Contents
KỸ THUẬT TIÊM CHÍCH
Mục tiêu học tập
1. Nêu được mục đích của tiêm thuốc.
2. Thực hiện được các đường tiêm 1 cách an toàn và hiệu quả.
Nội dung
1. MỤC ĐÍCH
Trong hầu hết cả các mô cũng như khoang cơ thể, có thể đưa những
chất dịch (thuốc) vào bằng thủ thuật tiêm chích.
Thực tế hàng ngày những mô được dùng thể đưa thuốc vào cơ thể là:
– Vào trong da. – Vào trong cơ.
– Vào dưới da (ở giữa lớp da và cơ). – Vào trong tĩnh mạch.
Sự tiêm chích thường qui này tùy thuộc vào những yếu tố:
1.1. Chỉ định
– Cấp cứu, bệnh nặng, cần tác dụng nhanh.
– Người bệnh nôn ói nhiều.
– Người bệnh chuẩn bị mổ….
– Tiêm trong da chính yếu dùng với mục đích chẩn đoán, thử phản ứng dị ứng. Đôi khi dùng trong dự phòng và điều trị như liệu pháp vaccin.
– Ba kỹ thuật tiêm còn lại chính yếu mang tính điều trị, nhưng cũng có thể dùng với mục đích chẩn đoán cũng rất tốt.
1.2. Tốc độ hấp thu thuốc
Ngoại trừ tiêm trong da, các kỹ thuật tiêm còn lại dịch tiêm vào trực tiếp hoặc khuếch tán vào hệ tuần hoàn máu. Trong tiêm tĩnh mạch, thuốc sẽ tác dụng tức thì, bởi vì thuốc được tiêm trực tiếp vào hệ tuần hoàn máu.
Vì sự khác nhau về mô học của mô dưới da và mô cơ. Thuốc sẽ vào máu theo thứ tự nhanh chậm như sau: IV > IM > SC > IC
1.3. Số lượng thuốc tiêm
Sức hấp thu của các mô thì khác nhau.
Ví dụ: Tiêm trong da giới hạn ở 0,1 ml.
Tiêm trong bắp cơ giới hạn ở 3 – 5 ml.
1.4. Đặc tính của thuốc tiêm
Thuốc dầu chỉ được tiêm trong bắp cơ. Các thuốc chứa sắt nếu tiêm
dưới da có thể gây hoại tử và gây viêm. Các dịch ưu trương chỉ có thể tiêm tĩnh mạch.
1.5. Các bước thực hiện
Luôn chú ý trước
* Luôn kiểm tra đã đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng liều lượng,
đúng kỹ thuật và đúng thời điểm chưa?
* Tránh nhiễm trùng: Tiêm chích là đưa vào cơ thể với đường
không tự nhiên – rào chắn bảo vệ tự nhiên của da cũng như cơ bị hủy hoại – phải thực hiện với dụng cụ vô trùng và thao tác vô khuẩn.
* Phải luôn cân nhắc sự lây lan của những kim tiêm, ống tiêm, bông
dính máu. Luôn bảo quản kim và ống tiêm trong đồ chứa riêng. Không để trần kim tiêm, vì có thể ta bị kim đâm mà như thế thì kim không còn dùng được mà còn bị lây nhiễm.
1.6. Chú ý
Phải thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu và 5 đúng trong suốt quá trình tiêm thuốc cho người bệnh:
*3 kiểm tra
– Tên người bệnh.
– Tên thuốc.
– Liều thuốc.
* 5 đối chiếu
– Số giường, số phòng.
– Nhãn thuốc.
– Chất lượng thuốc.
– Đường tiêm thuốc.
– Thời hạn của thuốc.
* 5 đúng
– Đúng người bệnh.
– Đúng thuốc.
– Đúng liều.
– Đúng thời gian.
– Đúng đường tiêm
1.7. Qui trình kỹ thuật
1.7.1. Nhận định người bệnh
– Tri giác
– Tuổi
– Lớp mỡ dưới da dày hay mỏng.
– Sự vận động của người bệnh? Yếu, liệt hay bình thường?
– Số lượng và loại thuốc dùng, thuốc pha?
– Cơ địa có bị dị ứng không?
1.7.2. Chuẩn bị bệnh nhân
– Đối chiếu đúng người bệnh.
– Giải thích cho người bệnh hiểu để hợp tác tốt.
– Tư thế người bệnh thích hợp.
– Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp.
1.7.3. Chuẩn bị dụng cụ
– Sao phiếu thuốc.
– Lấy thuốc theo y lệnh, kiểm tra lần 1.
– Mang khẩu trang, rửa tay thường qui.
– Soạn mâm dụng cụ tiêm thuốc:
+ Trải khăn lên mâm sạch.
+ Chọn bơm tiêm phù hợp với lượng thuốc cần tiêm.
+ Chọn kim tiêm phù hợp với đường tiêm và vị trí tiêm.
+ Kim pha thuốc.
+ Gòn, cồn iode sát trùng da.
+ Kẹp.
+ Hộp thuốc chống shock.
+ Dây garrot.
+ Gants tay sạch.
+ Chai dung dịch rửa tay nhanh.
+ Bình chứa rác thải y tế bén nhọn bằng nhựa cứng màu vàng, một chiều.
+ Túi rác chứa chất thải y tế màu vàng.
+ Túi rác chứa chất thải sinh hoạt màu xanh.
1.7.4. Tiến hành kỹ thuật
* Chuẩn bị thuốc tiêm
– Rút thuốc từ ống thuốc
+ Sát khuẩn đầu ống thuốc, kiểm tra lần 2.
+ Cưa ống thuốc nếu cần.
+ Dùng gòn khô lau và bẻ ống thuốc.
+ Rút thuốc tay không chạm thân kim và nòng trong của bơm tiêm.
+ Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ ống thuốc.
+ Đậy thân kim an toàn, đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào mâm tiêm thuốc an toàn.
– Rút thuốc từ lọ thuốc
+ Mở nắp lọ thuốc, sát khuẩn nắp lọ, kiểm tra lần 2.
+ Rút nước pha tiêm bằng kim pha thuốc.
+ Đâm kim vào giữa lọ, bơm nước cất vào.
+ Hút khí trả lại, rút kim an toàn, lắc cho thuốc hòa tan.
+ Bơm khí vào lọ, rút thuốc đủ liều.
+ Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ lọ thuốc.
+ Thay kim tiêm thích hợp.
+ Đậy thân kim an toàn, đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào mâm tiêm thuốc an toàn.
2. CÁC ĐƯỜNG TIÊM
2.1. Tiêm trong da ( Intradermal = ID )
Tiêm vào lớp thượng bì có tác dụng tiêm ngừa, thử phản ứng thuốc hoặc để điều trị.
– Kim : cỡ số 26 – 27 G, dài khoảng : 0,6 – 1, 3 cm.
– Tiêm 1 góc khoảng 15 độ so với bề mặt của da.
– Vị trí tiêm: thường ở 2 bên bả vai ( cơ Delta ) hoặc 1/3 trên mặt trong cẳng tay.
– Kỹ thuật tiêm:
+ Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
+ Bộc lộ vùng tiêm.
+ Xác định vị trí tiêm.
+ Mang gants tay sạch.
+ Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn óc.
+ Sát khuẩn tay lại.
+ Đuổi hết bọt khí.
+ Căng da, để mặt vát kim lên trên, đâm kim 1 góc 15 độ so với bề mặt của da.
+ Bơm 1/10ml thuốc ( nổi phồng nốt da cam ).
+ Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
+ Khoanh tròn nơi tiêm nếu thử phản ứng thuốc sau 15 phút xem lại ).
+ Tháo gants tay.
+ Dặn người bệnh không được chạm nơi vùng tiêm.
+ Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người
bệnh tiện nghi.
+ Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
2.2. Tiêm dưới da ( Subcutaneous = SC )
Tiêm vào mô liên kết lỏng lẽo dưới da
– Kim: cỡ số 25G, dài khoảng: 1 – 1,6 cm
– Tiêm: trung bình 1 góc 45 độ so với bề mặt của da, nhưng nếu với bệnh nhân mập có thể tiêm 1 góc 90 độ, còn với bệnh nhân gầy ốm có thể tiêm 1 góc từ 15 – 30 độ so với bề mật của da..
– Vị trí tiêm: thường ở 2 bên bả vai ( cơ Delta ), xung quanh rốn hoặc 1/3 mặt ngoài trước đùi.
– Kỹ thuật tiêm:
+ Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
+ Bộc lộ vùng tiêm.
+ Xác định vị trí tiêm.
+ Mang gants tay sạch.
+ Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn óc.
+ Sát khuẩn tay lại.
+ Đuổi hết bọt khí.
+ Véo da, đâm kim 1 góc 45 độ so với bề mặt của da.
+ Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
+ Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
+ Đặt gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
+ Tháo gants tay.
+ Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
+ Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
2.3. Tiêm bắp ( Intramuscular = IM )
– Kim: cỡ số 21 – 23G, dài khoảng: 2,5 – 4 cm
– Tiêm thường 1 góc khoảng 90 độ so với bề mặt của da.
– Vi trí tiêm:
+ Tiêm bắp nông: Cơ Delta, lượng thuốc không quá 1ml, không dùng tiêm thuốc dầu, không dùng cho cơ Delta chưa phát triển ( trẻ < 2 tuổi ).
+ Tiêm bắp sâu: Đùi ở giữa 1/3 mặt ngoài đùi, lượng thuốc tiêm không quá 3ml. Ở mông ¼ trên ngoài lấy mốc là gai chậu trước trên, lượng thuốc tiêm không quá 3 – 5 ml.
– Kỹ thuật tiêm:
+ Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
+ Bộc lộ vùng tiêm.
+ Xác định vị trí tiêm.
+ Mang gants tay sạch.
+ Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5 cm, theo hình xoắn óc.
+ Sát khuẩn tay lại.
+ Đuổi hết bọt khí.
+ Căng da, đâm kim 1 góc 90 độ so với bề mặt của da.
+ Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
+ Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
+ Đặt gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
+ Tháo gants tay.
+ Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
+ Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
2.4. Tiêm tĩnh mạch ( Intravenous = IV )
Đưa thuốc trực tiếp vào hệ thống mạch máu.
– Kim: cỡ số 19 – 21G , dài khoảng 2,5 – 4 cm
– Tiêm: thường 1 góc 30 – 40º so với bề mặt của da, tùy theo vị trí tĩnh mạch cần tiêm.
– Vị trí tiêm: Các tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch phải to, rõ, ít di động, mềm mại, không gần khớp.
– Kỹ thuật tiêm:
+ Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
+ Bộc lộ vùng tiêm.
+ Xác định vị trí tiêm.
+ Mang gants tay sạch.
+ Buộc dây garrot cách nơi tiêm khoảng 5 – 10 cm
+ Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5 cm, theo hình xoắn óc.
+ Sát khuẩn tay lại.
+ Đuổi hết bọt khí.
+ Để mặt vát của kim lên trên, căng da, đâm kim 1 góc 30 – 40º so
với bề mặt của da qua da vào tĩnh mạch.
+ Rút pittong kiểm tra có máu, tháo bỏ dây garrot.
+ Bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
+ Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
+ Đặt gòn khô lên nơi tiêm.
+ Tháo gants tay.
+ Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
+ Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
– Dọn dẹp dụng cụ
+ Trả phiếu thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào ô giờ cho lần sau.
+ Xử lý dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
+ Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ như bình phong che…
– Ghi hồ sơ:
+ Ngày giờ tiêm thuốc.
+ Tên thuốc, liều lượng, đường tiêm, vị trí tiêm.
+ Phản ứng người bệnh nếu có.
+ Họ tên người thực hiện.
KỸ THUẬT ĐẶT KIM LUỒN NGOẠI VI
Kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment