Ngậm ti giả có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh?!

Có rất nhiều nhận định và ý kiến xung quanh việc có nên cho bé sử dụng núm vú giả (ti giả) hay không?

Dùng ti giả có lợi, hại ra sao? Nếu bố mẹ còn đang phân vân về vấn đề này thì những thông tin sau sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bố mẹ nhé.

1. Ti giả có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là hội chứng SIDS.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy việc sử dụng núm vú giả khiến giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).Theo Jennifer Shu, nhà cố vấn cho các bậc phụ huynh và đồng tác giả của cuốn sách “Heading Home With Your Newborn”, cho biết:
“Khi bé ngậm ti giả sẽ giúp giữ cho đường thở của bé mở ra”, cô nói thêm, điều này cũng có thể giúp giảm nguy cơ SIDS. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề nghị, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng ti giả khi bạn đặt bé xuống ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần đưa cho trẻ nếu bé không có nhu cầu sử dụng núm vú giả khi đi ngủ. Và nếu em bé của bạn có sử dụng ti giả khi đi ngủ, khi bé ngủ say, ti giả sẽ rơi ra, bố mẹ cũng đừng nhét lại ti giả cho bé nhé!

2. Trẻ sơ sinh không nên sử dụng núm vú giả?

Điều này là SAI hoàn toàn.

Các mẹ hay các bà thường lo ngại việc trẻ sử dụng núm vú giả sẽ khiến hàm răng trẻ khi lớn lên sẽ bị hô, rồi “chê” ti mẹ….vậy nên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP mới khuyến nghị nên cho trẻ sơ sinh sử dụng ti giả khi trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên,vì lúc đó trẻ đã quen với khớp ngậm khi bú mẹ, thì việc dùng ti giả sẽ trở nên dễ dàng hơn và không khiến trẻ quên đi ti mẹ.
Không có gì là sai khi cho trẻ sử dụng núm vú giả, vừa giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ, lại khiến bé có giấc ngủ ngon, bé vẫn bú mẹ tăng cân tốt đều là được. Cũng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc sử dụng ti giả cho bé khiến răng,môi của bé bị ảnh hưởng, nên bố mẹ hãy yên tâm nhé! Tuy nhiên, không đưa ti giả cho bé sử dụng thay vì cho bé bú mẹ khi bé đang đói nhé!

3. Núm vú giả gây vấn đề về răng?

Như đã đề cập ở phần trên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc sử dụng ti giả gây nên vấn đề về răng cho trẻ nhỏ.
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, ngậm ti giả không có hại gì trong hai năm đầu, tương tự với việc trẻ thích mút ngón tay của mình vậy. Miệng của con bạn dễ uốn nắn đến nỗi khi thay các kiểu núm vú giả khác nhau thì vòm miệng và răng của trẻ cũng có thể tự điều chỉnh.
Việc sử dụng ti giả còn có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế trẻ việc mút ngậm ngón tay trước khi có răng vĩnh viễn. Việc mút ngón tay nhiều sẽ gây ra những vấn đề về việc răng cửa bị nhô ra ngoài hoặc phát triển không đúng cách.
Nếu con bạn tiếp tục sử dụng ti giả khi mới chập chững biết đi, nó có thể dẫn đến sai khớp (khi răng không thẳng hàng), chẳng hạn như cắn mở ở phía trước hoặc cắn chéo ở phía sau.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không phải là độ tuổi mà là lực hút của bé mạnh mẽ thế nào ở giai đoạn này. Những bé mút nhẹ nhàng tạo áp lực ít hơn lên răng cửa của họ và có thể giữ ti giả lâu hơn, thậm chí cho đến khi lên 3 tuổi.

4. Sử dụng ti giả làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai?

Điều này đúng với những trẻ lớn thường xuyên sử dụng ti giả hơn những trẻ ngừng sử dụng lúc 6 tháng. Một số bác sĩ cho rằng đó là vì mút làm thay đổi áp lực trong tai. Sự chênh lệch áp suất này có thể ngăn chất lỏng chảy qua ống nối giữa tai giữa với phía sau mũi và cổ họng. Khi chất lỏng thu thập ở đó, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nghiên cứu không đủ sức thuyết phục để đưa ra một trường hợp nào chống lại việc sử dụng núm vú giả nói chung. Và chúng chỉ là mối lo ngại nếu em bé bị nhiễm trùng tai thường xuyên và tái phát.

5.Có cần phải vệ sinh thường xuyên ti giả của trẻ?

Bạn có thể ngạc nhiên về việc ti giả dễ bị nhiễm bẩn như thế nào. Theo nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học bang Oklahoma, khi được kiểm tra dưới kính hiển vi, các núm vú được sử dụng được tìm thấy có nấm cộng với vi khuẩn tương tự như E.coli.
Để loại bỏ một số vi khuẩn, các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh ti giả qua nước rửa chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ hoặc rửa tay trước khi đưa cho trẻ dùng,trước khi đưa cho trẻ hãy luộc qua nước sôi và luộc lai nếu chẳng may nó bị rơi. Cất núm vú khô, sạch trong túi zip-nhựa để bảo vệ tránh mầm bệnh lây lan thêm. Ngoài ra, cũng nên thay núm vú giả thường xuyên cho trẻ.
–  Trẻ không tiếp nhận ti giả mà hay nhè ra, khiến bố mẹ nản lòng khi cho bé sử dụng ti giả. Việc này giống như là chơi trò chơi vậy. Có một cách khiến bé ngậm ti giả trở nên dễ dàng hơn đó là, khi cho bé bú mẹ hãy lựa bỏ ti mình ra rồi nhét ti giả vào miệng bé. Khi trẻ ngậm ti giả trong miệng, hãy đợi trẻ mút ti giả, rồi sau đó lại kéo ti giả ra không để trẻ mút nữa,và cứ lặp lại như thế đến khi nào trẻ sẵn sàng đón nhận ti giả bất cứ lúc nào.
Việc sử dụng ti giả đem lại nhiều lợi ích cũng như các mặt hạn chế khi cho trẻ sử dụng. Tuỳ vào điều kiện từng gia đình mà bố mẹ có thể quyết định cho trẻ sử dụng ti giả hay không nhé.

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare