Trải qua 1/2 năm đầu đời, trẻ sơ sinh đã phát triển về nhiều phương diện. Qua mỗi giai đoạn phát triển, ba mẹ sẽ cảm thấy ở bé yêu có nhiều sự thay đổi bất ngờ và thú vị. Hãy cùng Bluecare tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi, ba mẹ nhé !
Contents
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi – Số đo tiêu chuẩn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi, chiều dài trung bình của bé trai là 69,2 cm, ở bé gái là 67,3 cm. Cân nặng trung bình của bé trai là 8,6 kg, của bé gái là 7,9 kg.
Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, chiều dài và cân nặng của bé tăng chậm hơn so với trước đó. Lúc này con dễ mắc các bệnh vặt nên thậm chí còn không tăng cân trong vài tháng.
Sự phát triển của bé sơ sinh 7 tháng tuổi – Chế độ dinh dưỡng
Trẻ 7 tháng cần được cung cấp 113-250 g thực phẩm mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Giai đoạn này mẹ có thể tập cho bé ăn ặm một cách khoa học và hiệu quả.
Có 3 phương pháp ăn dặm, mẹ có thể tham khảo:
- Ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn dặm truyền thống
- Ăn dặm bé tự chỉ huy
Mẹ nhớ rằng không có phương án ăn dặm tốt nhất, chỉ có phương án phù hợp.
Vì phù hợp với văn hóa của người Việt nên phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ ủng hộ nhất, nó dễ dàng cho mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm.
Các điều kiện tiêu chuẩn khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm, mẹ cần nhớ
- Bé ngồi được khi có sự hỗ trợ.
- Trẻ 7 tháng cứng cổ, quay đầu qua lại được.
- Em bé giảm phản ứng thè lưỡi khi mẹ đưa thìa đút miệng.
- Trẻ 7 tháng có hứng thú với ăn dặm.
- Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh.
- Mẹ nên chọn thời gian cố định trong ngày cho bé ăn dặm.
- Mẹ lưu ý một bữa ăn dặm không kéo dài quá 30 phút, không bế ăn rong, không xem tivi, không chơi đồ chơi, cho trẻ tập trung vào việc ăn của mình.
Sự phát triển của bé sơ sinh 7 tháng tuổi – Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đã có xu hướng giống với người lớn, ngủ sâu giấc hơn, không bị giật mình tỉnh dậy.
Nếu sau 2-3 tuần ăn dặm, em bé ngủ không sâu giấc vào ban đêm, ấm ách khó chịu, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi – Hành vi và giao tiếp
Về hành vi của em bé 7 tháng tuổi
- Trẻ 7 tháng có thể truyền đồ vật từ tay này sang tay kia.
- Em bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ.
- Đã bắt đầu biết bò hoặc có thể bò rất tốt.
- Trẻ 7 tháng cầm nắm mọi thứ chắc chắn, tiếp cận đồ vật và đưa lên miệng.
- Em bé nhìn rõ khắp phòng (bắt đầu gần bằng thị lực của một người lớn).
- Em bé thích nhìn vào gương, soi mình trong gương.
- Nhận ra được những khuôn mặt của người quen thuộc.
Về giao tiếp của trẻ 7 tháng tuổi
- Em bé có thể nhận biết được thái độ của mọi người xung quanh (khi mẹ cười, bé có thể cười theo; khi mẹ giận dữ, la mắng em bé có thể khóc sợ hãi…). Vì vậy, mẹ cần chú ý giữ trạng thái tâm tình thoải mái.
- Biết bập bẹ những âm ngắn và giao tiếp thông qua biểu cảm như cười lớn, cười khe khẽ, nhăn mặt cau mày, khóc…
- Trẻ 7 tháng đã hiểu được từ “không” khi đòi hỏi của mình không được mẹ chấp thuận.
- Em bé phản ứng khi nghe ba mẹ gọi tên, em bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế.
- Bé khóc, lo sợ khi gặp người lạ. Biết lắc đầu khi không thích điều gì, vui cười hớn hở khi có đồ chơi mới.
Các cột mốc phát triển của bé sơ sinh 7 tháng tuổi
- Vận động thô: Di chuyển xung quanh; bắt đầu bò, trườn.
- Vận động tinh: Đang học cách sử dụng ngón tay cái và các ngón tay.
- Ngôn ngữ/Nhận thức: Bập bẹ theo cách phức tạp hơn.
- Xã hội: Hồi đáp những biểu hiện cảm xúc của người khác.
Các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Hoạt động giúp trẻ 7 tháng phát triển trí não
Mẹ sử dụng sách, truyện có hình ảnh, màu sắc sinh động, kết hợp cho con nghe âm thanh và nhìn hình ảnh giúp trí não bé phát triển.
Ba mẹ dành thời gian nói chuyện với con thường xuyên, trẻ nhanh bắt chước và mau biết nói hơn.
Đưa em bé ra ngoài chơi vì giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tò mò hơn về thế giới xung quanh.
Hoạt động giúp em bé 7 tháng phát triển vận động
Mẹ bắt đầu tập cho bé uống bằng cốc nhỏ hay cốc tập uống để phát triển các kỹ năng vận động.
Đặt đồ chơi ngoài tầm với để khuyến khích bé bò và nhặt chúng.
Ba mẹ dành thời gian chơi trò chơi với con, ví dụ như ú òa…
Dạy trẻ vẫy tay để nói tạm biệt, nói xin chào khi gặp ai đó…
Sự phát triển của em bé 7 tháng tuổi – Các vấn đề về sức khỏe
Trẻ 7 tháng tuổi dễ gặp các bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc mẹ lưu trữ sữa không đảm bảo.
Mọc răng là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà em bé 7 tháng phải đối mặt. Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn nghiền, món ăn mềm, dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ, hồng xiêm…
Trẻ cũng dễ mắc các bệnh như rôm sảy, mụn nhọt, nấm… khi tiết trời nắng nóng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.
Nếu ba mẹ phát hiện trẻ 7 tháng mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây, cần đưa trẻ đi khám ngay nhé:
- Em bé 7 tháng thường ngủ từ 12-14 giờ/ngày. Tuy nhiên, em bé ngủ không ngon hoặc ngủ không đủ giấc.
- Trẻ 7 tháng sốt hơn 39 độ C.
- Trẻ 7 tháng bị phát ban.
- Em bé có dấu hiệu mất nước như tiểu ít hay khô miệng.
- Em bé gặp khó khăn khi thở.
- Trẻ sơ sinh không thể ngồi dậy dù ba mẹ đã hỗ trợ.
- Em bé chậm chạp hoặc thờ ơ với các hoạt động hoặc không đáp ứng với âm thanh lớn hay khi được gọi tên.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng – Lịch tiêm chủng
- Vắc xin ngăn ngừa cúm (2 liều).
- Vắc xin viêm gan B (HelpB) (liều thứ 3).
Có nên bổ sung canxi cho em bé 7 tháng không?
Việc bổ sung canxi cho trẻ 7 tháng tuổi sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bé. Chỉ khi trẻ 7 tháng có các biểu hiện dưới đây, mẹ hãy bổ sung canxi nhé:
- Trẻ nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
- Lúc ngủ bé toát mồ hôi, ngủ không sâu giấc.
- Bé quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú.
- Da trẻ xanh xao, vàng vọt, không được hồng hào khỏe mạnh.
Lời khuyên dành cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Em bé 7 tháng đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé trở thành một phần trong bữa ăn của gia đình.
Ba mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, chơi trò chơi tương tác kích thích não bé phát triển.
Mẹ nên tập cai mút tay và ngậm ti giả cho bé 6 tháng.
Không nên sử dụng các thiết bị điện tử cho em bé 7 tháng tuổi (tivi, điện thoại, máy tính…).
Bé yêu của ba mẹ đã bước sang tháng thứ 7 rồi, Bluecare chúc mừng sự kiên nhẫn và thành quả của ba mẹ trong quá trình nuôi trẻ lớn khôn nhé. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi tiếp tục là một giai đoạn đầy thách thức, nhưng qua bài viết trên, hy vọng Bluecare đã giúp ba mẹ bớt lo lắng đi phần nào.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment