Chỉnh khớp ngậm cho bé bú mẹ hoặc bú bình

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm duy nhất cho trẻ sơ sinh có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời đóng góp vào sự phát triển nhận thức của bé. Cho trẻ ngậm đúng khớp ngậm khi bú là điều tối quan trọng giúp trẻ bú dễ dàng và bú đủ lượng sữa bé cần giúp mang đến lợi ích sức khỏe này cho bé yêu của bạn. Tuy nhiên, như bất kỳ kỷ năng mới nào, nó cũng có thể đòi hỏi thời gian để học và rèn luyện. Bạn cần học cách hỗ trợ bé ngậm bú đúng cách, cần hướng dẫn về cách điều chỉnh khớp ngậm đúng và bé cũng cần tập làm thế nào để mút/bú sữa một cách hiệu quả. Hiểu được điều đó Bluecare xin chia sẻ bài viết “Chỉnh khớp ngậm cho bé bú mẹ hoặc bú bình” các mẹ tham khảo để có hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công, mẹ nhàn con ngoan và khỏe mạnh nhé.

BÚ ĐÚNG KHỚP NGẬM LÀ GÌ?

Trẻ bú đúng khớp ngậm là khi miệng của bé nằm chính xác trên vú của bạn để bú sữa mẹ. Để có một khớp ngậm đúng, trẻ sơ sinh cần mở miệng rộng và đưa khu vực núm vú và vùng xung quanh quầng vú của bạn vào miệng.

Contents

TÁC DỤNG CỦA KHỚP NGẬM

Có lý do cho việc các mẹ quan tâm đến cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú bình. Hãy tìm hiểu những tác dụng của việc bé bú đúng khớp ngậm:

  1. Đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé: Bé bú đúng khớp ngậm giúp mẹ luôn có đủ lượng sữa để bé bú. Việc bé bú đúng cách kích thích sản xuất sữa hiệu quả và giữ cân bằng hợp lý giữa nhu cầu sữa của bé và lượng sữa mẹ tiết ra.
  2. Giảm đau và nứt cổ gà: Chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú giúp mẹ tránh gặp các vấn đề đau đớn như đau ti hay nứt cổ gà khi con bú thường xuyên.
  3. Cung cấp nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất cho bé: Bằng cách bé bú đúng khớp ngậm, bé nhận được lượng dinh dưỡng và kháng thể tối ưu từ sữa mẹ. Điều này thúc đẩy phát triển xương tốt nhất cho bé và giúp tránh nguy cơ mọc lệch răng khôn, cơ lưỡi khỏe mạnh, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn ăn dặm sau này.

Như vậy, việc bé bú đúng khớp ngậm không chỉ mang lại lợi ích cho sự phát triển của bé mà còn giảm thiểu các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.”

 

TÁC DỤNG CỦA KHỚP NGẬM

DẤU HIỆU BÚ SAI KHỚP NGẬM

Có những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy trẻ sơ sinh gặp vấn đề về ngậm ti như sau:

  1. Không thể nghe thấy tiếng nuốt sữa mẹ từ miệng và cổ họng của trẻ.
  2. Trẻ phát ra tiếng nhấp nháp và âm thanh lớn trong khi bú mẹ.
  3. Miệng trẻ nằm ở góc 160 độ hoặc thấp hơn trong suốt thời gian bú mẹ.
  4. Sau khi sinh, mẹ bị ít sữa dần dần hoặc sữa giảm đi.
  5. Trẻ sơ sinh không vui vẻ và thất thường sau khi bú sữa mẹ.
  6. Trẻ giảm cân hoặc tăng cân với tốc độ không lành mạnh.
  7. Con chỉ ngậm núm ti và không ngậm thêm chút nào quầng ti xung quanh.

 

DẤU HIỆU BÚ SAI KHỚP NGẬM

BÉ BÚ SAI KHỚP NGẬM CÓ NGUY CƠ GÌ?

Việc tham khảo hướng dẫn cho bé bú đúng khớp ngậm là cần thiết vì bé bú sai khớp ngậm có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của bé. Có những hậu quả mà bé có thể gặp khi bú sai khớp ngậm, và dưới đây là một số tác động quan trọng đối với bé và mẹ:

NGUY CƠ VỚI BÉ:

  • Bú sai khớp ngậm khiến bé không bú đủ lượng sữa cần thiết, gây thiếu hụt dinh dưỡng. Bé có thể chỉ bú vài phút rồi dừng lại, không cảm thấy no. Khi tình trạng này kéo dài, bé có nguy cơ sụt cân và thiếu chất dinh dưỡng.
  • Bé bú sai khớp ngậm có thể dẫn đến bé bỏ ti mẹ. Điều này thường bị hiểu lầm là do mẹ ít sữa, nhưng thực tế không phải vậy. Bé không bú đúng cách, không rút sữa hiệu quả và không chịu bú lâu, dẫn đến việc bé nhận ít sữa và từ chối bú. Để tránh tình trạng này, mẹ cần áp dụng cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú bình.

NGUY CƠ VỚI MẸ:

  • Cho bé bú đúng khớp ngậm là rất quan trọng để tránh mẹ bị nứt cổ gà. Việc bé bú sai cách có thể gây ra đau đớn cho mẹ, và nếu không điều chỉnh kịp thời, ti mẹ còn bị tổn thương, gây tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú nguy hiểm.
  • Trong nhiều trường hợp, nếu mẹ không điều chỉnh giảm tiết sữa, sữa vẫn tiếp tục được tiết ra nhưng không được đẩy ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến tắc tia sữa và viêm tuyến vú.

Nhận thức về cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú bình là rất quan trọng, vì việc bú sai khớp ngậm có thể tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ hiểu cách giúp bé bú đúng khớp ngậm để đảm bảo việc bú sữa hiệu quả nhất. Chúc các mẹ thành công.”

NGUYÊN NHÂN BÉ KHÔNG CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

  • Bé nằm quá cao hoặc xa mẹ, khiến cổ bé bị gập lại và không thể ngậm đúng.
  • Bé ngậm đầu ti thay vì quầng vú.
  • Bé không đói hoặc chưa thực sự cần bú (có thể vì đã bú sữa ở ngoài hoặc đang buồn ngủ), không mở miệng đủ to để ngậm sâu.
  • Ngực mẹ quá căng, khiến quầng vú không ép vào được (mẹ nên vắt bớt vài giọt sữa và massage quầng vú để làm mềm trước khi cho bé bú).

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHỚP NGẬM KHI BÚ CỦA TRẺ

  • Từ giữa thai kỳ cho đến 30 – 40 giờ sau khi sinh, cơ chế sinh sữa và tạo sữa được điều khiển bởi hócmon (endocrine/hormonal control) – gồm hai hócmon chính là prolactin tạo sữa và oxytocin tiết sữa. Vì vậy, dù sữa non đã được hình thành trong thai kỳ, nó chỉ được tiết ra khi có sự kích thích từ hócmon oxytocin.
  • Có một số yếu tố khác giúp kích thích não tiết oxytocin sau khi sinh, bao gồm:

  • Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh (càng sớm càng tốt).
  • Vị trí đầu dây thần kinh ở quầng vú mẹ kích thích não tiết oxytocin, nằm trên quầng vú, cách chân ti 1-1.5cm, góc 7 giờ ở vú phải và đối xứng góc 5 giờ ở vú trái.
  • Ở một số mẹ, thậm chí chỉ cần nghe tiếng con khóc hoặc nhìn ảnh con (nếu con đang cách ly) cũng có thể kích thích não tiết oxytocin.

