Tắc tia sữa – hướng dẫn điều trị tại nhà

Các bước massage để kích sữa

Tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp ở sản phụ sau sinh, nhất là những bà mẹ sinh con đầu lòng lại thêm chưa có kinh nghiệm chăm sóc bà bầu sau khi sinh. Nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường nhẹ thì sưng tấy cục, đau đớn, khó chịu, nặng hơn thì viêm tuyến sữa, thậm chí có nguy cơ dẫn đến áp-xe vú. Các mom cung tham khao bài viết “Tắc tia sữa – hướng dẫn điều trị tại nhà” để chọn cho mình biện pháp khắc phục phù hợp nhé

Contents

BIỂU HIỆN CỦA CHỨNG TẮC TIA SỮA

Biểu hiện của bệnh là hai bầu vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Bệnh thường gây ra những khó chịu và đau đớn khiến sản phụ hoang mang, lo lắng, thậm chí muốn từ bỏ việc cho con bú. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các chị em có thể phòng tránh được nguy cơ mất sữa do tắc tia sữa.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TẮC TIA SỮA

Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su thiên nhiên. Tạo hóa khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Nói vậy sẽ có bạn thắc mắc “chả lẽ tất cả cùng tắc?”. Không phải thế, lúc mới tắc bạn nặn sữa vẫn còn, em bé bú được chút chút. Sau ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép toàn bộ đường đi các ống dẫn khác, thế là hai bầu vú tắc ứ sữa.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮA CHĂM SÓC MẸ SAU SINH, VÚ EM – BẢO MẪUXÉT NGHIỆM VÀNG DACHIẾU ĐÈN VÀNG DA tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh ở nhiều bà mẹ như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa; Mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…

Xem thêm: Sữa mẹ – các vấn đề và cách xử lý

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TẮC TIA SỮA

Các mẹ có thể đến bệnh viện nhờ y tá xoa bóp hoặc dùng máy hút sữa tự động để thông tắc. Tuy nhiên, với những người không có điều kiện thuận lợi đến bệnh viện, các trạm y tế hoặc sợ cái cảm giác đau “tái tê” khi hút sữa bằng máy thì hãy thử các bài thuốc chữa tắc sữa lưu truyền trong dân gian cũng hiệu nghiệm cực kỳ đấy.

Massage ngực chống vón cục

Massage bằng tay để bầu ngực người mẹ mềm ra, túi sữa vón cục bên trong cũng tan đi, “mở đường” cho sữa mới chảy ra. Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa massage sẽ làm tan các vị trí sữa mới đông kết. Các mẹ massage từ từ theo vòng tròn tăng dần khoảng 20 – 30 lần, rồi làm ngược lại, thực hiện nhiều lần như trên. Động tác massage có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi hiện tượng tắc tia sữa đã rõ ràng. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, các bà mẹ phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn sẽ giúp đỡ đau và hiệu quả hơn.

Đi kèm massage là chườm nóng, với mục đính chính là để cho bầu ngực mềm hơn, bổ trợ cho những động tác massage giúp lưu thông các tia sữa nhanh hơn.

Lời khuyên:

Vì thế khi vừa sinh con xong hoặc gần những ngày sắp lên bàn đẻ, các mẹ mỗi ngày nên thực hiện động tác massage 100-200 lần để phòng ngừa tắc tia sữa nhé. Và sinh con xong, nên cho bé tiếp xúc với “ti” mẹ càng sớm càng tốt.

Dụng cụ hút sữa

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.

Xem thêm: Mẹ bị tắc tia sữa phải làm gì?

Mẹo trị tắc tia sữa theo dân gian

Thuốc uống

Lá mít: Lấy khoảng 30g lá mít non, 50g lá chè tươi nấu thành nước uống hàng ngày thay nước chè. Hoặc hơ lá mít nóng rồi đặt lên vùng nào cứng nhất. Sau đó, dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
Lá bồ công anh: Giã nát lá bồ công anh, lá gấc (mỗi thứ một nắm) với một chút rượu, đắp lên rồi băng lại.
Quả mướp tươi: 250-300g, gọt vỏ, nấu sôi với 10g muối ăn trong 1 lít nước, uống hàng ngày cho tới khi sữa về.
Hạt cây rau mùi lấy 6g, đun sôi cùng với 100ml nước trong khoảng 15, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Nước lá đinh lăng: lấy một nắm rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.

Lá mít non nấu nước uống hoặc hơ nóng đắp lên ngực sẽ giúp giải quyết tình trạng tắc tia sữa sau sinh

Nấu canh hoặc cháo từ nước thông thảo:lấy một nắm láthông thảo cho vào nổi đun. Vì thông thảo rất nhẹ nên khi cho vào nồi các mẹ nhớ dùng vật gì đó chặn cho nó chìm xuống. Sau đó đun khoảng 20 phút thì vớt bỏ đi, lấy nước nấu canh hoặc cháo ăn bình thường nhé.
Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa.Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày.

Thuốc đắp

Xôi nếp:

Lấy xôi nếp khi vẫn còn nóng, bọc vào khăn vải mềm rồi từ từ, xoa, chườm theo nguyên tắc từ ngoài vào trong cho đến khi xôi nguội.

Đu đủ non

Đu đủ non nướng qua trên bếp cho nóng, sau đó cắt lát mỏng rồi đắp lên hai bên bầu ngực cũng giúp trị tắc tia sữa.

Hành tím

Hành tím cắt lát mỏng chừng 1,5mm, đặt lên bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm sau đó băng lại, làm ngày hai lần, kết hợp với xoa bóp ngực. Sau khoảng 4 ngày, tình trạng này sẽ chấm dứt.

Lấy lá diếp cá đinh lăng:

Mỗi thứ một nắm. Sau khi rửa sạch, cho cả 2 loại này vào giã nhuyễn rồi đắp lên bầu ngực, băng lại. (Có thể thay những lá này bằng lá tía tô và rau dừa nước cũng có hiệu quả tương tự)

Lá bắp cải:

Tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi. Sau đó hơ qua lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh. Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.

Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước:

Cũng như phương thuốc ở trên, lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại.

Lá bồ công anh, lá gấc:

Hai loại lá này mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn với một chút rượu, đắp tại chỗ rồi băng lại.

Men rượu:

Dùng viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm chút rượu vào, sau đó bôi lên bầu vú rồi dùng khăn đắp lên. Sau vài tiếng bạn lấy cơm nóng chườm và xoa bóp bầu ngực, làm liên tục trong 2 ngày để có hiệu quả cao nhất.

Đây là những bài thuốc dân gian dễ làm nhưng lại có hiệu quả giảm đau, thông tắc tia sữa rõ rệt. Ngoài ra, để việc điều trị được tốt hơn các mẹ nên dùng kết hợp với một số món ăn như cháo bí đỏ – thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng.

Phòng chống tắc tia sữa

Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
Ngoài ra để phòng chống tắc tia sữa, đồng thời lại giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú, các mẹ có thể uống nước chè vằng thay thế nước lọc hàng ngày. Không chỉ mát gan, tránh tình trạng sữa nóng, giải độc, ngăn ngừa mụn nhọt, chữa thông huyết, điều trị xương khớp, giảm béo sau sinh… mà còn giúp phòng chống viêm nhiễm, viêm tuyến vú, đồng thời kích thích các mạch dẫn sữa, tăng nguồn và mùi vị sữa cho mẹ sau sinh, giúp bé ăn ngon ngủ ngoan.

CÁC CẤP ĐỘ TẮC TIA SỮA

Cấp độ 1: Tắc sữa từ 1 đến 2 ngày

Đây là giai đoạn mới chớm, tắc tia sữa còn nhẹ và người mẹ có thể khắc phục bằng những biện pháp đơn giản.

Tắc tia sữa cấp độ 1

Triệu chứng điển hình:

  • Sáng tỉnh dậy người mẹ thấy trong người mệt mỏi, đau đầu hơn bình thường.
  • Bầu ngực bắt đầu căng hơn, nhưng mẹ rất dễ nhầm với triệu chứng căng sữa vì ban đêm tuyến sữa hoạt động rất mạnh.
  • Cho con bú hoặc dùng tay vắt thấy sữa chảy nhỏ giọt, chảy được ít hơn bình thường trong khi bầu ngực vẫn căng.

Phải làm thế nào để khắc phục?

  • Hãy chắc chắn rằng mẹ đã vệ sinh sạch sẽ cả bầu ngực và đầu vú.
  • Dùng khăn sữa nhúng vào nước ấm nóng (mức nóng nhất mà mẹ có thể chịu được, tránh nóng quá sẽ gây bỏng da) chườm lên ngực, vừa chườm vừa day. Thực hiện nhiều lần trong ngày.
  • Tiếp tục cho con bú hoặc dùng máy hút sữa hút sạch sữa trong bầu ngực.

Cấp độ 2: Tắc sữa từ 3 đến 4 ngày

Lúc này, mặc dù chưa bị tắc tia sữa nặng song các triệu chứng cũng đã trở nên tồi tệ hơn ban đầu.

Triệu chứng điển hình:

  • Cơ thể người mẹ vẫn mệt mỏi, có biểu hiện sốt.
  • Bầu ngực vẫn tiếp tục sưng lên, vắt hút thấy sữa ra rất ít hoặc không ra sữa, dùng tay sờ nắn thấy có những cục sữa đông lổn nhổn.

Phải làm thế nào để khắc phục?

  • Tiếp tục day ngực bằng khăn ấm nóng, day mạnh trong sức chịu đựng để đánh tan các cục sữa đông.
  • Massage ngực theo chiều hướng ra phía đầu ngực, vắt hoặc hút sữa để làm giảm tình trạng ứ đọng sữa. Làm nhiều lần trong ngày.
  • Lấy một nắm lá đinh lăng sắc với khoảng 1 lít nước uống trong ngày để kích thích đả thông ống dẫn sữa.

Cấp độ 3: Tắc sữa từ 5 đến 6 ngày

Lúc này, tắc tia sữa đã sang giai đoạn nặng, các triệu chứng dữ dội hơn và cũng khó khắc phục hơn.

Triệu chứng điển hình:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao, đổ mồ hôi, mất nước.
  • Bầu ngực bị tắc sữa tiếp tục sưng lên, rất đau, quan sát thấy da ngực đổi màu xanh hoặc vàng, các cục sữa đông xuất hiện nhiều hơn.
  • Vắt hút không thấy ra sữa, đầu ngực tấy đỏ.

Phải làm thế nào để khắc phục?

  • Uống đủ nước và ăn uống đủ chất trong thời gian này rất quan trọng.
  • Tiếp tục mát xa, chườm nóng bầu ngực để đánh tan sữa đông, uống nước lá đinh lăng để khơi thông ống sữa. Không được uống thuốc cai sữa để hạn chế sự tiết sữa.
  • Vắt hút sữa đều đặn, nếu quá đau có thể nhờ dược sĩ ở hiệu thuốc tư vấn cho thuốc giảm đau.

Cấp độ 4: Tắc sữa từ 7 ngày

Lúc này người mẹ đã bị tắc tia sữa rất nặng, có thể đã chuyển sang giai đoạn viêm tuyến sữa.

Triệu chứng điển hình:

  • Cơ thể suy nhược vì sốt cao (sốt nóng hoặc sốt rét), mất nước nên da và môi rất khô.
  • Bầu ngực đã bớt sưng, ngực không còn cứng mà mềm hơn do đã hóa mủ.
  • Người mẹ có thể bị nổi hạch ở nách, cử động cánh tay trở nên khó khăn.

Phải làm thế nào để khắc phục?

Đến gặp bác sĩ là việc làm hợp lý nhất tại thời điểm này.

Cấp độ 5: Tắc sữa trên 7 ngày

Đây là cấp độ chuyển từ viêm tuyến vú sang áp xe vú.

Triệu chứng điển hình:

– Cơ thể vẫn sốt cao, thực sự mệt mỏi cả tinh thần và thể xác.

– Ngực mềm, bớt sưng, bớt đau nhưng lại chuyển sang tắc tia sữa chảy máu kèm theo mủ do các khối mủ vỡ ra. Nếu mủ không chảy ra ngoài thì sẽ đông lại thành các khối xơ cứng trong bầu ngực.

Phải làm thế nào để khắc phục?

Khi đã chuyển sang áp xe, hầu hết tất cả các trường hợp đều phải đến bệnh viện chích hút mủ để chữa trị. Theo như nhiều mẹ chia sẻ, chích áp xe còn kinh khủng hơn khi đau đẻ.

Cấp độ 6: Các biến chứng sau áp xe vú

Đây có thể được coi là cấp độ nặng nhất của tắc tia sữa khi mà từ áp xe đã chuyển sang nhiều biến chứng nặng nề hơn, bao gồm:

  • Tạo thành khối viêm mãn tính, viêm mô liên kết, sau khi chữa cũng rất dễ tái phát lại.
  • Người bệnh có thể bị nhiễm độc nặng và hoại tử phải cắt bỏ ngực.
  • Khối áp xe lan sang mạch máu dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương gan và thận hoặc toàn thân.

Phải làm thế nào để khắc phục?

Bắt buộc phải đến bệnh viện.

Rất hiếm trường hợp tử vong do bị tắc tia sữa nặng, nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ mà tắc tia sữa nặng còn khiến trẻ không được bú mẹ hoặc phải cai sữa khi còn rất nhỏ. Vì vậy hãy đi chữa tắc tia sữa càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

Tắc tia sữa đầu ti- dấu hiệu và cách xử lý

CHÂM CỨU CHỮA TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI

ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

CHỮA TẮC TIA SỮA BẰNG XOA BÓP BẤM HUYỆT

Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp tác động cột sống

MÁCH MẸ CÁC CÁCH TỰ CHỮA TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare