Nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho nghẹt mũi?

Trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, có thể bị ho, nghẹt mũi là những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới. Các chuyên gia sức khỏe khuyên cha mẹ hạn chế sử dụng thuốc khi trẻ bị ho, nghẹt mũi, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ.

Contents

1. Các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho, nghẹt mũi không dùng thuốc

Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.

Khi bị ho, chúng ta có thể dùng thuốc không kê đơn cho trẻ để giảm triệu chứng bệnh nhưng hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bé.
Với trẻ sơ sinh bị các bệnh đường hô hấp có kèm theo ho, ngạt mũi, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc không dùng thuốc sau:

1.1 Phương pháp vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp chủ yếu sử dụng kỹ thuật bằng tay, giúp phổi giãn nở tốt hơn, đào thải bài tiết các chất tiết như đờm dãi, chất nhớt ra khỏi đường hô hấp như mũi, họng và phế quản mà không cần dùng thuốc. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả các trường hợp trẻ bị khò khè do có đờm nhớt trong phế quản, khí quản, cuống họng hoặc mũi của trẻ.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINHCHIẾU ĐÈN VÀNG DABẢO MẪU – VÚ EMVỖ RUNG LONG ĐỜM tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181

Phương pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Viêm nghẹt mũi
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm xẹp thùy phổi
  • Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp
  • Các bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,…
  • Xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt
  • Sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật lồng ngực.

Phương pháp này giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giảm nôn ói. Đồng thời, phương pháp này giúp giải phóng những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản, khiến sẽ dễ chịu hơn và bú mẹ, ăn sẽ tốt hơn.

Đặc biệt kỹ thuật này có thể được thực hiện tại nhà bởi các điều dưỡng chuyên khoa nhi rất phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong các mùa dịch như Covid-19. Ba mẹ có thể đặt lịch dịch vụ vỗ rung long đờm tại nhà qua ứng dụng Bluecare – hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe tại nhà để được các điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm giúp phục hồi chức năng hô hấp cho trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả

Lưu ý: Đây là kỹ thuật phức tạp phải được thực hiện bởi các điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm, ba mẹ không tự ý thực hiện kỹ thuật này tại nhà.

1.2 Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi

Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.

1.3 Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn

Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ.

1.4 Không dùng mật ong làm dịu họng cho trẻ sơ sinh

Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.

1.5 Nâng cao đầu khi nằm

Có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn, việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.

1.6 Sử dụng máy làm ẩm không khí

Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ vào ban đêm, không khí ẩm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, cũng giảm kích ứng gây ho.

2. Sử dụng thuốc khi trẻ 1 tháng tuổi ho nhiều

Khi trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt thì bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện tới khám bác sỹ và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại thuốc ho không kê đơn.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên lựa chọn những loại thuốc ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn… thì cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới như:

Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi có thể gây biến chứng và tử vong nếu không được điều trị sớm. Cha mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi biểu hiện của trẻ.

Bên cạnh lựa chọn các loại thuốc ho Tân dược, các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hiện nay cũng được ưu tiên trong điều trị bệnh, bởi ưu điểm là có thể sử dụng lâu dài, an toàn hơn, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Với trẻ 1 tháng tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ lá thường xuân, vừa giúp giảm ho, vừa giúp loãng đờm và giảm co thắt phế quản. Lưu ý lựa chọn sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý không lựa chọn những loại thuốc ho được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hay “Thuốc xách tay” có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng dùng cho trẻ.

Thay vào đó, nên lựa chọn những loại thuốc chất lượng, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn qua các nghiên cứu khoa học.

Khi triệu chứng nghẹt mũi không có sự thuyên giảm có thể trẻ đã mắc bệnh lý và cần được thăm khám.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Xem thêm:

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh

BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ MAU HẾT SỔ MŨI – NGHẸT MŨI

Kỹ thuật vỗ long đờm cho trẻ bị ho hiệu quả

Hút mũi cho trẻ sơ sinh những điều mẹ phải biết

Review top thuốc long đờm cho trẻ được đánh giá tốt nhất hiện nay

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*