Contents
Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh
I. Nhận định chung
Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn đã được nghiên cứu rất nhiều và không còn là vấn đề tranh cãi (Standard principle for preventing hospital – acquyred infection. J.Hostp infect). Kết quả nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rửa tay nhiều khi vẫn chưa được thực hiện đúng cách, chủ yếu do bận hoặc bồn rửa tay không đủ.
Trên thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ mắc cao. Theo điều tra của Mỹ (1998 – 2001) 5-10% người bệnh nhập viện mắc phải nhiễm trùng bệnh viện: có 2 triệu người mắc trên một năm; Vì các trường hợp nhiễm trùng bệnh viện xảy ra ở khoa chăm sóc đặc biệt. Hằng năm có khoảng 90 nghìn người tử vong do nhiễm trùng bệnh viện; chi phí hàng năm tới 4,5 – 5,7 tỷ USD.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thê giới tại 47 bệnh viện của 14 nước đại diện cho các khu vực khác nhau, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 8,7%. Vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tố chức Y tế Thế giới khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
II. Lý thuyết liên quan
Trên da tay thường có cả hai loại vi khuẩn: vi khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm trùng qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến, thường tồn tại trên da không quá 28 tiếng. Chúng không có khả nâng nhân lên trên da và dễ bị loại bỏ bằng rửa tay với nước và xà phòng.
Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào loại thao tác và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh. Ví dụ: sau các thao tác như xoay trở người bệnh, bắt mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cơ thể, động chạm vào vai, háng người bệnh, trên đôi tay sẽ có 100 đến 1000 khuẩn lạc Klebsiella SPP. Sau các hoạt động như tiêm, truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh, trên dôi tay sẽ có 300 đơn vị khuẩn lạc (UFs).
1.Rửa tay thường quy được áp dụng trong các trường hợp sau:
Trước và sau khi mang găng.
Trước và sau khi chăm sóc mỗi người bệnh.
Trước khi chuẩn bị dụng cụ.
Trước khi chuẩn bị thức ăn.
Trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh.
Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh.
Sau khi tiếp xúc với các đồ vật xung quanh người bệnh.
Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ vừa chăm sóc người bệnh.
2.Mục đích rửa tay thường quy:
Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay.
Đám bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
3.Rửa tay có thể thực hiện được với điều kiện:
Các dung dịch rửa tay: xà phòng nước, xà phòng có chất diệt khuẩn, cồn 70 có glycerin v.v…
Xà phòng và nước rất có hiệu quả trong loại trừ các vết bẩn và các vi khuẩn vang lai. Song dôi bàn tay có thể trở thành phương tiện làm lây truyền nhiễm khuẩn do bị nhiễm khuẩn từ xà phòng không có chất sát khuẩn – Các chất kháng khuẩn có hiệu quả trong việc loại bỏ các vết bẩn và hiệu quả hơn là nước và xà phòng trong việc loại bỏ các vi khuẩn thường trú (Clinical Nursing Procedures. Sixth edition, The Royal Marsden).
Việc chà xát tay bằng cồn (alcohol-based handrub) không có tác dụng trong việc loại bỏ các vết bẩn, nhưng lại có hiệu quả tiêu diệt các vi khuẩn vãng lai hơn các phương pháp rửa tay thông thường (time-consuming had-wash methods). Vì vậy, đôi bàn tay cần phải được rửa sạch (các vết bẩn, chất hữu cơ) trước khi chà xát tay bằng cồn (Standard principle for preventing hospital-acquyred infection. J Hostp infect).
Bồn rửa tay có vòi nưỏc chảy, có cần gạt bằng tay hoặc bằng chân. Nước rửa tay phải sạch và ấm.
Có khăn hoặc máy sấy để làm khô tay sau mỗi lần rửa.
III.Quy trình kỹ thuật
1. Chuẩn bị phương tiện
Nước sạch, tốt nhất là nước nóng, dung dịch xà phòng, khăn lau tay sạch.
2.Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn cùa người bệnh
Xem xét nghiệm (số lượng bạch cầu..), tình trạng thương tổn của người bệnh, chẩn đoán của bác sĩ.
3.Kiểm tra tay
Tháo đổ trang sức ở tay. Cắt móng tay nếu dài. Xắn tay áo lên quá khuỷu.
4.Làm ướt tay dưới vòi nước chảy
Mở nước bằng khuỷu tay hoặc chân. Để bàn tay và cánh tay thấp hơn khuỷu.
5.Lấy xà phòng vào lòng bàn tay
Lấy khoảng 3 – 5ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau.
6.Làm sạch mu bàn tay và kẽ ngoài ngón tay
Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay và kẽ ngón tay bàn tay kia và ngược lại.
7.Làm sạch lòng bàn tay và kẽ trong ngón tay
Hai lòng bàn tay chà xát vào nhau và vào kẽ trong các ngón tay.
8.Làm sạch mặt ngoài mu các ngón tay
Mu các ngón tay này chà xát vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
9.Làm sạch ngón cái
Ngón cái cùa bàn tay này chà xát trong lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại và ngược lại.
10.Làm sạch các đầu ngón tay
Chụm 5 đấu ngón tay của tay này chà xát vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại và ngược lại.
11.Làm sạch xà phòng
Rửa sạch xà phòng ở tay dưới vòi nước chảy.
12.Khoá vòi nước
Khoá vòi nước bằng khuỷu tay/chân/bằng khăn. Bỏ khăn vào nơi quy định .
13.Làm khô tay
Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc giấy hoặc máy sấy, lau từ đầu ngón tay trước đến bàn tay và vùng cổ tay.
Chú ý – Mỗi bước chà 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch
Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ
Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment