Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở các bé mới sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Lúc này, nguồn dinh dưỡng tốt nhất của bé chính là sữa mẹ. Nên việc mẹ bổ sung thực phẩm gì cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị vàng da cho bé. Vậy khi trẻ sơ sinh bị vàng da thì mẹ nên ăn gì? Ăn nghệ có khiến con bị vàng da không? Ba mẹ đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Contents
1. Đặc điểm trẻ sơ sinh bị vàng da
Sau khi chào đời 2-3 ngày, bé yêu nhà bạn có thể bắt đầu xuất hiện vàng da với biểu hiện da và mắt có màu vàng. Với vàng da sinh lý thì hiện tượng này chỉ kéo dài 2-3 tuần với trẻ sinh non (tuổi thai dưới 37 tuần), rồi sẽ tự biến mất mà không để lại ảnh hưởng gì.
Nhưng nếu vàng da bệnh lý, trẻ bị vàng da sẽ lan dần từ đầu, mặt cho đến ngực và bụng. Trong một số trường hợp, cả cẳng chân và cánh tay trẻ cũng bị vàng. Triệu chứng càng lan xuống dưới thì mức độ vàng da càng nặng.
Ngoài ra, ba mẹ có thể quan sát được vàng da dựa vào các đặc điểm sau:
– Mắt và vùng quanh miệng có màu vàng .
– Lòng bàn tay và bàn chân vàng.
– Nước tiểu có màu vàng đậm, phân nhợt nhạt
– Trẻ buồn ngủ, lười bú, bú ít hơn bình thường.
Trẻ bị vàng da đa phần không phải điều trị. Tuy nhiên, khi mức bilirubin máu quá cao có thể gây tổn thương não thì cần có biện pháp can thiệp. Đó là trong trường hợp vàng da bệnh lý khi nồng độ bilirubin gián tiếp > 12 mg/dl với trẻ sinh đủ tháng, hoặc > 15 mg/dl với trẻ sinh non (tuổi thai dưới 37 tuần).
2. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ kiêng ăn gì?
Ngoài các biện pháp điều trị vàng da cho bé, các mẹ cho con bú cũng nên để ý đến chế độ ăn của mình. Thực phẩm mẹ ăn khi cho con bú có thể ảnh hưởng đến vàng da ở trẻ sơ sinh theo hai cách:
- Tác động đến mức độ bilirubin trong sữa mẹ:
- Một số thực phẩm có thể làm tăng mức độ bilirubin trong sữa mẹ, khiến trẻ bú mẹ có nguy cơ bị vàng da cao hơn. Các thực phẩm này bao gồm:
- Rau bina
- Cà rốt
- Hạt hướng dương
- Hạt bí ngô
- Rau củ có màu sẫm
- Tác động đến khả năng phân hủy bilirubin của cơ thể trẻ: Một số thực phẩm có thể làm giảm khả năng phân hủy bilirubin của cơ thể trẻ, khiến trẻ có nguy cơ bị vàng da cao hơn. Các thực phẩm này bao gồm:
- Đậu nành
- Các loại hạt
- Sữa đậu nành
- Cà phê
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả trẻ sơ sinh bú mẹ đều bị vàng da do thực phẩm mẹ ăn. Vàng da do sữa mẹ thường chỉ xảy ra ở khoảng 3% trẻ sơ sinh.
Một số yếu tố có thể làm tăng thêm mức độ vàng da như trẻ bị suy dinh dưỡng, mất nước, bệnh gan, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng ruột, hội chứng Gilbert, hoặc đơn giản là không có sự tương thích nhóm máu ABO và Rh giữa mẹ và con.
Như vậy mẹ không cần quá kiêng khem. Mà nên ăn uống bình thường, đầy đủ nhóm chất để có sức khỏe tốt và nguồn sữa đủ dinh dưỡng cho con bú.
3. Trẻ bị vàng da mẹ có được ăn nghệ không?
Trong củ nghệ, cà rốt, bí đỏ,… có chứa nhiều beta carotene, chất này có phần tạo nên sắc tố da. Ăn quá nhiều cơ thể tiêu thụ không hết nên bị ứ lại gây vàng da. Nhưng nếu nguyên nhân vàng da do ăn nhiều thực phẩm này thì không cần quá lo. Vì mẹ chỉ cần ngưng một thời gian là con sẽ hết.
Mặt khác thì hiện tượng vàng da sơ sinh xảy ra do các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện để đào thải hết lượng Bilirubin ra khỏi máu. Từ đó gây nên hiện tượng vàng da.
Như vậy 2 hiện tượng có vẻ giống nhau nhưng bản chất lại hoàn toàn khác. Vì vậy, việc mẹ ăn nghệ sẽ không làm con bị vàng da, miễn sao mẹ đừng ăn quá nhiều là được.
Đối với phụ nữ sau sinh, nghệ là thảo dược tự nhiên có tác dụng kích thích co bóp tử cung để đẩy sản dịch còn sót lại ra ngoài. Nhờ đó mà giúp chống viêm, phòng nhiễm khuẩn hậu sản. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng bổ máu, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc và giúp vết mổ, vết rạch khi sinh nở nhanh lành. Đặc biệt, việc bổ sung nghệ có thể giúp tăng sản lượng sữa mẹ. Như vậy, mẹ sau sinh ăn nghệ hoàn toàn không gây hại gì cho mẹ và bé.
4. Làm sao để điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh?
Để điều trị vàng da bệnh lý cho bé, chiếu đèn và thay máu là 2 biện pháp phổ biến được áp dụng hiện nay. Mục đích của điều trị là làm cho bilirubin máu giảm xuống và trở về ngưỡng an toàn. Từ đó, không còn khả năng gây hại cho các cơ quan khác nữa.
Nếu vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ có khả năng gây nhiễm độc thần kinh và để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí là tử vong. Do đó, nếu thấy con có biểu hiện vàng da, ba mẹ hãy tải app Bluecare để đặt lịch Xét nghiệm vàng da và Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà nhé!
Sau khi đặt lịch thành công, các bác sĩ của Bluecare sẽ tiến hành khám và đánh giá tình trạng của trẻ qua video call. Gia đình sẽ được tư vấn đánh giá mức độ vàng da của trẻ, tiếp đến Bluecare sẽ giao bộ dụng cụ chiếu đèn điều trị vàng da (bao gồm lồng ấp, đèn chiếu). Các ba mẹ sẽ được hướng dẫn tổ chức chiếu đèn và theo dõi liên tục trong suốt quá trình qua video call. Chi tiết xin liên hệ hotline 098 576 8181 hoặc ghé ngay website bluecare ba mẹ nhé!
>>Xem thêm:
Chỉ định chiếu đèn vàng da sơ sinh
Review dịch vụ chiếu đèn vàng da sơ sinh
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment