Áp xe vú sau sinh nguyên nhân và cách điều trị

Mẹ có biết cách chữa áp xe vú sau sinh như thế nào là hiệu quả chưa? Với những người nuôi con bằng sữa mẹ, khi bị tắc tia sữa, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị viêm vú, rồi dẫn đến áp xe vú. Hiện tượng áp xe vú là do vi khuẩn xâm nhập vào các mô vú thông qua núm vú, làm nhiễm khuẩn ống dẫn sữa và tuyến sữa tạo thành các nang túi chứa đầy mủ, bao quanh bởi các mô viêm.

Contents

1. Nguyên nhân áp xe vú sau sinh

Nguyên nhân gây áp xe vú được nhiều giả thuyết đưa ra là do sự bất thường xảy ra ở dòng chảy của tuyến sữa. Theo cơ chế hoạt động thông thường, sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Nhưng vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (gây chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết.

Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc tia sữa ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Một số trường hợp dễ bị áp xe vú sau khi sinh như:

  • Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh;
  • Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa;
  • Mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông;
  • Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch,…

2. Triệu chứng bị áp xe vú sau sinh

Bình thường, vi khuẩn ở trên da không gây bệnh nhưng khi cơ thể giảm sức đề kháng, núm vú bị trầy xước, chúng sẽ xâm nhập gây viêm rồi áp-xe. Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh.

CHÍCH ÁP XE VÚ XONG VẪN CÒN CỤC CỨNG, PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?  – Mẹ bầu em bé

Ở giai đoạn viêm:

Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu,mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.

Giai đoạn tạo thành áp-xe:

Tùy từng trường hợp mà người bệnh có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước,da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.

Áp xe vú - Bệnh lý phụ khoa không hiếm gặp | VTV.VN

3. Cách chữa áp xe vú sau sinh

Áp xe vú nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên hội chứng bội nhiễm nặng, có thể bị hoại tử và là nguyên nhân của bệnh ung thư vú.

Nếu bị áp xe vú, bạn cần phải làm những việc sau đây:

Nghỉ ngơi, không cho con bú bên vú bị áp xe.
Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
Đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt. Sau đó, bên vú áp xe sẽ được chích, dẫn lưu, và phá vỡ các ổ mủ. Đối với áp xe vùng da nông, chỉ cần chích nặn mủ. Đối với áp xe sâu bên trong, người mẹ sẽ được gây mê tại chỗ, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 – 3cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

4. Lời khuyên của thầy thuốc

Đây là bệnh lành tính và hoàn toàn có thể phòng được. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày, nhất là từ khi mang thai 5 tháng. Bạn nên rửa sạch, sau đó bôi lên chút dầu ăn khiến lớp da đầu vú dày và vững hơn, khi sinh nở và cho con bú sẽ không bị nứt nữa.

Sau khi sinh cũng vẫn có thể phòng bệnh bằng cách:

Day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh. Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 – 15 phút là đủ. Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu sữa quá nhiều mà trẻ lại bú ít thì phải vắt (hút) cạn lượng sữa thừa.

Lần kế tiếp cho bú thì lại bú bên kia trước, hết sạch rồi mới đổi sang bên này. Thay đổi kế tiếp như vậy để tránh việc sữa không được bú hết sẽ tích tụ lại. Không để trẻ ngậm đầu vú khi ngủ. Mỗi ngày dùng khăn bông thấm nước ấm lau chùi vú 3 – 4 lần, xoa nhẹ để đề phòng vú căng to sệ xuống. Mặc áo ngực cotton rộng, thoáng.

Khi thấy vú có những biểu hiện bất thường cần sớm đi khám để chữa trị kịp thời. Thông thường, khi bà mẹ bị viêm, nếu kịp thời dùng thuốc kháng sinh và trị liệu bằng thanh nhiệt giải độc thì tình trạng bệnh sẽ được khống chế rất nhanh. Tuy nhiên, nhiều sản phụ lại cố chịu đau để cho con bú khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Theo Mom

Xem thêm:

Sữa mẹ – các vấn đề và cách xử lý

Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa

Mách mẹ các cách tự chữa tắc tia sữa tại nhà hiệu quả

Tắc tia sữa đầu ti- dấu hiệu và cách xử lý

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare