Có nên sử dụng viên đặt hay dán miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh không?

Có rất nhiều cách để hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhưng sử dụng kháng sinh là không nên đối với trẻ. Vậy dán miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh hay sử dụng viên đặt hạ sốt cho trẻ sơ sinh có nên không? Sử dụng loại nào tốt hơn và khi nào là phù hợp? Các mẹ cùng tham khảo bài viết sau của Bluecare để có câu trả lời nhé!

Contents

SO SÁNH VIÊN ĐẶT VÀ DÁN MIẾNG HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH

Viên đặt hạ sốt hay dán miếng hạ sốt đều có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh nhưng ở một số trường hợp cần thiết và không nên lạm dụng quá nhiều. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu cũng như độ tuổi của trẻ mà mẹ nên lựa chọn sao cho thích hợp.
Giống nhau: Đều sử dụng cho đối tượng là trẻ sơ sinh và có tác dụng hạ sốt nhanh chóng chỉ sau vài giờ.
Khác nhau:

VIÊN ĐẶT HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH

Thuốc đặt hạ sốt hay còn gọi là thuốc viên đạn. Đây là một dạng thuốc bào chế có hình viên đạn hoặc hình thủy lôi để đặt hậu môn, sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi trong trường hợp đặc biệt.

Ưu điểm của viên đặt hạ sốt

  • Thuốc tan nhanh khi đặt vào trực tràng và được giữ ở vị trí cần thiết, không bị đẩy ra bởi lực cản của cơ vòng hậu môn.
  • Sử dụng thuốc đặt có thể tránh ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa của trẻ.
  • Thuốc không bị ảnh hưởng khi trẻ bị nôn ói hay co giật, hiệu quả nhanh hơn uống.

Nhược điểm của viên đặt:

  • Ảnh hưởng đến hậu môn sau này nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng nhiều.
  • Tác dụng phụ có thể gây tiêu chảy, ngứa, đau rát do rất dễ gây nhiễm trùng hậu môn.
  • Không sử dụng được cho các trường hợp đang có bệnh lý về hậu môn.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH, VỖ RUNG LONG ĐỜM tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

DÁN MIẾNG HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH

Miếng dán hạ sốt thì quen thuộc hơn vì nó được sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Miếng dán hạ sốt được hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt sau đó phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài.

Ưu điểm:

  • Sử dụng nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản vì chỉ cần bóc tấm phim và dán vào ngay giữa trán của trẻ.
  • Làm hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể sau khi sử dụng khoảng 3 – 4 tiếng.

Nhược điểm:

  • Một số trường hợp có thể gây mẩn đỏ, dị ứng với da.
  • Khả năng điều trị sốt hạn chế, nó chỉ có tác dụng hạ sốt tức thời, sau vẫn có thể bị lại do không có thành phần paracetamol.
  • Một số trường hợp không biết cách sử dụng, sốt quá cao mà dùng dán miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể dẫn tới co giật và gây biến chứng về não.
  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng với tinh dầu có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

Sử dụng thuốc hạ sốt đút hậu môn bao lâu thì hạ sốt? | Vinmec

Như vậy, so với dán miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh thì viên đặt hạ sốt cho trẻ sơ sinh vẫn tốt hơn vì nó có tác dụng ngang với thuốc uống nhưng lại không ảnh hưởng đến đường ruột. Bên cạnh đó, nó cũng không gây dị ứng, mẩn đỏ mà có tác dụng hạ sốt hẳn.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì sử dụng miếng dán hạ sốt vẫn đơn giản và dễ dàng, tác dụng hạ sốt tức thời nhanh chóng hơn viên đặt. Cho nên phần tiếp theo chúng tôi vẫn sẽ hướng dẫn các mẹ sử dụng cả 2 loại sao cho an toàn với trẻ sơ sinh.

CÁCH SỬ DỤNG VIÊN ĐẶT VÀ DÁN MIẾNG HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH

SỬ DỤNG VIÊN ĐẶT HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH AN TOÀN

Thuốc đặt hậu môn hạ sốt khi mua về phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi dùng phải đảm bảo độ cứng của thuốc để dễ dàng đưa vào trực tràng. Khi mẹ bóc thuốc ra phải nhét ngay vào hậu môn của trẻ vì rời lớp vỏ thuốc tan nhanh. Đặc biệt không nên kết hợp vừa dùng thuốc đặt vừa dùng thuốc uống vì cả 2 loại có chứa paracetamol, dễ bị quá liều.

Cách đặt viên hạ sốt:

  • Trước khi đặt thuốc cần vệ sinh hậu môn cho trẻ và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Đặt tư thế mông dốc lên để dễ dàng cho việc đặt thuộc, nên đặt nhẹ nhàng, tránh mạnh tay.
  • Sau đó khép giữ 2 nếp mông trẻ khoảng 2 – 3 phút để thuốc không rơi ra ngoài.
Lưu ý: Không nên lạm dụng sử dụng viên đặt hạ sốt cho trẻ sơ sinh quá 2 lần. Không dùng cho trẻ bị dị ứng với paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm da vùng hậu môn – trực tràng, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy, táo bón,… vì làm giảm tác dụng điều trị gây ảnh hưởng hậu môn.

DÁN MIẾNG HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

Sử dụng miếng dán hạ sốt rất đơn giản nhưng nếu trẻ sốt cao bạn cần sử dụng thuốc uống hạ sốt cho trẻ sơ sinh hoặc sử dụng viên đặt hậu môn. Trong khi chờ các thuốc đó phát huy tác dụng, mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt như một biện pháp hạ sốt tức thời để giảm cơn nóng trong người của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần chú ý một số điều khi dùng miếng dán hạ sốt như:
  • Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng, nếu có thể thì tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm chủng hay vùng da đang bị tổn thương.
  • Bé dị ứng với tinh dầu không nên sử dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Luôn để ý và theo dõi nhiệt độ cũng như biểu hiện của bé trong suốt quá trình sử dụng.

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HẠ SỐT NÀO CHO TRẺ THÌ BỐ MẸ CŨNG NÊN TÌM HIỂU KĨ, LỰA CHỌN ĐÚNG MỤC ĐÍCH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG. DÙ LÀ DÁN MIẾNG HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH HAY DÙNG VIÊN ĐẶT HẠ SỐT THÌ CŨNG ĐỀU KHÔNG NÊN LẠM DỤNG QUÁ NHIỀU.

Lưu ý: Khi con trẻ bị sốt ba mẹ nên theo dõi sát sao và liên tục sự thay đổi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân truyền thống hoặc nhiệt kế điện tự có độ chính xác cao của các thương hiệu uy tín như POLYGREEN của CHLB Đức

Xem thêm:

Chăm sóc trẻ bị sốt – 11 sai lầm chết người

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm đơn giản mà hiệu quả

20 Cách Hạ Sốt Dân Gian Cho Bé Không Cần Dùng Thuốc

BÀI THUỐC HẠ SỐT CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG RAU DIẾP CÁ CỰC HAY

HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH – CÁC KINH NGHIỆM DÂN GIAN, NÊN HAY KHÔNG?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*