Quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng tia Plasma

Ứng dụng Plasma lạnh trong y tế được coi là một kỹ thuật đột phá trong điều trị các vết thương mạn tính và nhiễm trùng da. Hiệu quả rõ rệt trên vết thương, không còn tình trạng sưng nề, ướt đỏ những ngày sau mổ. Vết thương được chiếu tia Plasma khô, phẳng, mép liền đẹp , nhanh hơn hẳn các vết thương được chăm sóc theo phương pháp thông thường. Chị em phụ nữ sau sinh hài lòng bởi vết thương ít đau, không thâm tím, không lồi. Một hai ngày sau mổ, sau đẻ chị em đã có thể đi lại, chăm sóc con bình thường. Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là e ngại của các bà mẹ. Cuống rốn trẻ thông thường mất đến 10-14 ngày mới khô và rụng. Việc tắm, thay bỉm, chăm sóc luôn phải cẩn trọng tối đa. Chiếu Plasma lạnh giúp rút ngắn quá trình này. Cuống rốn sẽ khô chỉ sau 1 lần chiếu, rụng và lành da rất nhanh.

Contents

I. ĐẠI CƯƠNG

PlasmaMed là máy phát tia plasma lạnh. Tia plasma lạnh gồm nhiều thành phần hoại chất chứa oxi, hoạt chất chứa nitơ, ion, electron, bức xạ UV,… ỡ hoặc xâm nhập qua màng tế bào, tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi rút và nấm.

Mặt khác, plasma lạnh xúc tác cho phản ứng của NO2 có trong không khí NO2 và NO3 trong dịch cơ thể thành NO, đóng vai trò quan trọng trong quá

Plasma lạnh tác động lên cơ thể không có tính đâm xuyên mà chỉ giới hạn trên vài micro mét (1.10-6 met) bề mặt nên không gây tổn hại tế bào.

Tia Plasma khi được phát ra có màu sáng tím. Khi cự ly chiếu (là khoảng cách từ đầu phát (đầu bút) tia Plasma đến bề mặt vết thương) 0,5cm (có tác dụng diệt khuẩn đường kính khoảng 1cm) được gọi là chế độ diệt khuẩn; Khi cự ly chiếu 1 cm (tạo được vùng tác động đường kính khoảng 1cm), được, gọi là chế độ liền thương.

Vì vậy, tia Plasma lạnh

– Diệt vi khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn bao gồm cả một số vi khuẩn kháng thuốc, vi rút và nấm;

– Kích thích tăng sinh tế bào, tái sinh mô, hình thành tân mạch trong quá trình liền thương.

Ứng Dụng Tia Plasma Lạnh Điều Trị Sau Sinh
Điều trị vết thương bằng tia Plasma

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có chỉ định thay băng, gồm:

– Vết thương lâu lành;

– Vết thương nhiễm trùng;

– Vết thương hoại tử;

Plasma lạnh được sử dụng điều trị hiệu quả, an toàn trong biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Điều trị vết thương bằng tia Plasma

– Vết loét do tì đè (vùng gan bàn chân, vùng gót chân, vùng cùng cụt, vùng bả vai, vùng chẩm);

– Vết thương mới có nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành như: vết thương đụng dập nhiều, mất da rải rác, vết thương bẩn, vết thương phù nề, vết thương/người bệnh đái tháo đường, suy kiệt cơ thể…

– Vết thương do bỏng.

III. CHNG CHỈ ĐỊNH

– Người bệnh đang

– Người bệnh có chống chỉ định thay băng thông thường (đang có dấu hiệu suy hô hấp hoặc trụy tim mạch, sốc…),

– Vết thương vùng mắt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

– 01 Bác sỹ,

– 01 Điều dưỡng.

2. Thuốc, phương tiện:

– Máy PlasmaMed,

– Bộ dụng cụ thay băng: kéo cong, panh, phẫu tích có mấu, không mấu,

– Bông, băng, gạc vô khuẩn; băng cuộn, băng dính,

– Găng tay phẫu thuật, găng tay sạch,

– Dung dịch natriclorid 0,9%, dung dịch adrenalin 1/200.000,

– Dụng cụ đựng chất thải y tế (thay băng, rửa vết thương).

3. Người bệnh:

Giải thích phương pháp điều trị để người bệnh yên tâm, phối hợp điều trị.

4. Địa điểm thực hiện:

Tại buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật, buồng thay băng hoặc tại buồng bệnh sạch.

5. Ghi chép hồ sơ bệnh án:

Ghi y lệnh thay băng, chiếu plasma trong tờ điều trị và ghi thực hiện y lệnh trong phiếu chăm sóc.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Tư thế người bệnh và thầy thuốc:

– Người bệnh nằm hoặc ngồi để có tư thế thuận lợi cho việc thay băng và làm thủ thuật.

– Bác sỹ lựa chọn tư thế thuận lợi để làm thủ thuật, máy PlasmaMed cùng bên bác sỹ.

Bước 2: Bộc lộ vết thương: thực hiện như kỹ thuật thay băng thông thường

Bước 3: Làm sạch vết thương

– Dùng gạc mềm vô khuẩn tẩm dung dịch natriclorid 0,9% để rửa vết thương

– Lấy bỏ giả mạc, dị vật, cắt lọc hoại tử (nếu có),

– Dùng gạc vô khuẩn thấm khô vết thương,

– Nếu vết thương sâu, bị che phủ: phải bộc lộ vết thương vùng định chiếu tia plasma.

Bước 4: Chiếu tia plasma:

– Bật công tắc nguồn,

– Chọn chế độ điều trị tự động hoặc bán tự động của máy PlasmaMed

– Ấn Pedal để khởi động hoặc phát tia plasma,

– Đưa đầu chiếu tia Plasma vào vùng vết thương theo nguyên tắc vùng sâu chiếu trước, vùng nông chiếu sau, chiếu từ trung tâm vết thương ra ngoài.

(Thời gian chiếu và cách di chuyển đầu chiếu: ít nhất 10 giây trên điểm tổn thương: dịch chuyển chậm (5mm/s) đầu chiếu tia Plasma trên vết thương theo hình xoáy trôn ốc hoặc theo hình chữ chữ chi, hoặc đường thẳng tùy theo hình thể vết thương.

Bước 5: Băng vết thương và đưa người bệnh về giường.

Tùy theo tính chất từng vết thương mà sau khi chiếu tia plasma băng kín hay để hở. Nếu băng kín thì không băng quá chặt ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn.

Bước 6: Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, rửa tay.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân:

Theo dõi tình trạng toàn thân: hô hấp, mạch, huyết áp, nhiệt độ.

2. Tại chỗ:

– Chảy máu trong khi làm sạch vết thương: đắp gạc tẩm dung dịch natriclorid 0,9% hoặc tẩm dung dịch adrenalin 1/200.000 trên vùng chảy máu.

– Rát, đau, ngứa (hiếm gặp): giảm thời gian chiếu tia và giảm tần suất chiếu tia plasma (2 ngày/lần)./.

Xem thêm:

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

PLASMA lạnh – Phương pháp tiên tiến hỗ trợ điều trị vết mổ hoặc vết khâu cho phụ nữ sau sinh

Cách thay băng và rửa sạch vết thương cho bệnh nhân bị bỏng

Quy trình thay băng vết thương do bỏng

Chẩn đoán nguy cơ phân loại cách phòng điều trị và chăm sóc vết thương hoại tử do loét tỳ đè ở bệnh nhân lằm lâu

Hướng dẫn chăm sóc và xử lý vết thương hoại tử do loét tỳ đè

Quy trình thay băng, cắt chỉ, rửa vết thương cho bệnh nhân

Chăm sóc vết mổ vết khâu tầng sinh môn đúng cách để vết thương nhanh lành cô bé xinh đẹp trở lại

Chăm sóc vết thương khâu

CÁC MŨI KHÂU VẾT MỔ, VẾT THƯƠNG CƠ BẢN – MŨI KHÂU RỜI ĐƠN GIẢN

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*