Hay bị táo bón là bệnh gì?

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Táo bón là tình trạng rất phổ biến gà gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, bà bầu, người lớn cho đến người già. Nếu táo bón kéo dài hoặc hay bị táo bón sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc. Táo bón kéo dài hoặc hay bị táo bón cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh, các bạn cùng tham khảo bài hay bị táo bón là bệnh gì của Bluecare dưới đây để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhé.

Contents

Táo bón là gì?

Táo bón được định nghĩa là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần. Tiêu chí Rome định nghĩa chi tiết hơn về táo bón, người bệnh có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây:  Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, khó khăn trong đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc đại tiên (Ví dụ một số người bệnh phải dùng tay moi phân hay đè ép thành bụng trong lúc đại tiện).

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể

Hay bị táo bón là bệnh gì?

Táo bón mãn tính có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh sau:

Viêm đại tràng

Táo bón có thể là kết quả của một bệnh đường ruột gọi là viêm đại tràng hoặc đại tràng kích thích. Nguyên nhân của viêm đại tràng chưa được xác định chính xác.
 Để bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đi khám. Ngoài táo bón, các triệu chứng khác của viêm đại tràng bao gồm:

  • Đau quặn bụng
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Táo bón, tiêu chảy lẫn lộn
  • Phân có chất nhầy

Suy giáp

Khi tuyến giáp (tuyến nhỏ ở trước cổ) không sản xuất đủ hormone, có thể tác động đến quá trình trao đổi chất. Khi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa dẫn đến táo bón.
 Các triệu chứng của suy giáp thường phát triện chậm theo thời gian. Ngoài táo bón mãn tính, người bị suy giáp cũng sẽ gặp phải một số triệu chứng:

  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm khi trời lạnh
  • Da khô
  • Tóc mỏng
  • Móng tay giòn
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân

Cách trị táo bón

Từ những nguyên nhân gây ra táo bón trên chúng ta có nhiều cách trị táo bọn khác nhau, nhưng về cơ bản, việc điều trị táo bón sẽ thường bao gồm:

Ăn gì để trị táo bón:

  • Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả việc uống các loại nước ép trái cây;
  • tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên cám, ăn thức ăn lỏng như cháo, súp;
  • không ăn các loại quả xanh chát;
  • không uống nước ngọt đóng chai, không ăn/uống thực phẩm nhiều đường, không uống rượu, bia…

Nguyên nhân khiến 90% các trường hợp táo bón dù đã tự điều chỉnh chế độ ăn và bổ xung chất xơ nhưng vẫn không cải thiện là do:

  • Rối loạn tống phân
  • Mất phản xạ đại tiện
  • Co thắt hậu môn
  • Đờ đại tràng
  • Hội chứng tắc nghẽn đường ra
  • Táo bón do dùng thuốc

Làm gì khi bị táo bón:

Người bệnh nên tập 30 phút thể dục mỗi ngày. Khi di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột cũng được hoạt động nhiều hơn giúp thúc đẩy tiêu hóa.

Không nhịn đi đại tiện: Việc trì hoãn đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng, càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ mỗi ngày để hình thành giờ sinh học cho cơ thể. Điều này giúp cho việc đại tiện luôn đều đặn trong một khung giờ mỗi ngày.

Dùng thuốc trị táo bón như thế nào:

Một số loại thuốc nhuận tràng có thể giúp chữa trị táo bón. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, nhất là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Lưu ý, không được dùng bất kỳ loại thuốc điều trị táo bón nào cho trẻ sơ sinh.

Thụt tháo hậu môn trực tràng:

Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi việc đại tiện không thể thực hiện. Thuốc thụt hậu môn và phương pháp thụt, người bệnh nên nắm kỹ trước khi áp dụng, nhất là áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai nhằm tránh tổn thương vùng hậu môn trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi. Với các bạn ở những khu vực xa các cơ sở y tế và chưa có dịch vụ thụt tháo hậu môn đại tràng tại nhà của Bluecare hoặc không có người hỗ trợ có thể mua máy thụt tháo vệ sinh hậu môn trực tràng cho bé TẠI ĐÂY để tự làm.

Xem thêm:

Trẻ bị táo bón – cập nhật cách điều trị

Táo bón nguyên nhân cách phòng và điều trị

Tại sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?

Phòng và điều trị táo bón thai kỳ hiệu quả cho mẹ bầu

Để bé không bị táo bón hoặc tiêu chảy khi đổi sữa

Thụt tháo đại tràng là gì? Ai cần tháo thụt đại tràng?

Kỹ thuật thụt tháo hậu môn đại tràng

Hướng dẫn vệ sinh hậu môn trước khi quan hệ

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*