Thông thường, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 7 đến 20 ngày, đây là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên với những trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng hoặc rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng thì mẹ cần phải hết sức thận trọng bởi đây là dấu hiệu cho thấy rốn của trẻ đã bị viêm nhiễm.
1. Rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng nguy hiểm thế nào?
Rốn trẻ sơ sinh đóng vai trò cực kỳ quan trong trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng của người mẹ ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi trẻ chào đời, rốn trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian để lành và rụng.
Trẻ sơ sinh rụng rốn là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên với những trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng hoặc rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng thì mẹ cần phải hết sức thận trọng bởi đây là dấu hiệu cho thấy rốn đã bị viêm nhiễm.
Khi rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm, ngoài dấu hiệu bị hôi kèm mủ trắng hoặc mủ vàng, mẹ sẽ thấy rốn và vùng bụng xung quanh có những triệu chứng như: sưng phù, tấy đỏ hoặc chảy máu trong rốn.
Do rốn liên thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể trẻ sơ sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất mà tình trạng nhiễm trùng rốn có thể gây ra đó là gây ra uốn ván rốn, nhiễm trùng máu – một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân khiến rốn trẻ có mủ
Rốn trẻ sơ sinh có mủ trắng hay vàng là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra trường hợp này là do:
Bố mẹ chưa vệ sinh rốn cho bé đúng cách như băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để rắc lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ…
Cũng có một số trường hợp do mẹ sợ bé bị đau mà không dám đụng vào rốn của con nên không thay băng cũng như vệ sinh cuống rốn cho con trong một thời gian dài dẫn đến trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị hôi và kèm theo mủ.
Có nhiều mẹ lại quá vệ sinh, tắm và lau rửa rốn cho trẻ thường xuyên mà không hiểu rằng, chăm sóc rốn cho trẻ sai phương pháp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rốn lâu rụng và viêm nhiễm rốn cho trẻ.
Những điều này là nguyên nhân làm rốn của bé bị ẩm ướt, không thoát ẩm và là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển.
3. Làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng?
Khi nhận thấy rốn của trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng hoặc chưa rụng có kèm mùi hôi thì bậc phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để khám ngay vì phải qua thăm khám trực tiếp bác sĩ mới có thể chẩn đoán bệnh và điều trị chính xác được.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc rốn tốt hay không sẽ quyết định trực tiếp đến sức khỏe của bé, vì vậy mà các mẹ cần phải cẩn thận hơn trong việc vệ sinh rốn. Một số lưu ý sau đây trong việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh mà các mẹ thực hiện đúng:
Cuống rốn của bé cần phải luôn được giữ sạch và khô ráo. Mẹ nên gấp tã của bé xuống bên dưới cuống rốn để rốn có thể tiếp xúc với không khí và khô hơn.
Không để dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn của bé, đồng thời làm sạch đáy rốn cho bé bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 – 2 lần mỗi ngày. Trong trường hợp để phân hay nước tiểu dính vào rốn thì cần vệ sinh rốn cho trẻ và thay tã ngay.
Ở điều kiện nhiệt độ cao, các mẹ chỉ cần mặc cho bé tã và áo phông rộng để không khí lưu thông và làm tăng tốc độ cho quá trình làm khô rốn. Không nên mặc áo lót bó sát cơ thể cho bé đến khi cuống rốn đã rụng và khô hoàn toàn.
Mẹ không nên nôn nóng khi rốn bé không rụng vào thời điểm như dự tính, bởi thời gian rụng rốn ở mỗi bé là khác nhau, vì vậy các mẹ tuyệt đối không được cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi rốn của trẻ đã lỏng lẻo và sự gắn kết chỉ còn một ít.
Trước khi tắm hay vệ sinh cá nhân cho bé, mẹ nhớ rửa sạch tay bằng xà bông để vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể bé. Nếu mẹ không đảm bảo vệ sinh thì phần cắt của dây rốn rất dễ nhiễm trùng có thể gây nên bệnh uốn ván hay nhiễm trùng máu – một trong những tai biến nặng dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Sau khi tắm, vệ sinh cá nhân cho trẻ, các mẹ bạn nên thay băng rốn cho bé ngay. Cần vô trùng tay bằng cồn 70 độ trước khi gỡ bỏ gạc bao rốn cũ để vệ sinh rốn của bé. Dùng bông tăm thấm dung dịch Povidine để lau sạch từ đầu rốn đến chân rốn, tiếp đó mẹ mới nên đắp băng gạc mới lên và dùng gạc băng cố định lại.
Việc tắm rửa hay thay gạc rốn cho bé mẹ phải đều cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Không được băng rốn quá chặt vì ngoài việc làm cho bé khó chịu nó còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng do không có không khí để thông thoáng làm khô phần rốn. Việc vệ sinh phần rốn của bé cần phải được thực hiện hàng ngày cho đến khi cuống rốn của trẻ khô và rụng đi.
Giữ chăn màn, quần áo của trẻ luôn sạch sẽ. Cho trẻ ở phòng thông thoáng, có gió đối lưu. Tuyệt đối không để phòng trẻ bí bách, ẩm ướt. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cuống rốn gây nên hiện tượng rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng hoặc có mùi hôi.
Tránh sử dụng những bài thuốc theo dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ để rắc vào rốn của bé.
Cần theo dõi chân rốn của trẻ mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường và có cách xử lý hợp lý kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Những năm tháng đầu đời là thời điểm trẻ cần được quan tâm và chăm sóc hết sức kỹ lưỡng. Đăng ký thăm khám cho trẻ qua app Bluecare ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Theo Viện y học ứng dụng việt Nam
Xem thêm: Những bất thường ở trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare