Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị sưng đau chớ nên chủ quan

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau là dấu hiệu “cô bé” của bạn có khả năng đã bị viêm nhiễm tầng sinh môn hoặc gặp biến chứng nguy hiểm sau khi tiến hành thủ thuật này. Vậy phải làm gì khi vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau?

Thủ thuật khâu tầng sinh môn thường dành cho các chị em khi sinh thường, giúp em bé được sinh ra an toàn và dễ dàng hơn, hoặc dành cho các chị em muốn cải thiện tình trạng bị giãn rộng của “cô bé” do tuổi tác hoặc do nhiều lần sinh nở để tái tạo lại niêm mạc giữa da và âm đạo. Tầng sinh môn có chiều dài khoảng 3 – 5 cm, chúng có tác dụng giúp nâng đỡ cơ quan vùng chậu: tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang…

Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị sưng
Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị sưng

Việc rạch tầng sinh môn giúp tránh những tổn thương của âm đạo và vòng cơ hậu môn. Các bác sĩ sẽ chủ động rạch tầng sinh môn còn để việc phục hồi vùng kín và khả năng đàn hồi vùng xương chậu được nhanh hơn. Tuy nhiên, việc rạch tầng sinh môn chỉ được chỉ định với các sản phụ không biết cách rặn đẻ, thai nhi hoặc đầu của thai nhi quá to so với âm đạo của mẹ, thai trong tình trạng nguy hiểm…

Khi tiến hành khâu tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu 3 lớp: thành âm đạo, cơ tầng sinh môn, lớp da. Với lớp da, các bác sĩ sẽ khâu bằng chỉ không tiêu hoặc chỉ tiêu ở dưới da, đa phần hiện nay là phần chỉ tiêu. Khi khâu tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ phải khéo léo để tầng sinh môn không có khoảng trống giữa các lớp, không bị so le và chồng các mép lên nhau, âm đạo cũng phải được khâu khít vừa không ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng vừa hạn chế việc sa trực tràng, sa bàng quang, cổ tử cung.

Nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau

Thông thường, sau khi khâu tầng sinh môn chị em thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu nhưng khoảng từ 2 -3 tuần vết khâu sẽ được lành hẳn thì cảm giác sẽ hết dần. Thế nhưng, có những trường hợp sau khi sinh con được vài tháng thì vẫn có cảm giác vướng chỉ, đau nhức, sưng đỏ… Nguyên nhân có thể do:

  • Tụ máu từ vết khâu ở tầng sinh môn
  • Vết rạch tầng sinh môn không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng
  • Chỉ khâu tự tiêu quá nhanh trong khi vết thương chưa lành hẳn khiến vết thương bị tổn thương
  • Do các chị em mặc quần lót quá chật khiến đáy quần bị cọ xát vào phần của vết khâu khiến vết thương bị tổn thương
  • Khi khâu tầng sinh môn chị em nên hạn chế việc nặng, vận động quá mạnh, đứng ngồi sai tư thế khiến vết khâu tầng sinh môn bị bục
  • Quan hệ tình dục quá sớm, quá mạnh khi vết khâu vẫn chưa lành hẳn
  • Ăn những loại thức ăn có thành phần bị dị ứng với cơ thể
  • Do các chị em làm tổn thương vết khâu khi vết thương chưa hoặc đang lên da non

Những nguy hại khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng

Sau khi tiến hành thủ thuật khâu tầng sinh môn thì việc vết khâu bị sưng đau hoàn toàn là bình thường. Việc sưng đau tại vết khâu sẽ kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Sau khoảng thời gian này, vết khâu sẽ bắt đầu liền da và bạn sẽ có cảm giác ngứa râm ran, có thể vẫn hơi sưng một chút. Trong 2 tuần tiếp bạn không thấy sốt, chảy máu, vùng vết khâu hoàn toàn khô thì tầng sinh môn sẽ lành trong những tuần tiếp theo.

Việc tiến hành khâu tầng sinh môn có thể làm xuất hiện các mô sẹo và gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy. Các mô sẹo này còn có thể làm cho người phụ  nữ khi việc sinh hoạt tình dục cảm thấy đau đớn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì bạn nên khám bác sĩ vì có thể bạn sẽ phải thực hiện lại thủ thuật một lần nữa.

Trường hợp tầng sinh môn sưng, đau sau khoảng 2 tuần khi tiến hành thủ thuật thì cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. Trước khi nói đến những nguy hiểm tiềm ẩn, thì khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau sẽ mang đến cho chị em cảm giác bứt rứt, chảy máu, khó chịu, thậm chí “đứng ngồi không yên”.

Nếu tình trạng tầng sinh môn bị sưng đau kéo dài sẽ khiến tầng sinh môn bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa tăng cao.

Tầng sinh môn bị viêm nhiễm kéo theo các vùng âm đạo, cổ tử cung cũng sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm.

Đặc biệt chú ý khi tầng sinh môn đau, sưng đỏ kèm theo các triệu chứng sốt thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc đặt dịch vụ y tế tại nhà để được khám và điều trị.

Vết sưng tầng sinh môn bị sưng tấy cần làm gì?

Khi bị sưng tấy tầng sinh môn bạn nên kiểm tra kỹ vết sưng, bạn cần xử lý đúng cách để tránh vết sưng tấy nặng hơn. Thực tế, đã có rất nhiều chị em chủ quan cho rằng vết sưng này bình thường dẫn đến viêm nhiễm nặng và kéo theo nhiều hậu quả khôn lường.

Để vết khâu tầng sinh môn được chăm sóc tốt nhất hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khi tầng sinh môn bị sưng đau, các mom nên sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà đã bao gồm chăm sóc vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ đẻ do các điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm thực hiện, và khi có các dấu hiệu bất thường mom nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín hoặc đặt dịch vụ thay băng cắt chỉ rửa vết thương tại nhà qua Bluecare – ứng dụng đặt lịch chăm sóc sức khỏe tại nhà, để khám để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây sưng đau tầng sinh môn.

Dịch vụ Bluecare
CLick vào ảnh để xem chi tiết

Xem thêm:

Bách khoa về chăm sóc vết thương

7 dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn cần biết và cách chữa

Kỹ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn cho sản phụ khi sinh

RẠCH TẦNG SINH MÔN KHI SINH THƯỜNG – NỖI KINH HOÀNG CỦA CÁC MẸ BẦU KHI VƯỢT CẠN – LÀM SAO ĐỂ KHÔNG PHẢI RẠCH TẦNG SINH MÔN?

Chăm sóc vết mổ vết khâu tầng sinh môn đúng cách để vết thương nhanh lành cô bé xinh đẹp trở lại

Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn

HƯỚNG DẪN MOM CÁCH CHĂM SÓC VẾT MỔ VÀ VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*