Tắc tia sữa nổi cục thường xảy ra sau khi các mẹ bị tắc tia sữa nhưng không được điều trị kịp thời. Tình trạng tắc tia sữa nổi cục nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm vú, áp xe vú và phải điều trị bằng cách trích hút kết hợp với kháng sinh làm mất thẩm mỹ ngực mẹ và làm mất cơ hội bú sữa mẹ của con. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra Bluecare xin chia sẻ với các mom bài viết cách chữa tắc tia sữa nội cục các mom tham khảo và ứng dụng cho mình nhé.
Contents
Tắc tia sữa nổi cục là gì?
Tình trạng tắc tia sữa kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ làm cho lượng sữa tồn lại gây tắc và ứ lại dẫn đến hiện tượng nổi cục. Khi các ống dẫn sữa bị tắc, sữa không thể thoát ra ngoài nên bị đông đặc lại, vón thành từng cục trong bầu ngực. Khi bị tắc tia sữa nổi cục bạn dùng tay xoa lên bầu ngực sẽ phát thấy các u cục cứng chạm vào sẽ thấy đau
Nhận biết tắc tia sữa nổi cục
Hầu như các triệu chứng của tắc tia sữa nổi cục đểu rất dễ nhận biết, mẹ chỉ cần để ý một chút là có thể phát hiện ra ngay.
Sau khi mẹ sinh em bé, cơ thể sẽ tiết ra nhiều sữa nên bầu ngực trở nên căng hơn và mẹ thường xuyên có cảm giác tức ngực, hơi khó chịu một chút. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường mà bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ gặp phải.
Khi bị tắc tia sữa, bầu ngực trở nên cứng bất thường, đầu ti ửng đỏ, mẹ cảm thấy đau đầu ti khi cho bé bú. Về phía con, vì sữa ra ít nên con bú một lát đã ngừng, bụng không no nên hay quấy khóc. Biểu hiện này còn được gọi là tắc tia sữa cấp 1.
Khi tình trạng này kéo dài nặng hơn là luc mẹ bị tắc tia sữa mẹ nổi cục với những biểu hiện điển hình sau:
- Khi xoa nhẹ vào bầu vú, mẹ có thể cảm nhận được vị trí của từng cục sữa.
- Bầu ngực lúc này căng to hơn, tức hơn vì sữa vẫn tiếp tục tiết ra
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Cơ thể khó chịu, nặng nề
Nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục
Tắc tia sữa nổi cục do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do tình trạng tắc tia sữa không được điều trị kịp thời
- Sức đề kháng của mẹ sau sinh – đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tắc tia sữa nổi cục. Sau một kỳ sinh nở kéo dài, nếu các bà mẹ không được chăm sóc và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến khí huyết lưu thông không đều và tắc tia sữa khi cho con bú, tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới tắc tia sữa nổi cục cứng.
- Cho con bú sai cách: Điều này chủ yếu là do các mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con khi mang thai lần đầu tiên. Trẻ bú sai cách dẫn đến bú không hết nguồn sữa mẹ tiết ra, dẫn tới tắc tia sữa khiến cho dòng chảy không thể lưu thông, lâu dần gây tắc tia sữa nổi cục.
- Stress và trầm cảm sau khi sinh cũng làm cho mẹ chậm sữa, tắc tia sữa. Vì vậy, sau khi sinh mẹ cần giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ để sữa có thể về tốt hơn.
- Tắc tia sữa nổi cục còn có thể hình thành bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài. Khi đầu ti của mẹ vô tình do tác động lực cắn mút của con gây ra vết rách nhỏ hoặc bị nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào. Vi khuẩn có khả năng tạo ra tình trạng viêm tắc tia sữa vón cục là Staphylococcus aureus, thông qua vết thương hở và phá vỡ các mô tuyến vú, làm sữa không thể lưu thông ra bên ngoài và đóng cục bên trong.
Tắc tia sữa nổi cục nguy hiểm như thế nào?
Các trường hợp mẹ bị tắc tia sữa nổi cục khi mới ở giai đoạn ban đầu chỉ kiến mẹ căng tức khó chịu. Nhưng khi tình trạng này kéo dài mẹ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm sau:
- Cơn đau lan rộng sang cả vùng ngực, cánh tay gây tê liệt cánh tay
- Khi sữa xâm nhập vào máu sẽ khiến mẹ gặp triệu chứng sốt nhẹ đến sốt cao
- Áp xe vú
- Viêm tuyến vú.
Hậu quả khi không chữa trị tắc tia sữa vón cục kịp thời:
Đối với bé
- Con sẽ không được bú mẹ thường xuyên, không được cung cấp đủ sữa và dưỡng chất cần thiết.
- Bé dễ bị đói, quấy khóc và buộc ăn thêm sữa công thức không tốt trong những tháng đầu đời.
- Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho bé dần quên hương vị sữa mẹ, không hứng thú với việc bú sữa mẹ và bỏ sữa mẹ.
Đối với mẹ
- Mẹ mất sữa
- Tắc tia sữa thành cục cứng làm cho hai bầu ngực luôn trong trạng thái căng, đau tức. Các cơn đau này có thể lan ra những vùng lân cận, đặc biệt nhất là vùng dưới cánh tay, lưng.
- Tắc tia sữa lâu quá và không điều trị sớm, không điều trị đúng sẽ dẫn tới viêm tuyến vú, áp-xe vú, lâu dần trở thành xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
- Ống dẫn sữa bị chặn có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành viêm vú rất nguy hiểm.
Những mẹ nào dễ bị tắc tia sữa vón thành cục?
Nhìn chung tắc tia sữa nổi cục có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng đối với có một số trường hợp khả năng bị tắc sữa sẽ cao hơn mức bình thường. Các trường hợp này bao gồm:
- Mẹ sinh con lần đầu tiên nên tâm lý còn bất an, chưa có kinh nghiệm chăm con dễ bị tắc sữa sau sinh.
- Mẹ bị tắc tia sữa giai đoạn đầu, khi bầu sữa cứng lên, căng tức nhưng không tìm cách khắc phục chắc chắn sẽ bị tắc tia sữa nổi cục.
- Mẹ sinh mổ cũng hay bị tắc tia sữa nổi cục vì các cơ, mô ở tuyến vú không được giãn ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con nên sau khi sinh, sữa khó thoát ra ngoài hơn so với các mẹ sinh thường.
- Mẹ có con lười bú khiến sữa tích trữ trong bầu ngực nhiều, đông đặc lại gây tắc nghẽn đường đi của sữa.
- Mẹ cho con bú muộn làm sữa non đông lại gây tắc tia sữa sau sinh.
- Mẹ thực hiện chưa tốt việc vệ sinh khiến sữa còn dính ở đầu ti, bị ôi và đóng kết lại làm sữa bên trong không chảy được ra ngoài.
- Mẹ bị nhiễm lạnh sau sinh làm ống dẫn sữa bị co lại, sữa không lưu thông được.
Cách chữa tắc tia sữa nổi cục
Một số cách chữa tắc tuyến sữa nổi cục:
Đắp khăn ấm, chườm nước ấm
Để cải thiện tình trạng tắc tia sữa nổi cục, các bà mẹ có thể đắp khăn ấm, chườm nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ kết hợp cùng việc chườm ấp, đắp, và massage nhẹ nhàng sẽ tác động làm cho cục tắc sữa tan dần, phá bỏ được sự tắc nghẽn, từ đó lưu thông dòng chảy của tia sữa.
Các bước thực hiện chườm ấm:
- Bước 1: Chuẩn bị:
- Nước ấm 40 độ C: Mẹ dùng nhiệt kế pha nước ấm, hoặc pha nước theo tỉ lệ 1 nước sôi và 3 nước thường. Mẹ chú ý nhiệt độ nước chườm. Nước nhiệt độ nóng hơn dễ gây đỏ rát da. Ngược lại, nước lạnh hơn không đủ gây nhiệt để làm tan các cục sữa vón.
- Dụng cụ chườm: Túi chườm hoặc khăn vải mềm.
Sau 1 lần thực hiện nếu ngực mẹ còn căng tức, tia sữa vẫn nổi cục; mẹ thực hiện chườm ấm bất cứ khi nào trong ngày. Khoảng cách giữa 2 lần chườm ấm không dưới 3 tiếng để ngực mẹ có thời gian nghỉ ngơi, không bị tác động nhiệt liên tục, dễ gây đỏ rát, kích ứng da.
Massage bầu ngực
Để kích thích và lưu thông tia sữa của mẹ, các bà mẹ có thể sử dụng phương pháp massage vùng bầu ngực. Nhiều bà mẹ sau đến gặp bác sĩ được áp dụng phương pháp massage, kết quả rất tích cực, đồng thời sau đó mẹ có thể thực hiện tại nhà.
Cách massage bầu ngực: Dùng một bàn tay hoặc cả hai đẩy và ép bầu ngực lên phía thành ngực, đồng thời kết hợp với xoa và day ép đều những vị trí giúp làm tan cục tắc sữa. Có thể xoa nhẹ nhàng, chỉ dùng lực đủ tránh làm đau để tan cục sữa tắc nằm trong bầu ngực. Massage dần dần theo vòng tròn, thực hiện những thao tác này liên tục cho đến khi tắc tia sữa được cải thiện.
Mẹ massage ngực từ nơi tắc hướng về đầu ti. Chú ý hơn phần tia sữa nổi cục. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ, sau đó dùng khăn khô đa năng thấm nước vệ sinh bầu ngực, đầu ti.
- Bước 2: Khép 2 bàn tay ôm quanh bầu ngực và di chuyển nhẹ nhàng từ trái sang phải và từ phải sang trái.
- Bước 3: Dùng 4 đầu ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út day ép bầu ngực, tập trung day các vị trí nổi cục. Dùng lực day ép nhẹ hơn nếu ngực mẹ thấy đau buốt.
