Cách chữa vết thương bị hoại tử

Hoại tử là các mô cơ thể dần chết đi, hiện tượng này lan rất nhanh và xảy ra khi bị thương hay phẫu thuật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định là do nhiễm trùng vết thương, do các loại vi khuẩn như Strep, Staph hay Clostridia gây ra, do máu không đến được các mô trên cơ thể. Trường hợp những người bị bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá thường xuyên thì nguy cơ bị hoại tử cao hơn người bình thường. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cách chữa vết thương bị hoại tử. Hy vọng phần nào giúp được các bạn trong quá trinh chăm sóc bệnh nhân.

Cách chữa vết thương bị hoại tử.

Những vết thương ở khu vực nào có nguy cơ bị hoại tử

Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có nguy cơ bị hoại tử nếu có vết thương hở nhưng khu vực phổ biến nhất liên quan đến chân, bàn chân, cánh tay, tai và mũi.

Có nhiều loại hoại tử khác nhau như hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử khí, hoại tử nội.

Nguy cơ bị hoại tử từ những nhiễm trùng vết thương nhỏ.

Từ vết thương nhỏ nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dễ dàng gây ra hoại tử:

  • Vết xước da do cọ xát, ngã chảy máu, vết thương mổ,…
  • Vết thương ở người mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc, tắc mạch máu, nằm bất động, đau ruột thừa, bị bỏng,…
  • Chữa trị vết thương không đúng cách: tự chữa ở nhà, theo các phương pháp truyền miệng gây viêm nhiễm.
  • Vết thương có dị vật bên trong không được loại bỏ, hình thành ổ mủ bao quanh và gây ra nhiễm khuẩn.
  • Vết thương hở nhẹ nhưng bị vi khuẩn xâm nhập.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử

Để biết được mình có bị hoại tử hay không, bạn nên theo dõi vết thương nếu có các triệu chứng sau đây thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị:

  • Khu vực quanh vết thương sưng đỏ và lan rộng ra nhanh chóng.
  • Da bị bong tróc hoặc nhăn lại ở quanh vùng bị thương.
  • Cảm giác đau đớn tăng dần.
  • Sủi bọt trắng ở vết thương.
  • Vùng nhiễm trùng tỏa ra mùi khó chịu.
  • Lâu dần vết nhiễm trùng lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Nổi hạch ở gần vị trí có vết thương, có thể nổi hạch bẹn hoặc hạch ở nách.

Khi vết nhiễm trùng trở nặng, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Nóng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, cảm thấy mệt mỏi mặc dù không hoạt động, nhịp tim tăng nhanh, hoa mắt chóng mặt, rối loạn cảm xúc.

Hoại tử gây những biến chứng nguy hiểm, có thể phải cắt bỏ những phần bị hoại tử, khi vết nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể có thể bị nhiễm trùng máu và dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Vì vậy, khi gặp các vết thương nhỏ trên cơ thể, bạn không nên chủ quan. Sử dụng các dụng cụ y tế đảm bảo kết hợp thuốc để rửa vết thương, tránh gây nhiễm trùng. Khi vết thương có dấu hiệu xấu đi như lan rộng, có mủ thì hãy đến ngay cư sở y tế để được xử lý. Các bác sĩ sẽ lấy đi những tế bào chết, sử dụng kháng sinh, liệu pháp áp suất oxy và pha loãng máu.

Nói tóm lại, chứng hoại tử rất nguy hiểm vì thế người bệnh cần theo dõi và chăm sóc vết thương cẩn thận, nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh khỏi những tình trạng đáng tiếc.

CÁCH ĐIỀU TRỊ CÁC VẾT THƯƠNG BỊ HOẠI TỬ

Khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến đã có phương pháp mới làm lành nhanh chóng những vết thương lở loét, hoại tử như:

  • Cách điều trị thường là lấy đi những tế bào chết như phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử sau đó sử dụng thuốc để vết thương lành.
  • Sử dụng kháng sinh, liệu pháp áp suất ôxy và pha loãng máu.
  • Băng kín và hút tạo chân không để làm lành vết thương bị lở loét lâu ngày. Được điều khiển bằng mạch vi xử lý, phần dịch ứ đọng cùng vi khuẩn ở nền vết thương nhanh chóng được loại bỏ, áp lực hút chân không làm tăng nguồn máu nuôi dưỡng, kích thước vết thương thu nhỏ dần, thuận lợi cho quá trình điều trị. Nhờ đó, bệnh nhân tránh được việc thay băng nhiều lần gây đau đớn, đồng thời giảm hẳn nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên phương pháp trên phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa bằng những thiết bị máy móc tiên tiến.

Xem thêm:

Điều trị và chăm sóc vết thương bị hoại tử cần chú ý

Hướng dẫn chăm sóc và xử lý vết thương hoại tử do loét tỳ đè

Chẩn đoán nguy cơ phân loại cách phòng điều trị và chăm sóc vết thương hoại tử do loét tỳ đè ở bệnh nhân lằm lâu

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG BẰNG ” LIỆU PHÁP GIÒI “

Kỹ thuật điều trị vết loét bằng máy hút áp lực âm trên người bệnh đái tháo đường

Rửa và thay băng vết loét hoại tử rộng do tỳ đè

Kỹ thuật cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét khu trú ở ngón chân trên bệnh nhân đái tháo đường

    • https://bluecare.vn/appClick vào ảnh ngay để đặt lịch chăm sóc y tế tại nhà với các y bác sĩ giàu kinh nghiệm và ở gần nhất.
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare