Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

Chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn, yêu cầu Điều dưỡng viên cần lập kết hoạch chăm sóc theo đúng yêu cầu. Vậy trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cần lưu gì? Để trả có câu trả lời cho câu hỏi này mời các bạn cùng tham khảo bài viết “Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương” của Bluecare dưới đây nhé.

Contents

Nguyên nhân nhiễm trùng vết thương

Do nhiều loại: Ký sinh trùng, nấm, nhưng chủ yếu là các loại vi khuẩn gây bệnh khác
nhau hay gặp một vài loại vi khuẩn sau đây:

  • Vi khuẩn làm mủ: Tụ cầu khuẩn (Staphylococus) thường ở trên da, tụ cầu vàng
    (Staphylococus Aureus) là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng vết mổ.
    Ngoài ra còn gặp liên cầu khuẩn (nhóm A – beta tan huyết còn gọi là Streptococus
    Pyorenes), nhóm vi khuẩn gram âm bao gồm trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas Acruginose),
    trực khuẩn Escherichia Coli.
  • Vi khuẩn yếm khi: Hay gặp là trực hoại thư sinh hơi (Clostridium Perfringens), trực
    khuẩn uốn ván (Clostridium Tetani).

TRIỆU CHỨNG.

Triệu chứng toàn thân:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ triệu chứng toàn thân hầu như không có.
  • Nhiễm khuẩn nặng có thể có phản ứng nhiều gây nên các triệu chứng sau đây:
  • Sốt tuỳ theo từng thể nhiễm khuẩn mà biểu hiện khác nhau.
  • Vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, có triệu chứng mất nước, nên da người bệnh sạm
    lại, nếu nặng hơn là có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh như li bì, lơ mơ…
  • Dấu hiệu sớm nhiễm trực khuẩn uốn ván là: Cứng khớp hàm, dấu hiệu muộn có những
    cơn co cứng uốn cong người.

Triệu chứng tại chỗ:

  • Nổi bật nhất là 4 triệu chứng của viêm:
  • Sưng: Do huyết tương thoát khỏi mao mạch gây phù nề tại chỗ.
  • Nóng: Do hiện tượng phản xạ vận mạch, máu chảy đến nhiều, tăng cường sự chuyển
    hoá, phát sinh ra nhiệt.
  • Đỏ: Do mao mạch quản giãn ra, máu chảy đến nhiều. Triệu chứng này thấy rõ khi bị
    nhiễm khuẩn ở nông, gần da và khó thấy trong trường hợp nihễm khuẩn ở sâu.
  • Đau: Do huyết tương thoát mạch chèn ép vào các đầu dây thần kinh gây nên.
  • Bốn triệu chứng trên xuất hiện ở thời kỳ đầu của nhiễm khuẩn nếu điều trị hợp lý thì
    có thể mất đi hoặc tiến sang thời kỳ có mủ. Khi đó ta thấy dấu hiệu ba động của túi mủ. Triệu
    chứng chắc chắn là khi chọc dò thấy có mủ, ngoài ra còn có nhiều hạch bạch huyết nổi lên,
    khi nắn thấy đau.
  • Khi nhiễm khuẩn mủ xanh thì tại vết mổ, vết thương hoặc vết bỏng dịch mủ loãng có
    màu xanh biếc hoặc màu lục thấm nhanh băng gạc ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi thay băng,
    có thể thấy màu xanh ở chăn và quần áo của người bệnh.
  • Khi nhiễm trực khuẩn hoại thư sinh hơi thì biểu hiện đau ngày càng tăng ở vùng nhiễm
    khuẩn, da bị rộp lên sau đó tím tái, có hiện tượng xám loang lổ, sưng nề ngày càng to nhợt
    nhạt, đỏ nâu, muộn hơn da có màu nâu đen, tiết nhiều dịch nâu mùi thối như cóc chết, có
    nhiều hơi ở dưới da, ấn lép bép.

Cận lâm sàng:

  • Số lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu da nhân trung tính có thể trên 80%.
  • Soi tươi bệnh phẩm có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
  • Cấy máu ở người bệnh nhiễm khuẩn huyết có thể thấy vi khuẩn gây bệnh.

Điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng vết thương

  • Khi có tổn thương tổ chức hoặc sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì vi khuẩn sẽ
    phát triển hoạt động gây bệnh. Vi khuẩn đột nhập vào cơ thể thường là ở vết thương, vết mổ
    vi khuẩn đã khu trú sẵn tại một bộ phận của cơ thể.
  • Hạn chế nguồn nuôi dưỡng khu vực được mổ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn
    cụ thể là giảm lưu lượng máu do tắc mạch, mất máu. Những trường hợp mổ cấp cứu thì có tỷ
    lệ nhiễm khuẩn cao hơn mổ phiên. Bị thương ở những nơi ao hồ bùn lầy dễ bị nhiễm khuẩn
    các vi khuẩn kỵ khí có độc tố mạnh như uốn ván hay hoại thư sinh hơi… vết thương thời chiến
    dễ nhiễm khuẩn hơn vết thương thời bình. Thời gian mổ càng dài thì khả năng nhiễm khuẩn
    sau mổ càng lớn.

ĐIỀU TRỊ.

  • Khi xử trí vết thương nên làm sớm, nếu vết thương đến sớm thì tiến hành cắt lọc các
    phần tổ chức bị giập nát, loại bỏ dị vật.
  • Nếu vết thương đã có mủ thì mổ dẫn lưu mủ đường rạch cần rộng và thấp để dễ thoát
    được mủ, nếu có nhiều khoang mủ gần nhau thì phải phá các vách ngăn cách để dẫn lưu ra
    ngoài và nếu cần có thể đặt ở nhiều chỗ, không dùng kim để chọc hút và dẫn lưu ổ mủ vì
    không dẫn lưu được hết mủ ra ngoài.
  • Nếu hoại thư ở chi, mông, bụng, lưng, vai thì rạch rộng đến bao cơ, theo trục chi, banh
    rộng các cân cắt lọc các mô hoại tử và để ngỏ vết mổ, nếu chi thể hoại thư sinh hơi tiến triển
    nhanh phải cắt cụt sớm, mỏm cụt phải bỏ ngỏ hoàn toàn và tiếp tục rỏ giọt mỏm cụt bằng các
    dung dịch thuốc tím 1/4000, nước oxy già hoặc huyết thanh mặn ưu trương.
  • Dùng kháng sinh toàn thân tốt nhất dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, ngoài ra cần
    truyền máu, dịch thể, trợ tim, lợi tiểu, phục hồi diện giải, tăng cường khả năng miễn dịch bằng
    biện pháp dùng vacxin tự thân. Gama globulin đặc biệt chống trực khuẩn mủ xanh, và dùng
    natrihyposunfit chống nhiễm độc axit cyanhydric do trực khuẩn mủ xanh tiết ra.

Nhận định tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

Trong phần nhận định tình trạng, Điều dưỡng viên cần lưu ý khai thác hỏi đáp suy luận như sau:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân hay không? (sốt, mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bân, li bì, vẻ mặt xanh tái, da vàng, măt vàng, mạch nhanh, huyết áp hạ…).
  • Tại chỗ vết thương có sưng, nóng, đỏ, đau không?
  • Vết thương sạch hay nhiễm bân?
  • Nguyên nhân gây nên vết thương là gì (vết thương hoả khí hay, dao…)?
  • Vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn do một số vi khuẩn kỵ khí (hoại thư, uốn ván…) và nhiễm khuẩn mủ xanh hay không?
  • Vết mổ cấp cứu hay mổ phiên?
  • Đối với vết mổ, người điều dưỡng phải thường xuyên xem vết mổ có xuất tiết dịch, có máu thấm băng không? Có sưng nề không?
  • Ân vết mổ có lõm không, có bùng nhùng không?
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

Một số vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

  • Nhiễm khuẩn vết mổ.
  • Nhiễm khuẩn mủ xanh.
  • Sốt cao.
  • Bệnh nhân bị nhiễm độc do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân tiểu tiện ít.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn kỵ khí.

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương
  • Nếu là nhiễm trùng vết mổ thì người điều dưỡng phải căt chỉ sớm, ngắt quãng, tách rộng 2 mép vết mổ để mủ thoát dễ dàng, cần thực hiện y lệnh sử dụng kháng sinh đầy đủ, tiến hành thay băng 2 – 3 lần/ngày nếu vết mổ thấm băng, kiểm tra và tìm nguyên nhân tại chỗ gây nhiễm trùng.
  • Khi nhiễm trùng mủ xanh: tại chỗ đăp dung dịch nitrat 0,5%, lactat bạc, dung dịch cloramin 0,1% hoặc dung dịch axit nhẹ (axit boric 0,1% hoặc sử dụng một số dung dịch 0,4%).
  • Khi bệnh nhân sốt cao (39 – 40oC), giảm sốt bằng nhiều phương pháp:
  • Chườm mát vùng trán, nách, bẹn.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Tắm nước ấm 32 – 350
  • Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc, mất nước cần bù dịch bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, theo dõi sát mạch, huyết áp, nước tiểu hằng giờ, tình trạng thần kinh để kịp thời xử trí, báo cáo tình trạng bệnh nhân cho bác sỹ phụ trách điều trị.
  • Khi có nguy cơ nhiễm khuẩn kỵ khí cần tiêm phòng huyết thanh chống uốn ván SAT, theo dõi sát bệnh nhân, căt lọc, để hở vết thương, sử dụng kháng sinh theo y lệnh.
Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

Biện pháp để phòng ngừa nhiễm khuẩn ngoại khoa trong bệnh viện 

  • Cần làm tốt biện pháp sát khuẩn và vô khuẩn.
  • Khử khuẩn da khi mổ, sử dụng cồn etylic 700 và cồn iốt làm hạn ,chế nhiễm khuẩn sau mổ, khử khuẩn tay bằng iốt có thể diệt được 80-90% tổng số vi khuẩn có ban đầu. Sử dụng iốt vừa diệt được vi khuẩn vừa diệt được nấm.
  • Cần quản lý tốt một số trường hợp có mủ xanh, nhiễm khuẩn mủ xanh thường xuất hiện ở tuần lễ thứ hai sau mổ hoặc sau khi bị thương hoặc bị bỏng (nhất là một số trường hợp bị bỏng do vôi tôi).
  • Có khu quản lý riêng cho một số bệnh nhân mổ vô trùng và nhiễm trùng.
  • Dụng cụ và bàn tay của nhân viên phục vụ thường là vật trung gian truyền bệnh. Do đó cần làm tốt công tác vô khuẩn và tiệt khuẩn (rửa tay vô khuẩn…) trước khi tien hành làm thủ thuật để tránh gây nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.

Phải thay băng cho một số trường hợp mổ vô khuẩn, vết thương sạch thay băng trước, vết thương bẩn, nhiễm khuẩn thay băng sau. Mỗi bệnh nhân thay băng có bộ dụng cụ riêng sử dụng cho một người, không được sử dụng chung cho nhiều người.

  • Với vết thương phần mềm trong chiến tranh, hoặc trong thời bình do hoả khí đều không được khâu kín, đề phòng nhiễm khuẩn yếm khí. Chỉ khâu kín vết thương khi vết thương sạch, đến sớm trước 6 giờ và sau khi cắt lọc tốt, có điều kiện theo dõi sau mổ, sử dụng kháng sinh đầy đủ.
  • Phải làm vệ sinh kỹ bệnh nhân trước khi vào phòng mổ, phải thay toàn bộ bằng quần áo hấp vô khuẩn trước khi lên bàn mổ, người ta thấy rằng trước mổ càng nằm lâu trong bệnh viện bao nhiêu thì tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ càng lớn bấy nhiêu.

Lưu ý:

Đối với trường hợp vùng nhiễm khuẩn ngày càng đau tăng, da bị rộp, xám loang lổ, để đề phòng bệnh nhân bị hoại thư, các bạn điều dưỡng viên cần theo dõi sát hằng giờ báo bác sỹ để xử trí kịp thời.

  • Chế độ ăn: cần được ăn chế độ cao đạm, tăng cường vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng.
  • Khi nhiễm khuẩn nặng: sốt cao (39- 41oC), người điều dưỡng phải kiểm soát nghiêm ngặt lượng nước đưa vào và thải ra của bệnh nhân, theo dõi nước tiểu phát hiện tình trạng thiểu niệu, vô niệu, đồng thời bù đủ nước điện giải cho bệnh nhân qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, sử dụng một số biện pháp giảm sốt nếu sốt cao (39- 41oC) như sử dụng thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh, tắm nước ấm. Trường hợp sốt nhẹ 37,5 – 38oC không cần sử dụng một số biện pháp giảm sốt.

LƯỢNG GIÁ

  1. Vi khuẩn nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn vết mổ ?
    A. Escherichia coli B. Pseudomonas aeruginose
    C. Staphylococcus aureus D. Clostridium perfringens
  2. Tính chất mủ khi nhiễm trực khuẩn Pseudomonas aeruginose là:
    A. Loãng, màu xanh biếc hoặc màu cà phê sữa
    B. Loãng, màu xanh biếc hoặc màu xanh lục
    C. Đặc, màu xanh lục hoặc màu nâu đen
    D. Đặc, màu nâu đen hoặc màu đỏ nâu
  3. Khi nhiễm trực khuẩn mủ xanh thì tại chổ nhiễm khuẩn nên đắp dung dịch ?
    A. Nước muối sinh lý B. Cồn etylic 700
    C. Nước oxy già D. Dung dịch acid boric 0,1%
  4. Nhiễm Pseudomonas aeruginose thường xuất hiện ở tuần thứ mấy sau mổ ?
    A. Tuần thứ 1 B. Tuần thứ 2 C. Tuần thứ 3 D. Tuần thứ 4
  5. Chế độ ăn của người bệnh nhiễm khuẩn ngoại khoa là:
    A. Giàu đạm và béo B. Giàu béo và đường
    C. Giàu đường và đạm D. Giàu vitamine và đạm

Đánh giá kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trung vết thương

Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa đạt yêu cầu sau :

  • Nhiễm khuẩn vết mổ giảm: một số triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau giảm và hết dần.
  • vết bỏng lên tổ chức hạt tốt, đỏ, không phù nề, nhiễm khuẩn mủ xanh tại chỗ giảm (ít mủ) tiến tới khỏi hăn không còn mủ xanh.
  • Bệnh nhân sốt giảm dần và sau đó hết sốt, toàn trạng bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ liền sẹo tốt.
  • Bệnh nhân tỉnh táo, hơi thở không hôi, môi không khô, mạch huyết áp ổn định, bệnh nhân không bị thiểu niệu, vô niệu.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC

Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn

Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN

Kỹ thuật thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

Nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản cho điều dưỡng

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*