Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-6-thang-tuoi-bluecare
Su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-6-thang-tuoi-bluecare

Bước sang tháng thứ 6, trẻ sơ sinh tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình phát triển. Ba mẹ sẽ phải bất ngờ trước sự thay đổi đầy mới mẻ của bé yêu. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Bluecare khám phá sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, ba mẹ nhé !

Contents

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi – Số đo tiêu chuẩn

Mẹ sẽ thấy trẻ 6 tháng tuổi phát triển chậm lại. Em bé sẽ không còn tăng được khoảng 28 g mỗi ngày. Dưới đây là số đo tiêu chuẩn của em bé 6 tháng, ba mẹ nên tham khảo:

Chiều cao: bé trai từ 63,6-71,6 cm; bé gái từ 61,5 – 70,0 cm.

Cân nặng: bé trai từ 6,4-9,7 kg; bé gái từ 5,8-9,2 kg.

Sự phát triển của em bé 6 tháng tuổi – Chế độ dinh dưỡng

Trẻ 6 tháng tuy bắt đầu tập ăn dặm nhưng vẫn cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức vì đây là nguồn dinh dưỡng chính của con.

Mẹ nên cho em bé 6 tháng ăn từ 210-240 ml sữa, khoảng cách giữa các cữ bú là 4 tiếng. Vào ban đêm, lý tưởng nhất là cho con ăn một cữ sữa hoặc có thể không cần ăn.

Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ nên mẹ chưa cần cho con uống nước.

Lưu ý về chế độ ăn dặm của em bé 6 tháng tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh, có thể hấp thu thức ăn đặc và phức tạp.

  • Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho con, hệ tiêu hóa của bé dưới 6 tháng chỉ tiêu hóa được thức ăn lỏng như sữa mẹ.
  • Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, em bé sẽ bị thiếu dinh dưỡng, chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Về việc bổ sung nước trái cây với trẻ 6 tháng tuổi: ở giai đoạn này, nước trái cây chưa cần thiết. Nếu muốn mẹ chỉ nên cho bé uống không quá 120-180 ml/ngày.
  • Có thể cho bé 6 tháng ăn thức ăn đóng hộp hoặc các loại thịt, rau quả, trái cây xay tự làm ở nhà.
Em bé 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm.
Em bé 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm.

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi – Chăm sóc giấc ngủ

Em bé 6 tháng tuổi đã có giấc ngủ dài hơn vào ban đêm. Ban ngày có những giấc ngủ ngắn.

Thông thường chia thành 2 pha ngủ: pha ngủ động, pha ngủ sâu. Trẻ 6 tháng có pha ngủ sâu kéo dài hơn. Vì vậy, em bé ngủ ngoan hơn, ít bị giật mình trong quá trình ngủ.

Sự phát triển của bé 6 tháng – Hành vi và giao tiếp

Về hành vi của em bé 6 tháng tuổi

  • Nhận diện được mẹ rất tốt: Bé 6 tháng tuổi bắt đầu bám dính mẹ nhiều hơn, có tâm lý sợ hãi khi phải xa mẹ.
  • Thị giác nhạy bén hơn: Bé có thể nhìn ra được những màu sắc sặc sỡ có ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn. 
  • Phối hợp tay mắt tốt hơn: Bé biết nắm giữ và quan sát các đồ vật một cách cẩn thận.
  • Sử dụng tất cả các ngón tay để nắm: Bé biết điều khiển tất cả các ngón tay để giữ các vật nhỏ.
  • Trẻ 6 tháng lật, lẫy tốt: Em bé có thể lăn đi lăn lại, bò tới bò lui, nhấc người lên khỏi mặt đất.
  • Bắt đầu biết ngồi: Cơ lưng của bé đã phát triển nên con có thể ngồi và điều khiển toàn bộ thân mình khi ngồi.

Về giao tiếp của em bé 6 tháng tuổi

  • Bắt chước âm thanh: Trẻ 6 tháng diễn giải âm thanh tốt hơn, bắt chước âm thanh mà bé nghe được.
  • Đáp lại khi được gọi tên: Bé nhớ âm thanh tên gọi của mình và biết đáp lại khi người khác gọi.
  • Phát âm âm thanh cơ bản: Trẻ sẽ nói những nguyên âm và phụ âm phổ biến như u, a, bờ, ơ… (ba-ba, ma-ma).
  • Biểu cảm đa dạng: Bé 6 tháng còn biết tương tác với ba mẹ bằng các biểu cảm như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc.

Các cột mốc phát triển em bé 6 tháng tuổi

  • Vận động thô: Có thể lật qua hai phía.
  • Vận động tinh: Dùng tay để “cào” các vật nhỏ.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu bập bẹ.
  • Xã hội: Nhận ra những gương mặt quen thuộc: ba mẹ, vú em, bạn bè của gia đình.

Các hoạt động thúc đẩy sự phát triển trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Hoạt động giúp bé 6 tháng tuổi phát triển trí não

Mẹ sử dụng sách, truyện có hình ảnh, màu sắc sinh động, kết hợp cho con nghe âm thanh và nhìn hình ảnh giúp trí não bé phát triển.

Ba mẹ dành thời gian nói chuyện với con thường xuyên, trẻ nhanh bắt chước và mau biết nói hơn.

Đưa em bé 6 tháng ra ngoài chơi, tiếp xúc với nhiều người. Điều này giúp tạo tính cách cởi mở, không bị lạ người cho bé.

Hoạt động giúp trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi phát triển vận động

Mẹ nên cho trẻ nằm sấp khoảng 10-15 phút/ngày. Điều này giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bắp của bé.

Mẹ hỗ trợ tập ngồi cho bé 6 tháng tuổi làm tiền đề cho việc ngồi ăn dặm. Mẹ cho bé ngồi dựa lưng vào mẹ hoặc cho bé ngồi ghế hơi.

Mẹ tập ngồi cho em bé 6 tháng tuổi làm tiền đề cho việc ngồi ăn dặm.
Mẹ tập ngồi cho em bé 6 tháng tuổi làm tiền đề cho việc ngồi ăn dặm.

Sự phát triển của em bé 6 tháng tuổi – Các vấn đề về sức khỏe

Bé 6 tháng đã bắt đầu mọc răng nên ba mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho con.

Nếu ở tuổi này, ba mẹ phát hiện một số dấu hiệu bất thường như:

  • Bé không có bất kỳ một đáp ứng nào với tiếng động xung quanh.
  • Bé không phát ra âm thanh nào.
  • Chưa cứng cổ, chưa nhận biết được người quen và người lạ.
  • Bé không thể ngồi được.

Đây đều là những dấu hiệu liên quan đến bệnh về thính giác, chậm phát triển trí não… Ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi – Lịch tiêm chủng

  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1).
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).

Có nên bổ sung DHA cho trẻ 6 tháng tuổi không?

Trẻ từ 6 tháng tuổi – 1 tuổi là lúc cơ thể cần DHA để tạo ra lượng lớn hormone cho sự phát triển của não bộ.nBổ sung DHA lúc này là cần thiết để não bộ phát triển toàn diện.

Có nên cho em bé 6 tháng ngồi xe tròn tập đi không?

Các chuyên gia đều cho rằng giai đoạn em bé 6 tháng tuổi, cho bé ngồi xe tập đi là quá sớm, xương trẻ chưa thực sự cứng cáp.

Lời khuyên dành cho ba mẹ chăm sóc em bé 6 tháng tuổi

Ba mẹ nên giữ không gian sống sạch sẽ và an toàn cho bé yêu (bọc góc bàn, góc tủ…) tránh thương tích cho con.

Mẹ nên tập cai mút tay và ngậm ti giả cho bé 6 tháng.

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, chơi trò chơi tương tác kích thích não bé phát triển.

Vậy là em bé của ba mẹ đã bước sang tháng thứ 6, sự phát triển của con yêu sẽ còn khiến ba mẹ cảm thấy bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Mong rằng bài viết trên của Bluecare đã giúp ba mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển trẻ 6 tháng tuổi nhé.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*