Xử lý nứt cổ gà đơn giản hiệu quả

Hiện tượng cho bé bú bị nứt cổ gà không còn xa lạ với các bà mẹ cho trẻ chú mẹ, nhất là các bé trong giai đoạn mọc răng thường sẽ cắn ti mẹ gây bị xước, làm cho mẹ đau rát mỗi khi trẻ bú mẹ. Bluecare sẽ giúp các mẹ tìm ra giải pháp, đánh bay nỗi âu lo về tình trạng nứt cổ gà khi cho con bú của mình. Cùng dạo một vòng tham khảo với những thông tin thú vị qua bài viết sau các mẹ nhé!

Những ngày đầu khi bé vừa chào đời là những chuỗi ngày khó khăn và đáng nhớ nhất. Khi mẹ bỡ ngỡ trước những thay đổi trong cuộc đời mình. Mẹ lóng ngóng không biết làm thế nào khi bé khóc, khi con trớ, khi con bị nấc….Cho con bú tưởng dễ dàng là vậy mà cũng là thử thách của mẹ.

Hình ảnh có liên quan
Mẹ cho con bú bị nứt cổ gà

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH,VÚ EM – BẢO MẪUXÉT NGHIỆM VÀNG DACHIẾU ĐÈN VÀNG DA  tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Contents

1. Hiện tượng nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà là hiện tượng chân núm vú bị nứt, đỏ tấy thậm chí chảy máu, gây đau và khó chịu cho mẹ khi mỗi lần bé bú, chưa kể đến gây mất vệ sinh do mỗi lần bầu sữa mẹ bị chảy máu. Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe bé, những căng thẳng của mẹ sẽ ức chế sự tiết sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

2. Vì sao cho bé bú bị nứt cổ gà?

2.1 Mẹ cho bé ngậm và bú ti mẹ sai cách

Do bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú. Mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây nứt cổ gà. Lúc đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không chữa trị kịp thời vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho bé. Trầm trọng hơn, vết nứt có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ.

2.2 Sử dụng máy hút sữa sai cách hoặc cho bé bú quá lâu

Có thể trong quá trình hút sữa cho bé bú, mẹ hút quá mạnh nên khiến bầu vú bị nứt cổ gà. Thông thường, bé bú khoảng 5 phút đã no, khoảng thời gian còn lại nhiều bé ngậm ti mẹ. Vì thế, mẹ nên cho bé bú tối đa 20 phút là đủ.

3. Cách trị nứt cổ gà cho mẹ cực hiệu quả

Khi xảy ra tình trạng mẹ cho bé bú bị nứt cổ gà, mẹ nên áp dụng các phương pháp sau nhằm cải thiện và giúp khắc phục tình trạng nan giải này của mình.

3.1 Dùng sữa mẹ

Cách an toàn và nhanh nhất mà mẹ sẵn có chính là dòng sữa quý giá của mình. Sau khi vệ sinh hai bầu sữa bằng nước muối và khăn sạch, mẹ hãy thoa một vài giọt sữa lên. Liên tục làm như vậy trong vài ngày sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

3.2 Mặc áo ngực chất liệu mềm, thoáng

Khi bị nứt cổ gà, mẹ không nên mặc quần áo bó chật. Một chiếc áo ngực mềm, chất liệu khô thoáng sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào.

3.3 Dùng nước muối

Mẹ pha một nửa thìa muối với một bát nước, sau đó thoa dung dịch nước muối lên núm ty, để như vậy khoảng 10 phút. Khi chuẩn bị cho bé bú, mẹ lưu ý nhớ dùng khăn lau lau sạch tu ti của mình nhé.

3.4 Dùng trà xanh

Trà xanh có tính kháng khuẩn mạnh, giúp mẹ giảm đau. Ngoài ra, mẹ có thể tận dụng túi trà lọc áp lên núm ty để đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

3.5 Dầu dừa, dầu bưởi hoặc dầu ô liu

Bạn nên chọn mua loại dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa ép lạnh. Tránh dùng dầu có chứa vitamin E vì nó có thể gây kích ứng da cho cả hai mẹ con, thậm chí còn gây biến chứng nguy hiểm.

3.6 Mật ong

Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên. Thoa một lớp mật ong nguyên chất lên vùng bị đau sẽ giúp làm mềm và lành vết thương.

3.7 Kem chống hăm

Kem chống hăm của bé có lẽ là vật dụng thường dùng nhất bởi thói quen đóng bỉm cho bé của nhiều mẹ Việt. Tuy vậy, ít ai biết kem chống hăm lại có tác dụng thần kỳ trong chữa trị nứt cổ gà.

4. Cách phòng khi cho bé bú bị nứt cổ gà

Chăm sóc vú và cho con bú đúng cách là biện pháp phòng tránh tốt nhất. Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. chỉ cần tráng nước sạch sau mỗi lần tắm là đủ.

Tránh để da bị khô, nứt nẻ, không nên bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch tiệt khuẩn trên vùng vú, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.

Cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát.
Sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng. Cho trẻ bú đều hai bên vú. Nếu em bé ngậm đầu vú đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ.

Miệng của bé phải mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu vú. Không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm vú. Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú.
Mẹ cho bé bú bị nứt cổ gà khi đã áp dụng mọi cách trên nhưng mẹ vẫn bị đau, bị nứt nẻ hay chảy máu đầu vú, hoặc thấy xuất hiện một số nốt trắng ở đầu vú, hãy đến bác sĩ ngay lập tức để điều trị. Núm vú mẹ đã bị nứt nên hạn chế cho bé bú kẻo vết thương ngày càng nứt rộng. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, tốt nhất hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ.

ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
Click vào ảnh để xem chi tiết

Xem thêm:

Sưng núm vú ở mẹ sau sinh

Cách chữa núm vú tụt đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa đầu ti- dấu hiệu và cách xử lý

Hỏi đáp tất cả các vấn đề về sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare