7 bước chăm sóc vết thương hở & theo dõi tại nhà đầy đủ nhất

7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà Blog Bluecare

Cách để chăm sóc vết thương hở tại nhà là việc được rất nhiều người quan tâm. Nếu chăm sóc vết thương không đúng cách, nhẹ thì khiến vết thương lâu lành. Nặng thì có thể bị nhiễm trùng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây, Bluecare sẽ hướng dẫn 7 bước chăm sóc vết thương hở cơ bản tại nhà ai cũng có thể làm được nhé!

Contents

7 bước để chăm sóc vết thương hở tại nhà

Vết thương được chia làm 2 loại: vết thương kín (da vẫn nguyên vẹn) và vết thương hở. Vết thương hở là chấn thương liên quan đến sự rách bên ngoài da hoặc bên trong mô cơ thể, thường liên quan đến da. Nguyên nhân gây ra vết thương hở chủ yếu do: ngã, đâm vào vật sắc nhọn, tai nạn… Hầu hết các vết thương hở là nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Chỉ cần chăm sóc đúng cách & bảo vệ tốt sẽ hồi phục nhanh chóng.

>> Xem thêm: Vết thương hở là gì, các loại vết thương hở và cách chăm sóc

7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà

Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết thương. Rửa tay giúp bạn giảm tới 35% khả năng lây lan của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn cho vết thương.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi sơ cứu vết thương. Có thể sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với dịch từ vết thương.

Các bước rửa tay đúng chuẩn

Bước 2: Cầm máu cho vết thương

Dựa vào tình trạng vết thương & tính chất tổn thương để lựa chọn phương án cầm máu phù hợp.

Một số kỹ thuật cầm máu vết thương như: Băng ép, băng nút, gấp chi tối đa, ấn động mạch,…

  • Dùng băng gạc hoặc vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương nhằm thúc đẩy quá trình đông máu
  • Nếu máu chảy quá nhiều và không có băng gạc hay vải sạch, có thể dùng tay ép lên miệng vết thương để hạn chế máu chảy
  • Đồng thời nâng vị trí vết thương cao hơn tim để làm giảm áp lực máu tới khu vực này.

Trong trường hợp vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Bước 3: Vệ sinh vết thương

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hay nước sạch để rửa miệng vết thương, loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn
  • Nên rửa và sát khuẩn từ 5-10 phút để loại bỏ bụi bẩn nhé!
  • Dùng khăn sạch để lau nhẹ nhàng vết thương
  • Với vết thương lớn hoặc có dị vật như thủy tinh, mảnh vụn…có thể dùng nhíp để loại bỏ. Nếu không loại bỏ được cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Bước 4: Sát trùng vết thương hở

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà.

Sử dụng một lớp kem kháng sinh hay thuốc mỡ thoa lên vị trí tổn thương. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng cho da. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

Chú ý, Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở. Vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu…Khiến cho vết thương chậm lành hơn.

>> Xem thêm: 5 loại thuốc sát trùng vết thương hở tại nhà phổ biến nhất

Bước 5: Băng bó vết thương

Nhằm giữ cho vết thương tránh bị nhiễm trùng, sau khi vệ sinh vết thương cần thực hiện băng bó để hạn chế nhiễm khuẩn. Nên sử dụng băng vô trùng để băng miệng vết thương.

Đối với vết thương có nhỏ có thể dùng băng gạc y tế chống thấm nước để băng bó vết thương hở. Chú ý băng kín miệng vết thương để tránh tái nhiễm khuẩn. Không nên băng quá chặt nhưng vẫn phải đảm bảo vết thương được che kín.

Bước 6: Thay băng

  • Cần thay băng mỗi ngày hoặc khi xuất hiện bụi bẩn, ẩm ướt. Mỗi lần thay băng cần rửa lại vết thương, bôi thuốc, kháng sinh lên vết thương sau mỗi lần thay băng
  • Nếu vết thương đã liền thì không cần tiến hành băng bó nữa.
  • Trong trường hợp vết thương nặng hơn cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.

>>Xem thêm: 5 dấu hiệu nhiễm trùng vết thương tại nhà và cách xử trí an toàn

Bước 7: Theo dõi tình trạng vết thương

Trong quá trình chăm sóc và xử lý vết thương hở tại nhà cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế khám và xử lý kịp thời.

  • Một số dấu hiệu nhiễm trùng có thể nhận biết: sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau, cảm thấy vết thương hơi ấm
  • Một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn
Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở

Mẹo nhỏ:

  • Nếu bệnh nhân quá đau có thể sử dụng paracetamol để giảm đau
  • Chườm đá nếu có dấu hiệu bầm tím hoặc sưng.

>> Xem thêm: Lựa chọn kháng sinh trong điều trị vết thương hở

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Vết thương hở hoàn toàn có thể sơ cứu, theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được giúp đỡ nếu bị thương trong các trường hợp sau:

  • Cầm máu không đem lại hiệu quả, máu vẫn chảy liên tục không có dấu hiệu ngừng sau vài phút.
  • Vết thương do người hoặc động vật cắn (chó, mèo,…)
  • Các tổn thương gần đầu, cổ, ngực hoặc bụng gây dập nát hoặc có vết hở lớn
  • Vết thương đâm sâu và xuyên qua các khớp xương
  • Chấn thương gây đứt rời các chi (trong thời gian chờ cấp cứu, nên bảo quan chi đứt rời trong túi nilon sạch, kín và ướp lạnh)
  • Vết thương bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để xử lý và theo dõi vết thương tại nhà. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, cần tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu thay băng, cắt chỉ, rửa vết thương tại nhà có thể đặt lịch của Bluecare hoặc liên hệ số hotline 098 576 8181 để được hỗ trợ!

>> Bài viết liên quan:

Cách chăm sóc vết thương hở mau lành tránh sẹo

Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng

Cách chăm sóc vết thương khâu tại nhà

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*