Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng

Vết mổ sau khi phẫu thuật nếu bị nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh nhân, nặng thì có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên đừng xem thường những vết mổ sau khi phẫu thuật, nếu như chúng ta không để ý thì khả năng vết mỗ bị nhiễm trùng sẽ rất cao. Đặc biệt là thời gian khi bệnh nhân được xuất viện về nhà, thời gian chăm nghỉ dưỡng ở nhà bệnh nhân phải chú ý đến vết mổ. Vậy nên khi chăm sóc vết mổ cho người bệnh tại nhà, gia đình và bệnh nhân cần quan sát để phát hiện kịp thời nếu vết mổ có dấu hiệu bị nhiễm trùng.  Để giúp điều dưỡng và gia đình chăm sóc người bệnh đúng cách giúp bệnh nhân mau hồi phục Bluecare xin chia sẻ bài viết “Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng” các bạn cùng tham khảo nhé

Giai đoạn sau phẫu thuật cũng là giai đoạn quan trọng để chăm sóc vết mổ vì đây là thời gian vết mổ cần được chăm sóc cho đến khi lạnh lại hoàn toàn. Vì vậy, nếu làm nhiễm trùng vết mổ trong giai đoạn này sẽ dẫn đến làm chậm lại khả năng bình phục và nếu nặng thì bệnh nhân còn phải chịu đựng thêm nhiều cơn đau và có khi phải thực hiện phẫu thuật lại.

Contents

1. Dấu hiệu vết mổ bị nhiễm trùng.

Khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà phải thật cẩn thận và để đến vết mổ hằng ngày. Nếu có dấu hiệu không được bình thường thì phải tiến hành các biện pháp để làm giảm tối thiểu khả năng tổn thương cho vết mổ. Nếu bệnh nhân và tại vết mổ có những dấu hiệu này thì cần nghĩ ngay đến việc vết mổ đã bị nhiễm trùng:

  • Ớn lạnh hoặc sốt trên 38.3 độ C
  • Vết mổ đau kèm hiện tượng sưng, nóng, đỏ
  • Vết mổ chảy mủ, chảy nước có mùi khó chịu hoặc dịch từ ống dẫn lưu chảy ra ngày một nhiều;
  • Vết mổ đột ngột chảy máu;
  • Cảm giác căng, thít chặt quanh vết mổ; nút chỉ khâu hoặc ghim trên da bị toác ra.

Nếu vết mổ đã bị nhiễm trùng, gia đình và bệnh nhân cần thực hiện việc làm giảm tổn thương do nhiễm trùng vết mổ gây ra và gọi bác sĩ gần nhất đến để khắc phục tình trạng nhiễm trùng.

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ khi bệnh nhân đang nằm tại nhà bệnh nhân và người nhà cần phải:

    • Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cách sử dụng thuốc, cách rửa và băng bó vết thương, cách phòng chống nhiễm trùng vết mổ.
    • Liên tục kểm tra vết mổ hằng ngày và để ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng.
    • Dùng băng,  gạt, thuốc sạch sẽ để  băng bó lại vết thương hằng ngày, khi băng bó nên chú ý những điều làm ảnh hưởng xấu đến vết mổ.

Khi vết mổ đã bị nhiễm trùng tại nhà thì các bạn cần phải tiến hành các bước sau để xử lý vết thương bị nhiễm trùng:

Rửa sạch vết mổ:

Khi bị nhiễm trùng vết mổ bạn nên rửa vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone….

Loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử:

Trong xử lý vết thương bị nhiễm trùng thì việc loại bỏ những phần hoại tử vết thương là một trong những khâu quan trọng. Loại bỏ dịch mủ , vi khuẩn, mô hoại tử chính là loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Sử dụng thuốc kháng sinh:

Sau khi đã rửa sạch vết mổ và sát trùng thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết mổ nặng.

Băng vết thương:

Nếu vết mổ nhẹ, không lớn thì  bạn không cần băng lại mà chỉ cần sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương và giúp vết thương nhanh lành, hoặc dùng băng keo cá nhân Urgo hay gạc mỏng bao phủ để tránh cọ xát.  Nếu vết mổ nặng hơn, sâu hơn và to hơn, bạn nên dùng Nacurgo xịt lên trước khi quấn băng nhằm kích thích vết mổ mau lành.

Khi vết mổ đã bị nhiễm trùng thì không được làm những điều này để tránh vết mổ bị nhiễm trùng nặng hơn:

  • Chà sát vết mổ.
  • Tháo băng vết thương ra trừ khi theo y lệnh của nhân viên y tế.
  • Sử dụng kem dưỡng da hoặc các loại phấn rắc trên vết mổ .
  • Để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vết mổ.
  • Khi tắm hãy giữ cho vết mổ khô ráo và sạch sẽ, cho đến khi vết thương lành hẳn.

3. Khi vết mổ bị nhiễm trùng không nên ăn gì?

Rau muống

Mủ rau muống rất độc với vết mổ, khi vết mổ bị nhiễm trùng thì tuyệt đối không được ăn rau muống vì sẽ sinh ra dịch độc trong vết mổ sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

Trứng

Như đã biết, trứng là loại thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và là thức ăn bổ dưỡng được khuyên ăn trong trường hợp bệnh nhân ốm yếu, và cần bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm để lại có sự trùng hợp giữa ăn trứng và để lại vết trắng hoặc loang lổ trên da (giống như vết lang ben). Vì vậy khi bị vết thương và sau phẫu thuật không nên ăn trứng trong giai đoạn liền da non để vùng da mới hình thành có màu trùng với vùng da xung quanh và tránh bị nhiễm trùng vết mổ.

Đồ nếp và thịt gà

Đồ nếp và thịt gà là hai loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn hai loại thực phẩm này làm cho vết mổ có hiện tượng sưng, mưng mủ. Khi vết thương mưng mủ dễ gây viêm nhiễm cho vết mổ làm cho vết mổ lâu lành và để lại sẹo trên da. Vì vậy để tránh sẹo trên da bạn nên kiêng ăn những món được chế biến từ hai loại thực phẩm này.

Hải sản và đồ tanh

Đây có thể gọi là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị vết thương hở lại không tốt cho vết thương chút nào. Vì khi ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo hơn nữa sẽ làm vết mổ có mủ, dẫn đến nhiễm trùng.

BLUECARE - ỨNG DỤNG ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO BỆNH NHÂN TẠI NHÀ
BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤ

Bên cạnh những kiến thức bổ ích, Bluecare – ứng dụng đặt lịch chúng mình còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại nhà: Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nhà – Thông Tiểu – Thụt Tháo Đại Tràng tại nhà – Dịch vụ Châm Cứu – Bấm Huyệt – Phục Hồi Chức Năng – Tác Động Cột Sống tại nhà (hoặc Bệnh Viện)

Tất cả đều do những điều dưỡng, các chuyên viên Bluecare có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề thực hiện, không những yên tâm về chất lượng dịch vụ mà còn biết trước giá tiềntự do lựa chọn thời gian phù hợp với gia đình, thanh toán linh hoạt …

Bluecare là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ trẻ trong thời đại mới.

Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 

Hotline: 0985768181.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC

Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn

Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN

Kỹ thuật thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

Nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản cho điều dưỡng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*