Trẻ ít nói không chịu bắt trước liệu có phải tự kỷ?

Tôi nhận được một số sự quan tâm của cha mẹ về việc không chịu nói hoặc hành vi thích nói thì nói, không thích thì im im, liệu hành vi này có phải là sự biểu hiện của tự kỉ ở trẻ nhỏ không? tại sao một số trẻ 2 tuổi rồi, nhưng chưa chịu nói và bắt chước như các bé khác?

ĐÁNH GIÁ VỀ HÀNH VI VÀ SỰ HỌC NÓI CỦA TRẺ
Cha mẹ thường quan tâm nhiều về trẻ chịu nói, thậm chí chỉ chú ý đến sự luyên khuyên của trẻ, nhưng có 2 cái đánh giá quan trọng khác mà cha mẹ cũng cần chú ý:
1. Số lượng từ trẻ học được để nói/bắt chước
2. Cử chỉ trẻ học được để đáp ứng

Một đứa trẻ chỉ nói 1-2 từ xuyên suốt, và cứ luyên thuyên 1-2 từ này là chưa ổn, cần phải đánh giá thêm 1 trong 2 yếu tố trên. Do đó, nếu trẻ ít nói, chưa chịu nói, nhưng trẻ có những cử chỉ đáp ứng lại ngôn ngữ/hành động của bạn thì chưa phải trẻ chậm nói, mà chỉ là trẻ đang trong giai đoạn học nói.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NÓI ĐỘ TUỔI LÊN 2
Chuyên gia liệu pháp chậm nói tại London, Sunita Shah, chia sẻ:

Thông thường hầu hết trẻ (không phải 100% trẻ) sẽ nói được/bắt chước được ít nhất 6 từ trước 18 tháng tuổi. Thậm chí có thể tính là 2 từ nếu trẻ nói MẸ và MÁ, mặc dù cả hai từ này cùng nghĩa.

Tuy nhiên, nếu trẻ không làm được điều này, chúng ta có thể đánh giá thêm hành vi cử chỉ:

1. Liệu trẻ có bất kì biểu hiện, cử chỉ nào khi giao tiếp với bạn không? đặc biệt trẻ có trốn tránh giao tiếp ánh mắt với bạn không? Ví dụ, quơ tay, cảm giác hiểu ý bạn, chỉ tay hoặc biết cười hay ánh mắt như biết nói khi nghe bạn nói chuyện hoặc pha trò
2. Liệu trẻ có muốn tham gia vào hoạt động vui chơi nào cùng bạn không?

Nếu trẻ không đạt được số từ nói, mà có 1 trong 2 đánh giá hành vi trên thì không có gì lo lắng, trẻ đang bình thường và chỉ đang trong giai đoạn học hỏi và bạn nên tiếp tục hướng dẫn bé thêm

Bạn có thể tham khảo thêm tại Tổ chức Child Nutrition Foundation có chia sẻ bộ câu hỏi đánh giá chỉ nhằm để cha mẹ tham khảo liệu hành vi của trẻ có cần được quan tâm và tư vấn chuyên gia hay không? Bộ câu hỏi test này không dùng để chẩn đoán hay thay thế bất kì chẩn đoán hay tư vấn trực tiếp từ chuyên gia. Xem bộ câu hỏi tại đây: https://cnfzone.com/form/bo-cau-hoi-ve-tu-ky/56

LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ HỌC NÓI TỐT HƠN?

1. Bắt đầu với 2 từ ghép, phát âm rõ ràng đi kèm với hành động để bé dễ nắm và bắt chước. Ví dụ, khi mặc áo cho trẻ, bạn hỏi áo con đâu? Trẻ có thể chỉ tay về áo. bạn cầm lên và nói chiếc áo, lập lại nhiều lần trong ngày mỗi khi mặc áo, trẻ sẽ học được từ “chiếc áo”, sau đó tự nhiên trẻ sẽ học nhanh hơn các động từ liên quan như “mặc áo”, “cởi áo”, “không mặc”.

2. Tận dụng thời gian đọc sách cho trẻ để hỏi và lập lại những danh từ. Ví dụ, con ếch đâu con? Trẻ sẽ chỉ con ếch, nó màu gì? Đợi trẻ trả lời vài giây, sau đó dù trẻ không nói, bạn nói to: MÀU XANH, con ếch MÀU XANH. Tiếp tục với việc đọc sách là cách nói và lập lại những danh từ. Trẻ dưới 3 tuổi việc giới thiệu 5 danh từ trong 1 lần đọc là tối ưu cho sự nhớ và học. Dĩ nhiên từ 3-5 tuổi thì số danh từ có thể 10-15 danh từ.

3. Cùng trẻ chơi những trò chơi có nỗ lực, như cùng chơi xếp hình, mỗi lần trẻ thực hiện xong 1 bước, bạn đánh tay và nói yeah!!… cùng trẻ. Sau 1 vài lần trẻ sẽ hiểu kiểu giao tiếp này là 1 phần của trò chơi. Sau đó, khi trẻ đánh tay yeah xong, bạn yêu cầu trẻ chơi tiếp và hỏi trẻ con đi tiếp nhe, khuyến khích trẻ nói “dạ” thay vì gật đầu. Đến lượt bạn thì bạn vừa chỉ ngón tay vào bạn và nói “đến lượt mẹ nhé” trẻ sẽ tự biết dùng “dạ” như cách giao tiếp. Sau đó, khi trẻ quen, bạn bắt đầu dùng “đến lượt con” và ngón tay chỉ vào trẻ, 1 lần nữa trẻ sẽ “dạ”. Cứ lập lại trẻ sẽ hiểu sẽ nói “đến lượt con” khi bạn chỉ ngón tay vào trẻ.

Notes
Sunita Shah (2012) My 18-month-old doesn’t talk yet. What should I do? Babycenter UK

Department of Education. 2010. Information for parents: speech, language and communication needs. Department of Education, Ican, Afasic, Royal College of Speech and Language Therapists.

Bs. Anh Nguyen

Xem thêm:

Dạy trẻ tập nói

TRẺ BẮT ĐẦU TẬP NÓI KHI NÀO?

TRẺ CHẬM NÓI, NGUYÊN VÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Trò chuyện như thế nào để kích thích não bộ trẻ phát triển

Trị liệu không dùng thuốc cho các rối loạn tăng động giảm chú ý

NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BẠI NÃO Ở TRẺ SƠ SINH DƯỚI 1 TUỔI

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*