Làm thể nào để các bạn trong lớp chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của trẻ tự kỷ?

Tự kỷ là một khuyết tật ảnh hưởng đến sự giao tiếp và tương tác xã hội của một người. Bởi vì không có những khác biệt về biểu hiện bên ngoài (hình dáng cơ thể, khuôn mặt…) nên các bạn học sinh bình thường khó có thể hiểu thế nào là tự kỷ.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tự kỷ, đặc biệt trong môi trường học đường là một điều rất cần thiết. Khi giáo viên, các bạn học sinh bình thường cũng như các phụ huynh hiểu rõ hơn về trẻ tự kỷ, những sự khác biệt của trẻ sẽ được tôn trọng và trẻ có cơ hội hòa nhập tốt hơn.

Dưới đây là một số gợi ý có thể áp dụng tại trường học:

1. Chương trình Giáo dục định hướng với chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt”: Cũng giống như Giáo dục giới tính, chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt” cũng cần được đưa vào các chương trình giáo dục định hướng, sinh hoạt ngoại khóa được tổ chức vào đầu năm học hay lồng ghép trong những khóa học hè dành cho học sinh. Những chương trình như vậy có thể tổ chức để không chỉ học sinh mà phụ huynh của các học sinh cũng có cơ hội tham gia cùng con thông qua các hoạt động: đóng kịch, xem phim, kể chuyện, chơi nhóm… Qua đó, học sinh có thể hiểu và cảm thông với những “khác biệt” của bạn mình và những người xung quanh, không trêu trọc, bắt nạt các bạn tự kỷ, các bạn học sinh khuyết tật, sẵn sàng hỗ trợ các bạn tự kỷ, khuyết tật trong học tập, vui chơi.

Bình Thuận: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em ...

2. Bài Giới thiệu về tự kỷ: Bài giới thiệu này có thể được trình bày vào đầu năm học, khi trẻ tự kỷ nhận lớp. Nội dung của bài giới thiệu có thể giống như một màn chào hỏi làm quen nói về sở thích, khả năng, cũng như những nhu cầu đặc biệt, khó khăn của trẻ tự kỷ và mong muốn được hỗ trợ từ giáo viên và bạn bè. Bài giới thiệu này có thể được trình bày bởi chính các bạn tự kỷ hoặc nhờ sự giúp đỡ của thầy, cô giáo.

3. Hỗ trợ trẻ tự kỷ trong hoạt động học tập, sinh hoạt tại trường
– Cung cấp cho trẻ một thời khóa biểu, thời gian biểu chi tiết về việc học tập tại trường.
– Đối với các môn học cụ thể, cố gắng sử dụng nhiều biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh
– Đưa ra những mục tiêu bài học rõ ràng
– Sử dụng ngôn ngữ ngắn ngọn, đơn giản
– Kiên nhẫn và cho trẻ có thời gian để trả lời, phản hồi cũng như thực hiện các nhiệm vụ
– Có thể sắp xếp cho trẻ một người bạn cùng tiến mà trẻ yêu quý, người bạn đó sẽ hỗ trợ, “giám sát” trẻ trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong lớp
– Về môi trường: hạn chế những âm thanh, tiếng ồn, sử dụng ánh sáng tự nhiên, tránh treo quá nhiều tranh, ảnh trong lớp học.

Nuôi con tự kỷ

Xem thêm:

Trẻ ít nói không chịu bắt trước liệu có phải tự kỷ?

Dạy trẻ tập nói

TRẺ BẮT ĐẦU TẬP NÓI KHI NÀO?

TRẺ CHẬM NÓI, NGUYÊN VÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Trò chuyện như thế nào để kích thích não bộ trẻ phát triển

Trị liệu không dùng thuốc cho các rối loạn tăng động giảm chú ý

NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BẠI NÃO Ở TRẺ SƠ SINH DƯỚI 1 TUỔI

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*