CÁCH ĐỂ BÉ NGẬM ĐÚNG KHỚP NGẬM:

  1. Mẹ chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái, tiếp da bé càng tốt để gần nhau hơn.
  2. Trước khi bú, mẹ nên lau đầu ti mẹ bằng nước sạch hoặc nếu đã có sữa, thì lau bằng sữa mẹ.
  3. Đưa đỉnh ti chạm môi trên của bé, nếu bé sẵn sàng để bú, bé sẽ mở miệng rộng (lưỡi bé lè dài ra phía trước).
  4. Một bàn tay mẹ đỡ cổ bé để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa vào bầu vú mẹ (phần dưới).
  5. Bàn tay kia hình thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ ở phía trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.
  6. Đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) để bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.
  7. Đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm sâu và chắc.”

 

CÁCH ĐỂ BÉ NGẬM ĐÚNG KHỚP NGẬM

NHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ BÚ

  1. Màu hồng của môi trẻ: Môi trẻ được mở ra ngoài mà không bị vặn hoặc mím vào phía trong.
  2. Miệng trẻ gắn chặt vào quầng vú: Trẻ ngậm vú kín miệng.
  3. Phần lớn quầng vú (ít nhất có đường kính 5cm) nằm trong miệng trẻ: Khi trẻ đang mút, bạn không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.
  4. Lưỡi của trẻ nằm giữa phần nướu (lợi) dưới và vú: Khi ngậm vú đúng, lưỡi trẻ mở về phía nướu dưới, tạo thành một vùng lõm quanh núm vú và giảm áp lực từ hàm.
  5. Tai trẻ khẽ động đậy: Trong quá trình chủ động mút và nuốt, các cơ phía trước tai của trẻ sẽ chuyển động, cho thấy hành động mút mạnh mẽ và hiệu quả bằng toàn bộ hàm dưới.
  6. Nghe thấy tiếng trẻ nuốt: Trong những ngày đầu sau khi sinh, trẻ có thể mút 5 đến 10 lần trước khi nghe thấy tiếng trẻ nuốt, vì sữa non tiết ra rất ít. Sau khi sữa đã ra đều, tiếng nuốt sẽ rõ ràng hơn. Khi trẻ mút và kích thích phản ứng tiết sữa, bạn sẽ nghe thấy tiếng trẻ nuốt mỗi khi trẻ mút 1 hoặc 2 lần. Hành động chủ động mút và nuốt này nên kéo dài trong 5 đến 10 phút ở mỗi bên vú.
  7. Sữa không bị rỉ ra nhiều từ các góc miệng của trẻ: Trẻ đã nuốt được sữa.
  8. Không nghe thấy tiếng lách chách: Nghĩa là trẻ không đặt lưỡi đúng chỗ và không ngậm vú đúng cách.
  9. Không thấy bầu má (phần giữa của má trẻ hóp vào) trẻ trong khi mút. Điều này có thể cho thấy trẻ không ngậm chặt vú và đang không mút đúng lúc chuyển động nướu và lưỡi. Hãy kéo trẻ ra và cho ngậm lại.

HÌNH ẢNH BÉ BÚ ĐÚNG KHỚP NGẬM

 

HÌNH ẢNH BÉ BÚ ĐÚNG KHỚP NGẬM

Bài viết trên Bluecare đã giới thiệu đến các mẹ cách cho bé bú đúng khớp ngậm, hy vọng với những thông tin hữu ích trên, khi các mẹ thực hiện, bé có thể bú được nhiều sữa và mẹ cũng về sữa đều hơn, giúp cho sự phát triển tốt nhất của con trong giai đoạn đầu đời. Nếu các bạn vẫn khó khắn trong việc thực hành cho bé bú đúng khớp ngậm các bạn có thể tìm đến dịch vụ hướng dẫn chỉnh khớp ngậm cho bé bú mẹ hoặc bú bình tại nhà của chúng tôi.

Xem thêm:

Cho con bú đùng khớp ngậm – kỹ năng cực quan trọng cho những ai lần đầu làm mẹ

Ngậm ti giả có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh?!

Tập bú bình cho trẻ đã quen ti mẹ

Tập cho trẻ ti mẹ trở lại

10 lưu ý về cách cho bé bú mẹ vào ban đêm, bạn cập nhật ngay nhé!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*