Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện. Và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này. Tuy nhiên, những gia đình có con lần đầu vẫn còn bỡ ngỡ. Không biết khi nào nên cho trẻ ăn dặm, thực đơn ăn dặm như thế nào là tốt nhất. Món gì trẻ ăn được, món gì trẻ không ăn được…
Để giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về ăn dặm, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
1. Ăn dặm là gì?
Để cho bé ăn dặm đúng cách trước hết chúng ta phải hiểu ăn dặm là gì? Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa.
Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa. Và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.
2. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo. Sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên.
Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng. Sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng. Bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 – 12 tháng tuổi. Sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 – 24 tháng tuổi. Sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
3. Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi bé mới được 3 – 4 tháng. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
- Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.
- Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
- Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ. Đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.
- Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.
Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng. Cần thiết cho quá trình tăng trưởng. Dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu…
4. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách.
a, Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều.
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. Đầu tiên là 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10 ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen. và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…
b, Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc.
Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát. Để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng
c, Chế biến đồ ăn dặm cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh.
Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn. Dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Trong đó có 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ.
Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
5. Thực đơn ăn dặm phù hợp với độ tuổi.
a, Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng
- Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đang tập ăn. Vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn. Nên cho trẻ ăn từng chút một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày. Đồng thời tăng độ đặc của cháo.
- Trẻ từ 9 – 11 tháng: Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn 3 – 4 bữa bột đặc một ngày. Ngoài rau củ quả, nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản. Và đặc biệt là dầu hoặc mỡ. Vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Hoặc uống sữa công thức hàng ngày.
b, Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 – 23 tháng
- Khi trẻ được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột; trứng hoặc thịt, cá; rau và dầu mỡ.
c, Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 – 36 tháng
Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên cần tránh những thức ăn quá cứng và dai, thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc.
- Từ 2 tuổi trở đi: Nhiều trẻ đã không còn bú mẹ. Vì thế bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 – 4 bữa ăn chính mỗi ngày có thể cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.
- Cho trẻ ngồi ăn cơm chung với cả gia đình: Để trẻ học cách ăn uống, gắp đồ ăn và nhai kỹ thức ăn.
- Lưu ý: dù ở độ tuổi nào bạn cũng không nên cho trẻ ăn nhiều các loại đồ ăn vặt. Như bánh, kẹo, bim bim, khoai tây chiên… vì sẽ làm cho trẻ đầy bụng, bỏ bữa.
6. Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm
- Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi: Thận của trẻ còn yếu, không thể tải quá 1 gam muối mỗi ngày. Không nên thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.
- Từ 1 tuổi trở lên: có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
- Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20 gam. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn.
- Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ. Để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải…
- Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày trẻ phải hoạt động quá sức.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare