Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh là cực kỳ cần thiết, nằm trong các kỹ năng của thức y tá – điều dưỡng mà nhất định bạn nên nhớ. Sau sau sinh là giai đoạn cơ thể người mẹ dễ bị kích thích, sinh ra các triệu chứng rối loạn như rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ, biến chứng về hô hấp… Vì thế đây là giai đoạn chăm sóc quan trọng nhất không thể lơ là.

Contents

HÀNH CHÍNH:

1. Họ và tên: Nguyễn Thị C
2. Giới tính: Nữ
3. Tuổi 1999
4. Para: 0000
5. Chẩn đoán: Sanh thường – cắt may tầng sinh môn

NHẬN ĐỊNH:

1. Không đi tiểu được, bàng quang căng (++).
2. Mất máu sau sanh 250ml.
3. Vết may tầng sinh môn không sưng – không dấu hiệu nhiễm trùng.
4. Co hồi tử cung sau sanh.
5. Tinh thần sản phụ.
6. Chăm sóc bé 1 ngày tuổi.
7. Dinh dưỡng.
8. Giáo dục sức khỏe.

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh
kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh
Click vào ảnh để xem chi tiết

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:

a. Vấn đề cần CS:

1. Bn bí tiểu, bàng quang căng cứng (++) :

Mục tiêu: – BN tiểu được.
– Tránh được tình trạng bí tiểu cho BN.
Xử trí:
+ Cho sản phụ uống nhiều nước: 2 – 3l/ ngày. Không uống nước ngọt có gaz
+ Áp dụng các biện pháp vật lý: chườm ấm vùng bụng dưới bằng khăn ấm hoặc túi chườm, xoa bụng nhẹ nhàng kích thích tiểu.
+ Cho sản phụ ngồi hơ trên chậu nước nóng để hơi nước kích thích tiểu.
+ Hướng dẫn sản phụ vào nhà vệ sinh và mở vòi nước.
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không tiểu được thì báo bác sĩ, xin y lệnh đặt sonde tiểu.
Theo dõi sản phụ sau khi đặt thông tiểu kèm theo tập bàng quang để tránh bí tiểu lặp lại: số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu.

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh
kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh
Click vào ảnh để xem chi tiết

2. Vết may tầng sinh môn:

Mục tiêu:
– Giữ vết may được khô ráo.
– Phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng vết may sau sanh.
Xử trí:
– Thăm khám vết may, đánh giá tình trạng vết may ban đầu: liền lạc, không sưng, vùng da xung quanh hồng.
– Rửa tầng sinh môn ngày 2 lần với dung dịch Povidine.
– Mặc băng vệ sinh mới cho sản phụ.
– Dặn dò sản phụ rửa sạch bằng nước ấm sau tiêu tiểu, thấm khô bằng khăn mềm, sạch.
– Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh.
– Dặn báo bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường: đau, sốt, chảy dịch nhiều có máu đỏ tươi, mùi hôi.

3. Co hồi tử cung sau sanh:

Mục tiêu chăm sóc:
– Giảm mất máu ở sản phụ.
– Kiểm soát tình trạng chảy máu nhiều => có thể dẫn tới băng huyết ở sản phụ.
– Theo dõi tình trạng co hồi tử cung và nhiễm khuẩn tử cung.
Xử trí:
– Thăm khám, đánh giá sản dịch: số lượng vừa phải, đỏ sẫm, không có mùi hôi.
– Đo bề cao tử cung.
– Khám để đánh giá mật độ co hồi tử cung: thấy thành lập 1 khối cứng, bờ tròn đều.
– Hướng dẫn sản phụ xoa ấn nhẹ vùng thành bụng, cho bé bú 2 giờ/ lần và bú theo nhu cầu càng nhiều càng tốt để kích thích co hồi tử cung nhanh hơn.
– Thực hiện thuốc co hồi tử cung y lệnh => Oxytocin luôn là thuốc đầu tay.
– Theo dõi lượng, màu, mùi sản dịch mỗi giờ.
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.
– Thực hiện kháng sinh theo y lệnh.
– Dặn báo bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường: đau, sốt, chảy dịch nhiều có máu đỏ tươi, mùi hôi.

4. Tinh thần:

Mục tiêu:
– Giúp sản phụ dễ chịu hơn, thoải mái và an tâm điều trị.
– Giảm lo âu cho bà mẹ => dẫn tới trầm cảm sau sanh.
Xử trí:
– Đánh giá ban đầu: Sản phụ tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
– An ủi, động viên tinh thần phối hợp với chồng hoặc thân nhân của sản phụ
– Cho mẹ gặp bé ngay sau khi sanh: đặt bé nằm giữa 2 chân hoặc bên cạnh mẹ.
– Giải thích rõ ràng, ngắn gọn về những thắc mắc của sản phụ.
– Khuyến khích sản phụ ngồi dậy sau 24 giờ.
– Khuyên SP nên ngủ đủ 8h/ngày.

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh
kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hậu sản sau sinh
Click vào ảnh để xem chi tiết

5. Chăm sóc bé 1 ngày tuổi:

Mục tiêu:
– Tránh nhiễm khuẩn rốn.
– Sớm phát hiện các bất thường ở trẻ để kịp thời can thiệp.
– Giúp trẻ thích nghi dần với môi trường sống bên ngoài khi ra khỏi bụng mẹ.
Xử trí:
– Quan sát, đánh giá bé: hồng, phản xạ tốt, khóc to, đã được bú mẹ => hoạt động bú mút tốt, đủ ngón tay/ ngón chân, đã tiêu tiểu bình thường – đã ra phân su.
– Gõ hoặc búng mạnh vào lòng bàn tay, bàn chân có thể thấy trẻ khóc to và đạp giãy rất mạnh.
– Tắm sạch bé mỗi ngày, thay tã và quần áo sạch.
– Chăm sóc rốn cho bé mỗi ngày: rửa bằng que gòn với nước muối sinh lý từ chân rốn lên đầu rốn đến khi sạch, sát khuẩn xung quanh bằng cồn 70* (nếu dùng povidine phải pha loãng). Băng nhẹ bằng gạc vô trùng, sau đó có thể để thoáng nhưng không được mặc tã chạm vào vùng rốn.
Theo dõi: rụng rốn, nhiễm trùng rốn, sự khô ráo và teo nhỏ của rốn. Với những TH bé có chồi rốn to, hoặc còn chồi rốn thì sẽ dễ gây ướt dịch rốn, cần phải chấm teo chồi rốn bằng AgNO3 theo y lệnh.
* Lưu ý khi chấm chồi rốn:
+ Chỉ chấm đúng vào chồi rốn.
+ Bôi vaselin xung quanh rốn để tránh thấm nước.
+ Không tắm hoặc tắm tránh nước dính vào rốn vì có thể gây loang AgNO3 làm bỏng lở vùng da xung quanh.
– Tiêm ngừa lao và VGB cho trẻ trong 3 ngày đầu sau sanh.
– Ủ ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh, tắm nắng cho trẻ từ 15 – 20 phút mỗi ngày. Cởi bỏ hết quần áo trẻ, chỉ để lại tã và che mắt giúp nắng chiếu đều lên toàn thân bé.
– Điều chỉnh mức nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ từ 28 – 30*C.
– Cho trẻ bú nhiều theo nhu cầu, không cho bú nước. Sau bú vỗ lưng và chờ bé ợ trong 30p rồi mới đặt nằm.
– Dấu hiệu bất thường: trẻ tím tái, khó thở, bỏ bú, chảy máu rốn.

6. Dinh dưỡng:

Mục tiêu chăm sóc:
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé.
– Tư vấn cho mẹ:
+ Uống nhiều nước để tăng cường sữa: 2 – 3l/ ngày.
+ Ăn uống đủ chất, giàu vitamin không bỏ bữa, không kiêng khem ( trừ những chất kích thích như ớt, café, tỏi).
+ Bổ sung nhiều rau, hoa quả tươi nhằm phòng tránh táo bón.
+ Sử dụng 1 số món ăn dân gian để kích thích ra sữa nhiều: móng giò hầm đu đủ, cháo đu đủ
+ Cho trẻ bú nhiều 2 giờ/ lần và bú theo nhu cầu.

Giáo dục sức khỏe:

– Cung cấp kiến thức chăm sóc bé cho mẹ và người thân.
– Tư vấn và hướng dẫn bà mẹ cách cho bú đúng, nuôi con bằng sữa mẹ:
+ Lau sạch vú trước và sau khi cho bú.
+ Cho bé bú hết lượng sữa trong 1 vú rồi chuyển sang vú còn lại để phòng tránh bị tắc sữa.
+ Trẻ ngậm ôm cả quầng đen trên vú mẹ, mút chậm rãi, sâu và nghe được tiếng nuốt sữa.
– Tư vấn phòng chống bệnh cho trẻ:
+ Tiêm ngừa vaccin đúng lịch.
+ Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy.
– Hướng dẫn tư thế, vận động: tránh đặt trọng tâm quá nhiều vào vùng sinh dục.
ð Nằm được coi là tư thế tốt cho bà mẹ.
ð Sản phụ cần vận động nhẹ tại giường.
ð Ăn mặc rộng, không mặc áo lót chật
ð Uống thuốc theo toa.
– HD xử lý trẻ sặc sữa tại nhà.
– HD cho sản phụ các biện pháp phòng tránh thai.
– HD mẹ cách phát hiện những bất thường:
+ Mẹ: đau tầng sinh môn, sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, choáng váng, bí tiểu…
+ Trẻ: chảy máu rốn, tím tái, khó thở, bỏ bú.

Xem thêm:

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Lập kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung

Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc thai phụ sau sinh mổ

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sản phụ sau sinh thường

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chọc dò màng bụng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút dịch dạ dày

Tổng hợp một số chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa

Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng đại học, cao đẳng – P1

Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng đại học, cao đẳng – P2

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*