Bách khoa về chăm sóc vết thương

Bách khoa về chăm sóc vết thương là tổng quan kiến thức, tổng hợp kinh nghiệm thực hành của điều dưỡng về chăm sóc vết thương và một số yếu tố liên quan, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Contents

VẾT THƯƠNG LÀ GÌ?

Vết thương là bất kỳ sự tổn thương ở da, niêm mạc và các tổ chức dưới da, dưới niêm mạc, kể cả xương và phủ tạng do tai nạn, va chạm, đè ép, đụng giập hoăc do phẫu thuật tạo ra một nguy cơ làm mất sự nguyên vẹn của da.

Vết thương có thể được chia thành những loại sau: 

PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG

Các loại vết thương được phân loại dựa trên tác nhân gây ra vết thương – ví dụ do đạn hoặc dao – và cơ chế hình thành vết thương. Mỗi loại vết thương có những tổn thương mô đặc trưng và các nguy cơ nhiễm trùng khác nhau. Do đó phân loại vết thương chính xác sẽ giúp người sơ cấp cứu đưa ra những định hướng ban đầu đúng đắn.

Bách khoa về chăm sóc vết thương
Bách khoa về chăm sóc vết thương

Gồm các loại vết thương như sau:

1. Vết thương cắt

2. Vết thương rách

3. Vết thương trầy da (mài mòn)

4. Vết thương tụ máu (vết bầm)

5. Vết thương xiên

6. Vết thương do đâm 

7. Vết thương súng bắn

Xem chi tiết:

Các loại vết thương khác nhau như thế nào?

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG LÀ GÌ?

Bất kỳ vết thương nào cũng có sự hiện diện của vi khuẩn, do đó mục địch của chăm sóc vết thương cơ bản là loại bỏ mô giập, lấy sạch máu tụ, dị vật là cắt đứt nguồn cung cấp thức ăn cho vi khuẩn; luôn giữ tình trạng vô khuẩn, tránh đem thêm vi khuẩn mới vào, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ. Vì vậy chăm sóc vết thương là những khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật

Xem chi tiết:

Quá trình liền vết thương

QUY TRÌNH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

Vết thương ngoại khoa có nhiều loại như: không bị nhiễm khuẩn, không có biểu hiện viêm (không có dịch rỉ viêm), quá trình điều trị có tiến triển tốt, tổ chức hạt đang phát triển hoặc đang trong giai đoạn lên da non gọi là vết thương sạch, ngược lại với tình trạng trên là vết thương nhiễm khuẩn. Sau khi vết thương lành có thể được chỉ định cắt chỉ ngoại khoa.

Xem chi tiết:

Quy trình thay băng cắt chỉ rửa vết thương cho bệnh nhân

NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

Bất kỳ vết thương nào cũng có sự hiện diện của vi khuẩn, do đó nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản là loại bỏ mô giập, lấy sạch máu tụ, dị vật là cắt đứt nguồn cung cấp thức ăn cho vi khuẩn; luôn giữ tình trạng vô khuẩn, tránh đem thêm vi khuẩn mới vào.

Xem chi tiết:

Những nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản cho điều dưỡng

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC LOẠI VẾT THƯƠNG

Xử lý vết thương có dị vật

Vết thương có dị vật nguy cơ cao bị nhiễm trùng và chậm quá trình lành vết thương so với những vết thương khác. Chỉ lấy dị vật ra khỏi vết thương nếu như chúng ở trên bề mặt da. Không nên cố lấy các mảnh bị ghim sâu vào trong vết thương.

Xem chi tiết: Vết thương có dị vật – xử lý thế nào

Bách khoa về chăm sóc vết thương
Bách khoa thư về chăm sóc vết thương

Xử lý vết thương ở bụng.

Vết thương ở bụng do bị đâm hoặc súng bắn có thể gây ra những tổn thương hết sức nghiêm trọng. Các cơ quan hoặc mạch máu lớn có thể bị thủng, rách hoặc vỡ. Chảy máu ngoài ồ ạt, các nội tạng lộ ra ngoài kết hợp với tổn thương bên trong sẽ khiến nạn nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.

Xem chi tiết: Vết thương ở bụng và cách xử lý

Xử lý vết thương bỏng

Việc thay băng và rửa vết thương để loại bỏ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu.

Xem chi tiết:

Quy trình thay băng rửa vết thương do bỏng

Bách khoa về chăm sóc vết thương
Bách khoa thư về chăm sóc vết thương

Xử lý vết thương hoại tử do loét tỳ đè

Loét do tỳ đè rất dễ xuất hiện nếu không biết cách chăm sóc bệnh nhân đúng cách. Thực tế, xử lý vết thương hoại tử do loét tỳ đè không phải là một việc làm dễ dàng bởi hầu hết các nguyên gây ra bệnh đều do ảnh hưởng từ một số cơ quan trong cơ thể.

