Chăm sóc trẻ bị sốt – 11 sai lầm chết người

Trẻ em ốm đau là chuyện “như cơm bữa”, tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm, nhiều bà mẹ luống cuống trong chăm sóc con, chăm sai khiến bệnh tình của trẻ càng nặng hơn. Dưới đây Bluecare xin chia sẻ thống kế 11 sai lầm chết người thường gặp ở các mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt. Các mẹ cùng tham khảo để chăm con đúng cách giúp con mau khỏi và khỏe mạnh nhé.

Contents

𝐔̉ 𝐚̂́𝐦 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐨̂́𝐭

Đây là sai lầm phổ biến của các bà mẹ khi thấy trẻ sốt. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư về việc xử lý khi con sốt được công bố tại Hội nghị điều dưỡng nhi khoa lần thứ 9 mới đây, thì có quá một nửa bà mẹ mắc sai lầm khi chăm bé sốt. Cụ thể, chỉ có 37% bà mẹ có kiến thức đúng, 21% có hành vi đúng. Còn lại, đến hơn 23% các bà mẹ mặc thêm quần áo ấm cho con khi bị sốt, thậm chí vẫn có người chườm đá, lạnh. Việc chườm đá, lạnh chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm, còn thực tế, nó sẽ gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn. “Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật”, PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ nói.

𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐨̂́𝐭

Trong nghiên cứu của BV Nhi TƯ, đa số các bà mẹ được phỏng vấn hiểu sai về định nghĩa sốt. Có những người không cặp nhiệt độ cho con mà chỉ khẳng định sốt qua cảm giác, cho rằng “sờ thấy ấm là sốt”. Có người lại cho rằng nhiệt độ 37 mới là sốt. Thậm chí vẫn hơn 9% chị em cho rằng nhiệt độ 38,5 mới là sốt. Trong khi đó sốt là tình trạng tăng nhiệt nhiệt độ của cơ thể trên mức giới hạn bình thường. Trẻ được định nghĩa là sốt khi thân nhiệt ở miệng là từ 37,5 độ C trở lên, ở nách là 37,2 độ C.

𝐂𝐨̂́ 𝐜𝐚̣𝐲 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐞́ 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐨 𝐠𝐢𝐚̣̂𝐭

Những bé từ 6 tháng đến 6 tuổi có thể bị co giật khi sốt cao đột ngột. Thường những cơn co giật này kéo dài khoảng 1 phút và tự ngưng. Khi bé co giật biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên hay đứng tròng, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục. Trong trường hợp này, điều quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, để bé nằm nghiêng một bên cho đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường thở của bé. Bạn có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn bé và lau ướt người bé bằng nước ấm, chờ một vài phút cho bé hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa con đến bệnh viện. Bố mẹ không nên cố cạy miệng bé ra và nhét một vật gì đó vào hay cạo gió cho bé.

Xem thêm: Mách mẹ cách sơ cứu tại chỗ khi bé sốt co giật

𝐓𝐮̛̣ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃

Có tới 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đây là một sai lầm rất đáng trách của các bà mẹ. “Việc tự chữa cho con, chữa theo đơn của bé khác… khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng là viêm phổi, viêm tiểu phế quản do vi rút rất nặng. Những bé này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn”

𝐋𝐚̣𝐦 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐩𝐚𝐫𝐚𝐜𝐞𝐭𝐚𝐦𝐨𝐥

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt dùng quá phổ biến, và chính sự phổ biến này khiến tình trạng ngộ độc paracetamol ngày càng có xu hướng tăng lên. Tại Việt Nam cũng có nhiều ca ngộ độc paracetamol ở trẻ em do dùng thuốc này quá bừa bãi. Hơn nữa, cùng hoạt chất paracetamol nhưng có rất nhiều loại thuốc với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Có những người vừa cho con uống thuốc hạ sốt efferalgan, lại uống thêm Decolgen để chữa sổ mũi trong khi loại thuốc này cũng chứa paracetamol. Hay khi chưa được 4 tiếng con đã sốt lại, nhiều người vẫn vô tư dùng, vì nghĩ cứ sốt là uống mà không lường hết nguy cơ của việc lạm dụng thuốc.

𝐃𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 đ𝐞̂̉ 𝐜𝐚̂̀𝐦 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐚̉𝐲 𝐠𝐚̂́𝐩

Khi bé tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là đi ngoài phân lỏng nước, nhiều người thường mua thuốc cầm tiêu chảy cho con mà không biết một số thuốc loại này có thành phần dược lý giống thuốc phiện. Chất này có thể cầm tiêu chảy ngay nhưng lại gây ngộ độc và tử vong cho bé, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy là cha mẹ nên cho con uống oresol pha theo đúng liều lượng để bù lại lượng nước bị mất. Nếu bé không uống được các loại nước này thì có thể cho bé uống nước dừa tươi hoặc nước ép cà rốt. Trong thời gian bé bị tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi xem bé có bị mất nước không, nếu có cần đưa con đến cơ sở y tế để kịp điều trị.

𝐊𝐢𝐞̂𝐧𝐠 𝐭𝐚̆́𝐦 cho 𝐛𝐞́ khi bị 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐛𝐚𝐧

Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng gây phát ban ngoài da khoảng vài ngày sau khi sốt như: Sởi, Rubella, sốt xuất huyết,… Điều cần làm là cho bé tắm rửa bình thường thậm chí có thể tắm cho bé nhiều hơn nếu bé chơi làm bẩn người. Nên cho bé mặc đồ thoáng mát và ăn uống bình thường. Nếu những nốt mụn nước thủy đậu có mủ vàng nên cho bé đi khám bệnh để điều trị bội nhiễm vi trùng.

𝐓𝐮̛̣ 𝐲́ 𝐱𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐮̃𝐢 𝐡𝐨̣𝐧𝐠 𝐭𝐚̣𝐢 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉

Khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp, nhiều cha mẹ đã tự mua máy xông khí dung để xông mũi họng tại nhà cho trẻ. PGS. Dũng khẳng định tuyệt đối không xông tại nhà, bởi lẽ thuốc qua máy xông nhìn tưởng đơn giản nhưng lại có nhiều tác hại. Nếu bị co thắt phế quản đột ngột ngay lúc xông làm cho em bé bị tắt thở luôn. Khoa Nhi, BV Bạch Mai đã từng chữa hai trường hợp tự chữa ở nhà, rất nguy hiểm. Hơn nữa, xông như vậy rất tốn kém, mỗi một lần xông phải vứt luôn đi và thay bằng bộ mới. Còn nếu dùng đi dùng lại là ổ nhiễm vi khuẩn, lợi bất cập hại, trẻ thở qua nguồn lây nhiễm bệnh tật trong máy xông.

𝐂𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐮𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐮

Trong thực tế điều trị, các bác sĩ gặp phải không ít tình trạng dở khóc dở cười khi một số cha mẹ cho con uống thuốc một cách vô tội vạ. Thấy con nôn, phụ huynh vội thuốc thuốc chống nôn, con nôn lại uống lại vì sợ mất thuốc… dẫn đến quá liều, trẻ bị co giật, cứng cơ toàn thân rất nguy hiểm. Do đó, khi cho trẻ uống thuốc, nhất thiết cha mẹ cần xem kỹ đơn hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định, tránh những sai lầm đáng tiếc có thể nguy hại đến sức khỏe trẻ.

𝐂𝐡𝐢𝐚 𝐧𝐡𝐨̉ 𝐠𝐨́𝐢 𝐨𝐫𝐞𝐬𝐨𝐥

Sai lầm chết người cũng gặp với oresol tưởng như rất đơn giản trong sử dụng, nhưng nhiều trẻ cũng bị ngộ độc nguy kịch bởi sự “sáng tạo” của người thân. Nhiều người rất hay có thói quen chia nhỏ gói oresol uống thành nhiều lần, nhất là khi pha cho trẻ nhỏ, trong khi đáng lẽ phải hòa tan hết 1 gói oresol trong 200ml nước mới đảm bảo nồng độ các chất, bù nước cho cơ thể bị mất khi tiêu chảy. Khi uống oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu) khiến áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào, khiến tế bào bị hút hết nước nên bị teo tóp lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng… Điều nguy hiểm nhất lúc này, đó là vì bị hút nước nên tế bào não bị teo tóp lại, gây tổn thương tế bào não, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không biết để cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng trẻ.

𝐍𝐚̂́𝐮 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐛𝐮̛̃𝐚, 𝐚̆𝐧 𝐜𝐚̉ 𝐧𝐠𝐚̀𝐲

Một sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải đó là “nấu một bữa, ăn cả ngày”, để liu cĩu thức ăn từ sáng đến chiều hoặc để qua đêm; trữ thức ăn chín trong tủ lạnh rồi mang ra hâm lại… Điều này dễ khiến trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, giảm sức đề kháng của trẻ.

Lưu ý: Khi con trẻ bị sốt ba mẹ nên theo dõi sát sao và liên tục sự thay đổi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân truyền thống hoặc nhiệt kế điện tự có độ chính xác cao của các thương hiệu uy tín như POLYGREEN của CHLB Đức

Xem thêm:

Có nên sử dụng viên đặt hay dán miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh không?

20 Cách Hạ Sốt Dân Gian Cho Bé Không Cần Dùng Thuốc

Bài thuốc hạ sốt chco trẻ sơ sinh bằng dau diếp cá cực hay

Hạ sốt cho trẻ đúng cách – kinh nghiệm dân gian nên hay không?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*