Hút mũi cho trẻ khi nào?

Trẻ nhỏ thường xuyên gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở. Do đó việc hút mũi cho trẻ là một trong những việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần thiết hút mũi.

Contents

Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ nhỏ thường xuyên mắc các vấn đề về hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi khó thở do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi. Ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không biết cách để khạc ra đờm. Nên lúc này hút mũi là việc cần thiết để đảm bảo sự thở cho trẻ.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịchTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH, BẢO MẪU, VỖ RUNG LONG ĐỜM, CHẠY KHÍ DUNG tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Nên hút mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Trẻ còn nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở nhưng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm ra ngoài.
  • Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn để đảm bảo sự thở.
  • Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó khăn đồng thời về sự thở và ăn uống như: Ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm…
  • Trẻ sốt cao, từng có biểu hiện co giật, hay bị khó thở.

Lưu ý:

Chỉ được hút hút cho trẻ khi đã có chỉ định của bác sĩ.

  • Trên thực tế, hút mũi có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi đặc biệt là ở những trẻ dưới 2 tuổi, khi trẻ không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm nên cần phải được hỗ trợ bởi các dụng cụ để lấy đờm ra ngoài. Ở những trẻ lớn, khi trẻ có thể nhận biết được cách khạc đờm theo hướng dẫn của người lớn thì việc hút mũi chỉ áp dụng khi trẻ mắc các bệnh lý nặng như co giật, hôn mê…
  • Trong bệnh viện thường xuyên sử dụng máy hút để hút đờm trong các trường hợp bị viêm phổi hay viêm tiểu phế quản. Với áp lực ổn định của máy, lực hút mạnh hơn có thể gây nên tình trạng tổn thương xuất huyết niêm mạc, chảy máu sau và trong khi hút đờm. Do đó việc này phải được thực hiện bởi những nhân viên y tế có chuyên môn.
  • Đối với các trẻ không nhập viện được chăm sóc tại nhà có thể được chỉ định hút mũi bằng các dụng cụ hỗ trợ như dụng cụ hình chữ V, hút mũi bằng ống bơm. Các thao tác này chỉ được phép thực hiện khi đã có hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng không nên lạm dụng việc hút mũi cho trẻ vì nó có thể gây tổn thương rất nhiều cho niêm mạc mũi họng của trẻ, các mẹ nên sử dụng kỹ thuật vật lý trị liệu vỗ rung long đờm được thực hiện bởi các điều dưỡng viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực hành thuần thục.

Những lưu ý khi hút mũi cho bé

Trẻ còn nhỏ, niêm mạc mũi của trẻ cũng rất yếu và dễ tổn thương. Do vậy trong quá trình hút mũi cần lưu ý một số điều như sau:

  • Người lớn trước khi tiến hành hút đờm dãi cho trẻ phải đảm bảo thực hiện quá trình vô trùng bằng cách vệ sinh sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.
  • Thực hiện các thao tác vệ sinh mũi cho bé thật nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng hút mũi cho trẻ bằng ống bơm vì ống bơm có thể gây tổn thương các cấu trúc của mũi gây chảy máu, sưng nề mũi dẫn đến làm tăng tình trạng khó thở ở trẻ.
  • Không nên thực hiện việc hút đờm dãi ở mũi, miệng, họng quá 2 – 3 lần/ngày. Vì rất có thể sẽ làm mỏng thành mũi, tạo những tổn thương không đáng có cho trẻ. Nên tiến hành rửa mũi cho trẻ trước khi ăn và khi trẻ còn thức.
  • Sau khi hút đờm rãi cho trẻ, vệ sinh lại mũi miệng họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Lưu ý không được nhỏ nước muối liên tục quá 4 lần/ngày, điều này có thể dẫn tới tình trạng khó thở nghiêm trọng hơn.
  • Nếu trong quá trình rửa mũi bằng nước muối sinh lý bé có hiện tượng bị hắt hơi thì các mẹ đừng lo lắng vì các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé. Mặt khác, phản xạ hắt hơi cũng có thể hỗ trợ một phần để đẩy nốt những đờm rãi còn chưa hút được ra ngoài. Trường hợp trẻ bị phản ứng mạnh, nên dừng việc hút đờm rãi cho trẻ và thử lại trong vài tiếng sau đó.
  • Cho bé uống đủ nước, tăng cường bú mẹ.
  • Vệ sinh đúng cách, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế. Thử lực hút của máy hút trước khi tiến hành hút đờm cho trẻ.
  • Sau mỗi lần hút đờm dãi cho trẻ cần vệ sinh làm sạch tất cả các bộ phận của máy móc thiết bị cũng như các dụng cụ hút đờm bằng xà phòng, nước ấm hoặc có dung dịch sát khuẩn thì càng tốt.
  • Nếu rửa mũi cho bé trong 3 ngày không thấy đỡ thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay vì có thể trẻ đã bị viêm phổi, viêm phế quản.

Hút mũi là một trong những điều quan trọng giúp đảm bảo sự thông thoáng về đường thở cho trẻ, tránh nguy cơ sặc đờm, khó thở. Hãy đưa trẻ đến khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn khám, điều trị và hướng dẫn cách xử trí đờm hiệu quả mà không gây tổn thương cho bé. Không tự ý xử lý khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Tống đờm ra ngoài ở trẻ bị viêm đường hô hấp

Phân biệt viêm phổi, ho thường với ho gà ở trẻ

Ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?

Kỹ thuật vỗ long đờm cho trẻ bị ho hiệu quả

Thế nào là nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh?

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP VÀ TAI MŨI HỌNG BẰNG KHÍ DUNG

CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ BẰNG CÁCH NGHE NHỊP THỞ

TRẺ KHÒ KHÈ SỔ MŨI – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho nghẹt mũi?

GIÚP TRẺ SƠ SINH 5 THÁNG TUỔI KHỎI HO HANH CHÓNG MÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC KHÁNG SINH

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*