Xem chi tiết:

Cách chữa vết thương bị hoại tử

Bách khoa về chằm sóc vết thương

Xử lý vết thương nhiễm khuẩn

Vết thương nhiễm khuẩn là vết thương có dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau, có dịch rỉ viêm chảy ra từ vết thương). Nếu nhiễm khuẩn kéo dài thì có mủ hoặc tổ chức hoại tử.

Xem chi tiết:

KỸ THUẬT THAY BĂNG RỬA VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN

Bách khoa về chằm sóc vết thương

Chăm sóc vết thương có chỉ khâu:

Thay băng cắt chỉ rút chỉ khâu vết thương là những khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi sau mổ. Nếu không thực hiện đúng sẽ dẫn đến nguy cơ cao về nhiễm trùng.

Xem chi tiết:

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÓ CHỈ KHÂU

Chăm sóc vết thương có dẫn lưu

Vết thương có ống dẫn lưu là vết thướng có ống hoặc một một hệ thống ống, một vật thể đặt từ một vùng, một khoang của cơ thể để dẫn lưu dịch, máu hoặc chất tiết ra ngoài hoặc từ cơ quan này sang cơ quan khác.

Xem chi tiết:

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÓ DẪN LƯU

Chăm sóc vết thương cho người bị tiểu đường

Vết thương ở người bệnh tiểu đường rất lâu lành, dễ nhiễm trùng, loét hoại tử và dẫn đến đoạn chi. Vì vậy, bạn cần biết cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường để phòng ngừa rủi ro này.

Xem chi tiết:

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Chăm sóc vết loét do hạt Tophy vỡ ở bệnh nhân Gout

Khi bị bệnh gout giai đoạn nặng thường bắt gặp tình trạng các hạt tophi xuất hiện tại các khớp gối. Trường hợp này nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách các hạt tophy có thể bị vỡ ra và gây nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy bệnh nhân cần được thay băng vết loét do hạt tophy vỡ để đảm bảo vết loét nhanh lành không bị nhiễm trùng hoặc lan rộng.

Xem chi tiết:

Thay băng vết loét do hạt Tophy vỡ ở bệnh nhân Gout

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật kết thúc, hầu hết bệnh nhân đều có thắc mắc và lo lắng về việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật như thế nào. Họ tự hỏi không biết sử dụng chất sát trùng này có đúng không, làm thế nào họ có thể rửa vết mổ, và việc vết sẹo mổ chảy nước/mủ có đáng lo không. Đừng lo lắng, chăm sóc vết mổ không khó, và với một số lời khuyên, bạn sẽ có thể chăm sóc vết mổ của bạn như một chuyên gia.

Xem chi tiết:

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng tia Plasma

Ứng dụng Plasma lạnh trong y tế được coi là một kỹ thuật đột phá trong điều trị các vết thương mạn tính và nhiễm trùng da. Hiệu quả rõ rệt trên vết thương, không còn tình trạng sưng nề, ướt đỏ những ngày sau mổ. Vết thương được chiếu tia Plasma khô, phẳng, mép liền đẹp , nhanh hơn hẳn các vết thương được chăm sóc theo phương pháp thông thường. Chị em phụ nữ sau sinh hài lòng bởi vết thương ít đau, không thâm tím, không lồi. Một hai ngày sau mổ, sau đẻ chị em đã có thể đi lại, chăm sóc con bình thường. Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là e ngại của các bà mẹ. Cuống rốn trẻ thông thường mất đến 10-14 ngày mới khô và rụng. Việc tắm, thay bỉm, chăm sóc luôn phải cẩn trọng tối đa. Chiếu Plasma lạnh giúp rút ngắn quá trình này. Cuống rốn sẽ khô chỉ sau 1 lần chiếu, rụng và lành da rất nhanh.

Xem chi tiết:

Quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng tia Plasma

Chăm sóc vết mổ đẻ – vết khâu tầng sinh môn

Tất cả những trường hợp rách tầng sinh môn sau sinh, ngoại trừ những vết rách tầng sinh môn cạn đều có thể kèm theo những tổn thương khác nhau của phần dưới âm đạo. Những vết thương như thế có thể đạt đến độ sâu gây tổn thương cho cơ vòng hậu môn và có thể lan rộng đến những độ sâu khác nhau xuyên qua vách âm đạo.

Bách khoa về chằm sóc vết thương

Xem chi tiết:

Dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

Thay băng rửa vết mổ là những khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi sau mổ. Nếu không thực hiện đúng sẽ dẫn đến nguy cơ cao về nhiễm trùng.

Xem chi tiết:

Hướng dẫn cắt rút chỉ khâu vết thương an toàn

Một số lưu ý trong thay băng rửa vết mổ

Bách khoa về chằm sóc vết thương

Xem thêm:

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Kỹ thuật băng vết thương

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare