắng. Hoặc có những bé mẹ chỉ cần nhét ti giả là bé có thể đi vào giấc ngủ. Khi con đã ngủ thì mẹ đặt con nằm thẳng ra. Mẹ cũng không nên rút ti giả ra khỏi miệng bé. Hãy để ti giả tự rơi ra. 

Khi con tự ngủ thành thạo, sẽ không cần đến bước thứ 6 này nữa. 

Hỗ-trợ-bé-ngủ-4S-5S-theo-EASY
Hỗ-trợ-bé-ngủ-4S-5S-theo-EASY

Theo EASY mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ nào?

Các dụng cụ hỗ trợ bao gồm:

1/ Máy tạo tiếng ồn trắng

2/ Ti giả

3/ Quấn

4/ Phòng lạnh

5/ Nôi/ cũi

Các vấn đề thường gặp khi áp dụng EASY

Bé bị nôn trớ

Bé nôn, trớ với lượng nhỏ là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bé sơ sinh cần được ợ hơi sẽ tốt hơn. 

Bé rướn, vặn mình

Trẻ sơ sinh giật mình, phản xạ moro là tự nhiên, bình thường và sẹ tự hết. Đây không phải là tín hiệu bé bị thiếu canxi các mẹ nhé!

Bé bị lẫn lộn ngày đêm

Khi con có hiện tượng ngủ ngày, cày đêm, mẹ có thể chữa cho con bằng giữ thời gian thức vào ban ngày nhiều hơn. 

Bé bị catnap

Đây là chuyện mẹ và bé nào cũng phải trải qua. Mẹ có thể tìm các bài viết sau đây của Bluecare để khắc phục triệt để tình trạng này nhé!

Catnap là gì? Muốn nuôi con theo EASY thành công mẹ phải biết

Chữa catnap và rem sáng bằng wake to sleep, hỗ trợ con tự chuyển giấc theo EASY

Bé đang trong tuần khủng hoảng

Tuần khủng hoảng là gì?

Tuần khủng hoảng (The Wonder Weeks) là những giai đoạn xuất hiện các bước nhảy vọt về kỹ năng và trí tuệ của bé yêu trong 2 năm đầu đời. Và sự khủng hoảng (hay còn gọi là bão) là sự khởi đầu để bé học hỏi kĩ năng hoặc chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Mẹ có thể tìm hiểu về các tuần khủng hoảng của bé trong bài viết dưới đây nhé!

Tuần khủng hoảng là gì? Tất tần tật những điều mẹ cần biết

 

Giúp mẹ dễ dàng làm quen với các từ viết tắt trong phương pháp EASY

Khi đọc sách hoặc tham gia vào các hội nhóm chia sẻ về EASY. Bạn chắc sẽ gặp một thời gian “chật vật” với rất nhiều thuật ngữ được sử dụng trong EASY. Bạn đừng lo lắng nhé! Giai đoạn này sẽ qua nhanh thôi.

Mẹ có thể tìm hiểu bách khoa toàn thư về phương pháp EASY tại đây!

Tổng hợp thuật ngữ EASY dễ dàng cho mẹ tra cứu

Tìm hiểu phương pháp EASY ở đâu?

1. Fanpage EASY Nuôi con nhàn tênh

https://www.facebook.com/easynuoiconnhantenh/

Đây là fanpage cung cấp rất nhiều những kiến thức hay về phương pháp EASY. Mẹ hãy bấm theo dõi để cập nhật những kinh nghiệm hay ho nhé!

 

 

2. Youtube EASY Nuôi con nhàn tênh

Hãy đăng ký kênh để cập nhật kiến thức nuôi con mới nhất nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của phương pháp EASY

Có thể kể đến 1 số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mẹ khi áp dụng phương pháp EASY. Chẳng hạn như:

1/ Mẹ đã “nạp” đủ kiến thức về phương pháp này chưa. 

2/ Mẹ có nhẫn nại và nhất quán không?

3/ Mẹ có được sự ủng hộ của bố hay ông bà khi áp dụng EASY cho con không?

4/ Sức khỏe của bé có đảm bảo không?

5/ Bé có trong tuần khủng hoảng hay bước nhảy vọt nào không?

Follow by Email
Pinterest
LinkedIn
Share