- Bước 4: Dùng 2 đầu ngón tay, ngón cái đặt phía trên bầu ngực, ngỏ trỏ đặt đối diện với ngón cái để nặn đầu núm ti, tác động lực từ trong ra ngoài, đẩy sữa thừa và sữa vón ra khỏi ngực mẹ.
Mỗi thao tác mẹ thực hiện trong 30 giây.
Mẹo cho mẹ: Kết hợp chườm nóng và massage ngực mang lại gấp đôi hiệu quả chữa tắc tia sữa nổi cục. Sữa vón vừa được làm tan vừa được đẩy ra ngoài, giúp ngực mẹ nhanh chóng giảm căng đau khó chịu.
Cho bé bú thường xuyên hơn
Cho trẻ bú sớm sau sinh là một trong những cách chữa tắc tuyến sữa hiệu quả, bởi quá trình này hỗ trợ lưu thông dòng sữa. Hơn thế nữa, các mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên và đều đặn để giúp cho dòng sữa được lưu thông tự động qua hoạt động bú sữa tạo lực hút của trẻ và lực đẩy của nguồn sữa tiết ra sẽ mạnh hơn.
Cho bé bú đúng cách
Ngoài việc cho bé bú sớm và thường xuyên, mẹ cũng nên cho bé bú đúng cách để giảm tình trạng tắc sữa. Bên cạnh đó, sau khi cho trẻ bú cần vắt hết sữa thừa, đồng thời vệ sinh đầu ti sạch trước và sau khi cho trẻ bú. Trước khi cho trẻ bú, các bà mẹ nên thực hiện động tác massage nhẹ nhàng bầu ngực cho mềm để sữa dễ lưu thông hơn.
Mẹ nên để trẻ bú trong tư thế thoải mái nhất và đúng cách để trẻ chủ động trong việc tìm kiếm đầu ti. Hãy cho trẻ bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên bầu ngực còn lại, bên nào căng hơn bú trước.
Dùng máy hút sữa để hút sữa thừa
Trong một số trường hợp tắc tia sữa nổi cục cần phải sử dụng đến dụng cụ như máy hút sữa để hút sữa thừa trong giai đoạn ban đầu khi các cục sữa tắc mới hình thành cũng như vị trí nằm gần núm vú. Nếu các cục sữa tắc ở các vị trí sâu, phức tạp cũng như ở giai đoạn cục sữa đã lớn thì tác dụng của máy hút sữa hạn chế. Bởi tác dụng lực nhỏ sẽ không có hiệu quả, còn khi tác động lực lớn sẽ làm mẹ đau và ảnh hưởng đến mạch máu…
Tóm lại, tắc tia sữa nổi cục là tình trạng tắc tia sữa vón cục, đây là một trong những vấn đề hay gặp nhất ở các bà mẹ sau sinh trong giai đoạn cho con bú. Tắc tia sữa nổi cục thường gây đau đớn và khó chịu nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tình trạng viêm, thậm chí là áp xe vú. Vì vậy, khi thấy căng tức ngực thì các bà mẹ cần có biện pháp xử trí, nếu xuất hiện tình trạng viêm thì cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp y tế.
Sử dụng mẹo dân gian
Có rất nhiều mẹo dân gian chữa tắc tia sữa vón cục được các mẹ truyền tai nhau. Đây là những cách làm đã được nhiều thế hệ thực hiện và đem lại hiệu quả. Vì thế, mẹ có thể áp dụng một trong những cách đó khi bị tắc tia sữa vón cục.
Xem thêm: Mẹo chữa tắc tia sữa tại nhà
Uống thuốc chữa tắc tia sữa
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc chữa tắc tia sữa. Mẹ có thể tham khảo để mua về dùng. Trước khi mua, mẹ nên tìm hiểu kỹ về loại thuốc, thành phần… xem có an toàn không, có gây nhiều tác dụng phụ không.
Những loại thuốc này các mẹ nên chọn mua ở những hiệu thuốc uy tín để được đảm bảo về chất lượng.
Xem thêm: Thuốc chữa tắc tia sữa hiệu quả tức thì
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Tắc tia sữa vón cục không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu đã áp dụng các cách chữa tắc tia sữa vón cục nhưng không đem lại hiệu quả, kèm theo sự xuất hiện của các triệu chứng dưới đây thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay.
- Quanh bầu ngực có các khối u đỏ, kích thước của khối u tăng dần theo thời gian
- Mẹ bị sốt cao, có các triệu chứng như cảm cúm
- Cảm giác đau nhức ngày càng tăng
- Cơ thể luôn cảm giác nóng bức, khó chịu.
Một số trường hợp gặp các triệu chứng trên có thể do viêm vú, nhiễm trùng vú. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ thuốc kháng sinh, giảm đau mà không gây ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều trường hợp nặng bạn sẽ được chỉ định siêu âm, chụp X-quang hoặc làm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Xem thêm:
Các cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất
Tắc tia sữa đầu ti- dấu hiệu và cách xử lý
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment