Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là tốt nhất

Theo thống kê của WHO, 2015. Trong số 2,68 triệu ca tử vong sơ sinh có đến 11,3% (tương ứng với 303.000 trẻ) mất do dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, có khoảng 1,5 triệu trẻ chào đời mỗi năm, trong số đó có từ 2- 3% trẻ bị bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh gây ra nhiều hệ lụy lâu dài với cá nhân gia đình và xã hội. Các dị tật bẩm sinh nặng và thường gặp gồm hội chứng Down, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh. Cách tốt nhất để phát hiện sớm từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Vậy xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là tốt nhất? Mời các mom cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau của Bluecare nhé.

Contents

Dị tật thai nhi là gì?

Dị tật thai nhi hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh được định nghĩa là bất thường về cấu trúc, hoặc chức năng (ví dụ như rối loạn chuyển hóa bẩm sinh) xuất hiện từ lúc mang thai. Những rối loạn bẩm sinh này có thể được chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sơ sinh, hoặc muộn hơn ở giai đoạn trẻ nhỏ.

Các dị tật bẩm sinh nặng và thường gặp gồm hội chứng Down, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh. Dị tật thai nhi bẩm sinh gây ra nhiều hệ lụy lâu dài với cá nhân gia đình và xã hội.

Xét nghiệm sàng lọc di tật thai nhi là gì?

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh là một thuật ngữ chung bao hàm nhiều phương pháp và xét nghiệm được thực hiện như siêu âm, phân tích mẫu máu hoặc mô, mà bác sĩ có thể tư vấn hoặc mẹ bầu mong muốn được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Các xét nghiệm này sẽ cho biết liệu vợ hoặc chồng có mang gen bẩm sinh gây ra bất thường di truyền ở thai nhi hay không? Em bé có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc nhiễm sắc thể bất thường nào không, thai nhi có bị dị tật không? Từ đó bác sĩ sẽ tiên lượng, tư vấn cho mẹ bầu và gia đình và đưa ra hướng điều trị thích hợp

Xét nghiệm sàng lọc di tật thai nhi phát hiện những bệnh gì?

Xét nghiệm sàng lọc sớm sẽ cho phép phát hiện tới 95% trường hợp thai kỳ mắc hội chứng Down và 97% trường hợp thể tam nhiễm sắc thể sắc thể 18/13 trong điều kiện chuẩn và một số bệnh sau:

  • Các khuyết tật ống thần kinh (ONTD), chẳng hạn như nứt đốt sống;
  • Hội chứng Down;
  • Các bất thường về nhiễm sắc thể khác;
  • Khuyết tật ở thành bụng của bào thai;
  • Thai vô sọ;
  • Sứt môi chẻ vòm;
  • Dị tật nứt đốt sống;
  • Thoát vị rốn bẩm sinh;
  • Hở thành bụng;
  • Dấu hiệu song thai, đa thai (song thai nồng độ AFP tăng gấp hai lần so với đơn thai);
  • Thai chết lưu trong tử cung: nồng độ AFP cũng gia tăng;
  • Xuất huyết sau nhau, động thai cũng làm tăng nồng độ AFP;
  • Mẹ có khối u ác tính hoặc viêm gan cấp…
  • Hội chứng Edwards
  • Hội chứng Patau
  • Mất đoạn NST 22q11 gây nên hội chứng DiGeorge.
  • Mất đoạn NST 1p36 gây nên hội chứng Wolf-Hirschhorn.
  • Một số hội chứng khác như Angelman, Criduchat, Prader – Willi.

Các dấu hiệu bất thường trên NST giới tính:

  • Hội chứng Klinefelter (XXY).
  • Hội chứng Jacobs (XYY).
  • Hội chứng Turner (monosomy X).
  • Hội chứng triple X (XXX).

Xem thêm: Xét nghiệm NIPT phát hiện những bệnh gì?

Vì sao phụ nữ mang thai nên sàng lọc trước sinh?

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1.73%, mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, có khoảng 1,5 triệu trẻ chào đời mỗi năm, trong số đó có từ 2- 3% trẻ bị bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh như: bệnh Down (chậm phát triển trí tuệ), hội chứng Edwards (dị tật do thừa nhiễm sắc thể), dị tật ống thần kinhthiếu men G6PD (trẻ không đủ men này các tế bào hồng cầu khó hoạt động bình thường), tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh; bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh)…

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thời kỳ mang thai, nhưng phần lớn là trong 3 tháng thứ nhất, khi các bộ phận cơ thể của bé đang hình thành. Chính vì vậy, việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng, không chỉ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi. Vì vậy, đây là một việc làm cần thiết giúp các mẹ phát hiện được các bệnh lý, sinh con khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Các loại xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi

Với sự phát triển của y học hiện đại, rất nhiều phương pháp sàng lọc, xét nghiệm dị tật thai nhi ra đời với khả năng phát hiện sớm với nhiều loại dị tật. Dưới đây là những xét nghiệm dị tật thai nhi phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hiện nay.

Siêu âm đo độ mờ da gáy

Đây là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi sớm nhất bằng hình ảnh, được thực hiện khi khám thai vào khoảng tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Kết quả siêu âm độ mờ da gáy sẽ tiết lộ nguy cơ dị tật thai nhi như sau:

  • Độ mờ da gáy <2.5 mm: nguy cơ dị tật thai nhi thấp.
  • Độ mờ da gáy từ 3 trở lên: nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.

Kết quả đo độ mờ da gáy chỉ ra nhóm nguy cơ dị tật thai nhi cao, do vậy sẽ cần kết hợp với các xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán khác để khẳng định kết quả.

Bluecare - Độ mờ da gáy, những điều cần biết
Bluecare – Độ mờ da gáy, những điều cần biết

Xét nghiệm sinh hóa Double test, Triple test

Xét nghiệm sinh hóa Double test, Triple Test được chỉ định để sàng lọc dị tật thai nhi cho tất cả mọi phụ nữ mang thai, đặc biệt những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao. Thời điểm thực hiện hai xét nghiệm này là khác nhau, cụ thể:

  • Xét nghiệm Double test: xét nghiệm vào khoảng tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ.
  • Xét nghiệm Triple test: xét nghiệm vào khoảng tuần thứ 15 – 19 của thai kỳ.

Xem thêm: Review 3 phương pháp sàng lọc trước sinh Double test – Triple test – Nipt

Xét nghiệm Quadro test 

Xét nghiệm Quadro test (viết tắt là Quad test) được thực hiện với mẫu máu tại tĩnh mạnh của sản phụ để định lượng hàm lượng 4 chỉ số AFP, hCG, Estriol và Inhibin-A. Xét nghiệm được thực hiện vào tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20 của thai kỳ.

Quadro test là ít phổ biến hơn Triple test và Double Test. Xét nghiệm giúp phát hiện các sai lệch trong NST 18 và 21 (liên quan đến hội chứng Edwards và Down) hay tật nứt đốt sống.

Sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối

Sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi có xâm lấn, do vậy chỉ thực hiện khi nghi ngờ dị tật thai nhi cần chẩn đoán chính xác do kết quả đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double Test, Triple Test hoặc NIPT có bất thường. Để xét nghiệm, bác sĩ sẽ chọc lấy dịch ối hoặc lấy nhau thai từ trong tử cung của người mẹ, tiến hành phân tích để xác định bất thường. Cần thực hiện các kỹ thuật này tại cơ sở y tế uy tín để hạn chế nguy cơ biến chứng do các kỹ thuật này gây ra.

Xem thêm: Chẩn đoán di tật thai nhi sinh thiết gai nhau

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT

Đây là phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi mới, hiệu quả cao, không xâm lấn và được đánh giá tốt nhất hiện nay. Xét nghiệm dựa trên phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ từ những tuần thai đầu, từ đó phát hiện những dị tật thai nhi do bất thường NST mà thai nhi gặp phải.

Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là tốt nhất

Xét nghiệm dị tật thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất

Các chuyên gia cảnh báo: tất cả mọi sản phụ dù có hay không có nguy cơ đều nên sàng lọc vào quý I của thai kỳ. Sàng lọc sớm sẽ cho phép phát hiện tới 95% trường hợp thai kỳ mắc hội chứng Down và 97% trường hợp thể tam nhiễm sắc thể sắc thể 18/13 trong điều kiện chuẩn.

Xét nghiệm dị tật thai nhi trong ba tháng đầu tiên là sự kết hợp giữa siêu âm thai nhi và xét nghiệm double test (xét nghiệm máu của người mẹ). Quá trình sàng lọc này có thể xác định nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh nhất định. Các xét nghiệm sàng lọc có thể được tiến hành đơn lẻ hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác. Có 3 xét nghiệm sàng lọc quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên:

  • Xét nghiệm siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi (NT). Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi. Tầm soát độ mờ da gáy thai nhi bằng siêu âm, kết hợp với xét nghiệm máu của mẹ và đánh giá chỉ số xương mũi thai nhi là những yếu tố để xem xét bé cưng của bạn có bị mắc hội chứng Down hay không. Trong trường hợp thai có độ mờ da gáy gần giá trị ngưỡng 3mm nên làm Double test để giúp đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down.
  • Xét nghiệm double test là xét nghiệm được chỉ định ở tất cả các thai phụ có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ. Đặc biệt là bắt buộc làm đối với những thai phụ có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ trên 35 tuổi, đang sử dụng thuốc hoặc các hóa chất có thể gây hại cho thai, bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin, bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, có tiếp xúc với phóng xạ liều cao. Xét nghiệm double test được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của sản phụ để đánh giá nồng độ freeBeta hCG và PAPP-A  (pregnancy asscociated plasma protein-A). Xét nghiệm này cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down.

Khi sàng lọc độ mờ da gáy và xét nghiệm double test trong 3 tháng đầu, kết hợp với tuổi mẹ, có khả năng xác định xem thai nhi có bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down (trisomy 21) và trisomy 18 hay không.

Hội chứng Down và 3 sắc thể 18, 13 là những trường hợp bất thường của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào. Bình thường trong mỗi tế bào có 46 nhiễm sắc thể, trừ cặp nhiễm sắc thể giới tính, mỗi nhiễm sắc thể đều tồn tại thành từng cặp và được đánh số từ 1 đến 22 theo thứ tự từ lớn tới nhỏ. Thể tam nhiễm sắc thể làm trẻ mắc nhiều dị tật bẩm sinh và chậm phát triển tâm thần, bao gồm:

  • Cặp ba nhiễm sắc thể 21 (Trisomy 21): hay còn gọi hội chứng Down do thừa một nhiễm sắc thể 21. Đây là nỗi lo của nhiễm nhiều bà mẹ vì hội chứng Down là một dị tật khá phổ biến. Nó ảnh hưởng đến 1/600 trẻ sinh ra mỗi năm. Hội chứng này có thể khiến bé chậm phát triển trí tuệ và thể chất hoặc dẫn đến một số khiếm khuyết ở tim.
  • Cặp ba nhiễm sắc thể 18 (Trisomy 18): hay còn gọi là hội chứng Edward do thừa 1 nhiễm sắc thể 18. Những bé bị khuyết tật này làm mẹ bị sẩy thai sớm. Nếu không được phát hiện sớm, sinh ra bé sẽ bị những khuyết tật nặng về cấu trúc cơ thể.
  • Cặp ba nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13): hay còn gọi là hội chứng Patau do thừa một nhiễm sắc thể 13. Cũng như cặp ba nhiễm sắc thể 18, những đứa bé mắc phải khuyết tật này thường không có tuổi thọ cao hoặc sinh ra với nhiều khuyết tật trên cơ thể.

Nếu kết quả của các xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu này là bất thường, nên tư vấn di truyền. Các xét nghiệm khác như sinh thiết gai nhau, chọc ối, DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ hoặc siêu âm dị tật sớm có thể cần thiết để chẩn đoán chính xác.

Một số câu hỏi thường gặp khi xét nghiệm dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu

Tại sao cần phải kết hợp cả siêu âm và phân tích máu mẹ trong sàng lọc ở quý I?

Độ mờ da gáy của thai nhi thay đổi theo tuổi thai và nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể được tính không chỉ dựa trên độ dày của độ mờ da gáy( dấu hiệu chỉ điểm trên siêu âm) mà còn dựa trên tuổi và cân nặng của mẹ, tiền sử của những lần mang thai trước.

Để giảm tỷ lệ sàng lọc dương tính (*) cần phối hợp với việc phân tích các chất freeBeta hCG và PAPP-A (Double test) trong máu mẹ. Sự phối hợp này làm giảm tỷ lệ sàng lọc dương tính từ 8,3% nếu như chỉ sử dụng sàng lọc bằng siêu âm xuống còn 2,4% và tăng tỷ lệ phát hiện từ 80% lên tới 90%.

(*)Tỷ lệ này càng cao thì số bà mẹ mặc dù thai nhi hoàn toàn bình thường nhưng được đánh giá là có nguy cơ càng cao làm tốn chi phí chẩn đoán và làm tăng sự lo âu cho các bà mẹ

Kết quả sàng lọc trong quý I của thai kỳ có cho phép khẳng định thai nhi mắc hội chứng Down hoặc thể tam nhiễm sắc thể 18 hoặc 13 không?    

Không, kết quả sàng lọc chỉ cho phép kết luận về nguy cơ thai mắc hội chứng Down hoặc thể tam nhiễm sắc thể 18 hoặc 13 mà thôi.

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy thai nhi tăng nguy cơ, điều này nghĩa là gì?

Kết quả sàng lọc cho thấy có sự gia tăng nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc 3 nhiễm sắc thể 18 hoặc 13 không có nghĩa là thai nhi đã được chẩn đoán mắc trường hợp bất thường nhiễm sắc thể đó mà chỉ đơn giản là thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc 3 nhiễm sắc thể 18 hoặc 13 tăng cao.

Nhân viên sẽ tư vấn về các xét nghiệm cần được thực hiện tiếp theo để chẩn đoán như sinh thiết gai nhau hoặc chọc hút nước ối để xét nghiệm nhiễm sắc thể của thai nhi, những xét nghiệm này cho phép chẩn đoán chính xác tới 99,9% thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể.

Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và 3 nhiễm sắc thể 18/13 được tính như thế nào?

Căn cứ vào kết quả đo độ mờ da gáy, xương mũi và nồng độ của các chỉ số sinh hóa (freeBeta hCG và PAPP-A) và các thông tin liên quan đến tuổi mẹ, trọng lượng của mẹ, tuổi thai, tiền sử gia đình, chủng tộc v.v…  các bác sĩ siêu âm sản khoa sẽ phân tích để tính nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc 3 nhiễm sắc thể 18/13 cho từng sản phụ.

Việc sàng lọc sớm ở quý I có cho phép phát hiện 100% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down hoặc thể tam nhiễm sắc thể 18/13 không?

Không. Sự phối hợp đánh giá độ mờ da gáy, xương mũi, freeBeta hCG và PAPP-A tốt nhất cũng chỉ phát hiện được 95% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down và 97% trường hợp 3 nhiễm sắc thể 18/13.

Giả sử có 70.000 sản phụ, với tỷ lệ mắc hội chứng Down trong quần thể là 1/700 sẽ có 100 sản phụ mang thai mắc hội chứng Down, nếu tất cả sản phụ này đều tham gia sàng lọc ở quý I, sẽ chỉ phát hiện được 95 trường hợp, còn lại 5 trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down sẽ nằm trong số các sản phụ có kết quả sàng lọc âm tính và không được phát hiện.

Sự gia tăng chiều dày của độ mờ da gáy có phải là dấu hiệu chắc chắn thai nhi mắc dị tật bẩm sinh không?

Không, sự gia tăng chiều dày của độ mờ da gáy không đồng nghĩa với việc thai nhi mang bất thường, đây chỉ là dấu hiệu chỉ điểm/ gợi ý.

Nếu độ mờ da gáy của thai nhi có độ dày >= 3,0mm với chiều dài đầu – mông (CRL: crown-rump length) trong khoảng 45 – 84 mm, thai nhi sẽ có nguy cơ mang bất thường nhiễm sắc thể, mang khuyết tật tim bẩm sinh hoặc các khuyết tật nghiêm trọng khác.

Tất cả sản phụ có độ mờ da gáy của thai nhi >= 3,0mm cần được chỉ định làm Double test/ triple test hoặc chỉ định chọc hút dịch ối làm nhiễm sắc thể thai nhi và theo dõi các bất thường của thai nhi qua siêu âm trong quý II của thai kì đặc biệt là là các bất thường tim bẩm sinh.

Khoảng 90% sản phụ có độ mờ da gáy của thai nhi dưới 4,5 mm sẽ sinh bé khỏe mạnh. Khoảng 80% sản phụ có độ mờ da gáy của thai nhi từ 4,5 – 6,4 mm và 45% sản phụ có độ mờ da gáy của thai nhi >= 6,5mm sẽ sinh bé khỏe mạnh.

Xét nghiệm dị tật thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai

Xét nghiệm dị tật thai nhi trước sinh được tiến hành vào 3 tháng giữa thai kỳ, bao gồm một số xét nghiệm máu để nhận biết những dấu hiệu sản phụ có nguy cơ sinh con có bệnh di truyền hoặc dị tật bẩm sinh. Sàng lọc thường được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ trong tuần thứ 15 và thứ 20 của thai kỳ (từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 18 là lý tưởng). Có một số chú ý như sau:

Xét nghiệm Triple test: còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.

Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, hCG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai.

Alpha-fetoprotein (AFP) là một protein được sản xuất bởi cả túi noãn hoàng và gan của thai nhi. AFP có trong dịch ối, và đi qua nhau thai vào máu của người mẹ. Nồng độ AFP tăng gợi ý thai có tăng nguy cơ bị dị tật ống thần kinh như cột sống chẻ đôi và vô sọ.

Nồng độ AFP giảm nếu kết hợp với nồng độ hCG và estriol giảm thì thai có tăng nguy cơ bị Hội chứng Down (Trisomy 21 hay tam thể 21), Hội chứng Edwards (Trisomy 18 hay tam thể 18) hoặc bất thường nhiễm sắc thể khác. Ngoài ra, chỉ số AFP bất thường còn có thể báo hiệu:

  • Các khuyết tật ống thần kinh (ONTD), chẳng hạn như nứt đốt sống;
  • Hội chứng Down;
  • Các bất thường về nhiễm sắc thể khác;
  • Khuyết tật ở thành bụng của bào thai;
  • Thai vô sọ;
  • Sứt môi chẻ vòm;
  • Dị tật nứt đốt sống;
  • Thoát vị rốn bẩm sinh;
  • Hở thành bụng;
  • Dấu hiệu song thai, đa thai (song thai nồng độ AFP tăng gấp hai lần so với đơn thai);
  • Thai chết lưu trong tử cung: nồng độ AFP cũng gia tăng;
  • Xuất huyết sau nhau, động thai cũng làm tăng nồng độ AFP;
  • Mẹ có khối u ác tính hoặc viêm gan cấp…

Human chorionic gonadotropin (hCG) là một hormone được sản xuất bởi nhau thai. Nồng độ hCG tăng trong máu của người mẹ ở ba tháng đầu của thai kỳ và sau đó giảm trong thời gian còn lại của thai kỳ. Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai, hCG có xu hướng cao thì thai nhi có nguy cơ khiếm khuyết nhiễm sắc thể có kết quả là hội chứng Edwards.

Estriol unconjugated (UE3) là một dạng estrogen được sản xuất bởi bào thai thông qua sự trao đổi chất. Quá trình này liên quan đến gan, tuyến thượng thận, và nhau thai. Một số estriol unconjugated qua nhau thai và có thể được đo trong máu của người mẹ. Nồng độ UE3 tăng cho đến một thời gian ngắn trước khi sinh em bé. Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai, UE3 có xu hướng thấp thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards.

Xét nghiệm nồng độ inhibin A trong máu được đo kèm trong bộ bốn xét nghiệm tầm soát huyết thanh mẹ. Nồng độ các chất này – cùng với tuổi của mẹ và các yếu tố khác – sẽ giúp bác sĩ đánh giá khả năng bị một số vấn đề hoặc dị tật bẩm sinh của em bé. Inhibin A là một hormone được sản xuất bởi nhau thai. Nồng độ Inhibin A trong máu của người mẹ giảm nhẹ từ tuần 14 đến 17 tuổi thai và sau đó tăng trở lại. Nếu nồng độ có xu hướng cao bất thường thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Down.

Chọc ối – Chuẩn đoán các rối loạn nhiễm sắc thể

Chọc ối là một thủ thuật được sử dụng để lấy một mẫu nhỏ nước ối bao quanh thai nhi. Nó được thực hiện để chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể và khuyết tật ống thần kinh mở (ONTDs), chẳng hạn như nứt đốt sống.

Hơn thế nữa, chọc ối làm xét nghiệm trước khi sinh còn chỉ ra hàng trăm rối loạn gen khác nhau như: Xơ nang, bệnh Tay-Sachs phá hủy tế bào thần kinh, bệnh hồng cầu hình liềm, cũng như các dị tật ống thần kinh. Điều quan trọng là kết quả xét nghiệm ối có quyết định rất lớn trong việc quản lý thai kỳ..

Với công nghệ hiện đại ngày nay, biện pháp chọc ối được thực hiện rất dễ dàng. Chọc ối có thể được thực hiện từ tuần 15 -20 của thai kỳ có nguy cơ tăng nhiễm sắc thể bất thường, chẳng hạn như sản phụ trên 35 tuổi, hoặc mẹ xét nghiệm sàng lọc huyết thanh bất thường, thai nhi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể hoặc khuyết tật ống thần kinh.

Quy trình chọc ối

Bác sĩ sẽ siêu âm xác định vị trí chọc ối trong khoảng cách an toàn cho thai nhi. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một mũi kim mỏng, dài và rỗng đưa xuyên qua màng bụng và tử cung của sản phụ để vào túi ối, trích ra một lượng nhỏ nước ối dưới sự hỗ trợ của việc siêu âm.

Nước ối có chứa các tế bào của thai nhi, có các thông tin di truyền, sẽ được mang đến phòng thí nghiệm di truyền để phân tích nhiễm sắc thể thai, chẩn đoán dị tật thai.

Ví dụ nồng độ Alpha-fetoprotein, một loại protein được tạo ra bởi bào thai có trong nước ối, cũng là chìa khóa để chẩn đoán khuyết tật hở ống thần kinh, như nứt đốt sống. Kết quả xét nghiệm nước ối thường được hoàn thành khoảng 10 ngày đến 2 tuần, tùy thuộc vào phòng thí nghiệm.

Với các sản phụ mang song thai hoặc đa thai, khi chọc ối cần lấy mẫu từ mỗi túi ối, để xét nghiệm dị tật thai cho từng em bé. Tùy thuộc vào vị trí của em bé, nhau thai, lượng nước ối, hoặc tình trạng sản phụ mà có thể hoặc không thể thực hiện chọc ối.

Sinh thiết gai rau chorionic transcervical (CVS)

Trong quá trình thăm khám thai định kỳ hoặc thực hiện các xét nghiệm, thai nhi được chẩn đoán là có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao, hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh nào đó di truyền như bệnh máu không đông…, sẽ được chỉ định sinh thiết gai rau để tìm ra những rối loạn di truyền đó trên thai nhi.

Gai rau là những mô nhỏ hình ngón tay ở trong nhau thai. Sinh thiết gai rau (CVS) là một xét nghiệm trước sinh liên quan đến việc lấy mẫu của một số mô rau thai trong tế bào gai rau.

Mô này chứa chất liệu di truyền giống với những tế bào trong cơ thể thai nhi và có thể dùng để xét nghiệm chẩn đoán các bất thường về nhiễm sắc thể và một số vấn đề di truyền khác. Quy trình thực hiện ở giai đoạn sau của ba tháng đầu thai kỳ, nhất là ở giai đoạn tuần thứ 10 – 13 của thai kỳ.

Thử nghiệm có sẵn cho các khuyết tật và rối loạn di truyền khác tùy thuộc vào lịch sử gia đình và tính khả dụng của xét nghiệm tại thời điểm thực hiện thủ thuật. Không giống như chọc ối (một loại xét nghiệm trước sinh khác), CVS không cung cấp thông tin về các khuyết tật ống thần kinh, do đó, những sản phụ trải qua CVS cũng cần tiếp tục làm các xét nghiệm máu tiếp theo từ 16 đến 18 tuần của thai kỳ, để sàng lọc các khuyết tật ống thần kinh.

Quy trình thực hiện sinh thiết gai rau CVS

Tùy vào vị trí của thai nhi và rau thai ở trong tử cung sẽ chọn phương pháp sinh thiết gai rau là sinh thiết qua màng bụng hay sinh thiết gai rau qua cổ tử cung. Nếu sản phụ đa thai thì khi sinh thiết gai rau phải lấy mẫu từ mỗi rau thai.

Nếu sinh thiết qua đường bụng, bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm để quan sát hình ảnh tử cung, thai nhi và rau thai trên màn hình. Bác sĩ sẽ nhìn vào hình chụp trên màn hình để đưa kim tiêm vào để lấy mẫu sinh thiết gai nhau

Nếu sinh thiết qua cổ tử cung thì bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào trong âm đạo. Mỏ vịt sẽ tách thành âm đạo ra để nhìn rõ hơn phần trong âm đạo và cổ tử cung. Siêu âm được thực hiện để giúp bác sĩ đưa catheter xuyên qua cổ tử cung vào nhau thai để lấy mẫu sinh thiết nhau thai.

Các mẫu mô được gửi đến một phòng thí nghiệm di truyền để phân tích. Kết quả thường có trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần, tùy thuộc vào phòng thí nghiệm.

Sàng lọc dị tật thai nhi ở tam các nguyệt thứ 3

Siêu âm màu ở tuần thứ 30- 32 sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm những bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não, hay sự bất thường về nhau thai chẳng hạn như dây rốn quấn quanh cổ, bất thường về vị trí bám của dây rốn.

Mặt khác, siêu âm màu ở thời điểm này, còn giúp các bác sĩ nhận biết được tình trạng phát triển của tử cung là nhanh hay chậm. Nếu tử cung phát triển chậm có thể sẽ gây suy thai và ngạt thai sau khi đẻ.

Lúc này thai nhi đã lớn, chỉ còn cách sinh bé ra, tuy nhiên việc nắm được vấn đề của thai nhi giúp mẹ chủ động chọn nơi sinh phù hợp và đặt ra kế hoạch chăm sóc cho bé tốt hơn. Việc phát hiện sớm dị tật sẽ giúp bạn có thể hạn chế được những nguy hiểm bằng cách lựa chọn nơi sinh, phương pháp sinh và chuẩn bị tốt cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé khi được sinh ra.

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng khi đi khám và thực hiện xét nghiệm nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính. Chi phí xét nghiệm dị tật thai nhi với từng loại xét nghiệm tại mỗi cơ sở với điều kiện y tế khác nhau là không giống nhau. 

Bạn có thể tham khảo mức giá sau được khảo sát tại nhiều bệnh viện:

  • Siêu âm đo độ mờ da gáy 2D: từ 150.000đ – 400.000đ
  • Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test: từ 420.000 – 600.000đ.
  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT: từ 4 – 10 triệu.

Đặt lịch xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh tại nhà với mã Bluegen TẠI ĐÂY để được giảm giá 10% tổng giá trị gói.

Xem thêm:

Sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh mẹ bầu cần biết

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*