Mua đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh – những điều cần lưu ý

Trẻ sơ sinh thường có làn da màu vàng nhạt hơn so với trẻ lớn do mức độ bilirubin trong máu cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng này thường giảm dần sau khoảng 1 tuần sau khi trẻ sinh ra. Nếu vàng da là do bệnh lý, sẽ cần can thiệp điều trị để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Vậy, trẻ bị vàng da có sao không và liệu trị liệu như thế nào? Ba mẹ có thể tự mua đèn để chiếu vàng da cho con tại nhà ko? Mua đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì? Các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Bluecare nhé.

Contents

Trẻ sơ sinh bị vàng da là bệnh gì?

Vàng da sơ sinh là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở khoảng 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Đây là tình trạng khi da của bé có màu vàng ở các vùng như mặt, ngực, mắt (bao gồm kết mạc và củng mạc – lòng trắng mắt), bụng, cánh tay, chân…

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường có sức khỏe tốt, tuy nhiên đôi khi có thể kèm theo một số bệnh lý. Thông thường, màu vàng trên da của trẻ sơ sinh xuất hiện sau 1-2 ngày sau khi sinh và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

Nguyên nhân vì sao bé sơ sinh bị vàng da là do tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất có màu vàng được hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan có chức năng loại bỏ bilirubin bằng cách chuyển nó vào ruột để được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa hoàn thiện, không thể xử lý bilirubin một cách hiệu quả, dẫn đến tích tụ bilirubin và gây vàng da (2).

Có những trường hợp đặc biệt, tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể do các bệnh lý sau:

  1. Nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
  2. Tế bào hồng cầu bất thường: có quá nhiều hồng cầu, hồng cầu có hình dạng bất thường như hồng cầu hình lưỡi liềm, v.v.
  3. Bệnh lý về gan: viêm gan, xơ nang, v.v.
  4. Thiếu men G6PD.
  5. Xuất huyết bất thường trong cơ thể, có xuất hiện các vết bầm tím trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  6. Nhóm máu không tương thích với mẹ, như bất đồng nhóm máu ABO hoặc Rh.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng mắc vàng da ở trẻ sơ sinh như:

  1. Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  2. Trẻ không được bú đủ, không cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể.
  3. Trẻ có nguồn gốc từ các dân tộc Đông Á hoặc Địa Trung Hải…

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị vàng da sơ sinh

Để nhận biết sớm trẻ bị vàng da bệnh lý, cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu sau:

  1. Vàng da xuất hiện ngay sau sinh trong vòng 24 giờ.
  2. Tình trạng vàng da kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và hơn 2 tuần đối với trẻ sinh non.
  3. Vàng da phủ khắp cơ thể, bao gồm lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc mắt. Màu vàng ngày càng đậm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  4. Nồng độ bilirubin trong máu vượt quá 12 mg% đối với trẻ sinh đủ tháng hoặc vượt quá 14 mg% đối với trẻ sinh non, và tốc độ tăng bilirubin vượt quá 5 mg% trong vòng 24 giờ.

Ngoài những dấu hiệu vàng da, trẻ có thể có các dấu hiệu bất thường khác như co giật, sốt cao, bỏ bú, ngủ ít và ít quấy khóc. Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ này, việc đưa trẻ đi khám hoặc đặt lịch xét nghiệm vàng da tại nhà và can thiệp sớm có thể giúp chữa trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh.

Xet-nghiem-chi-so-vang-da-o-tre-so-sinh-tai-nha-thong-qua-ung-dung-Bluecare
Xet-nghiem-chi-so-vang-da-o-tre-so-sinh-tai-nha-thong-qua-ung-dung-Bluecare

Chuyên gia khuyến nghị rằng, nếu phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh trong vòng 7 ngày sau sinh, tỉ lệ tổn thương não của trẻ rất thấp. Đối với những trẻ có làn da màu đen hoặc màu đỏ hồng làm khó việc nhận biết dấu hiệu vàng da, cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách nhẹ nhàng ấn tay lên da của bé. Nếu da xuất hiện màu vàng rõ nét sau vài giây, điều này cho thấy trẻ đang bị vàng da. Cha mẹ nên thực hiện kiểm tra này hàng ngày trong những tuần đầu sau sinh.

Phân loại vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể được phân loại thành hai loại chính:

Vàng da sinh lý:

Vàng da sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không gây nguy hiểm và thường tự giảm sau khoảng 2 tuần. Trẻ chỉ có màu vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, phần trên bụng và không xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như gan lách to, thiếu máu, từ chối bú, v.v.

Trẻ bị vàng da sinh lý có mức bilirubin trong máu không vượt quá mức đòi hỏi can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không vượt quá 3mg%/24 giờ.

Vàng da bệnh lý:

Vàng da bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi sự kiểm tra từ bác sĩ và phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính do tăng bilirubin và vàng da nhân. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ có màu vàng da ở vùng mặt, mắt mà còn lan rộng sang nhiều khu vực khác của cơ thể như cánh tay, bụng, chân và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, khóc liên tục, từ chối bú, phân bạc màu, v.v.

Đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh là gì?

Đèn chiếu vàng da (hay còn gọi là phototherapy) là một phương pháp điều trị thường được sử dụng để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da (jaundice) là tình trạng khi một lượng quá lớn bilirubin – một chất phân giải từ quá trình phá vỡ hồng cầu – tích tụ trong cơ thể và làm cho da và các mô khác trở nên màu vàng.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, bác sĩ có thể quyết định sử dụng đèn chiếu vàng da. Đèn chiếu vàng da sẽ tỏa ra ánh sáng màu xanh hoặc xanh lá cây, có khả năng giúp phân giải bilirubin và loại bỏ nó khỏi cơ thể của trẻ qua đường tiểu.

Quá trình này thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế hoặc cũng có thể thực hiện tại nhà nếu có trang thiết bị cần thiết và sự tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ. Trẻ sơ sinh sẽ được đặt dưới đèn chiếu trong khoảng thời gian được quy định bởi bác sĩ, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng mức bilirubin giảm xuống mức an toàn.

Tuy nhiên, việc sử dụng đèn chiếu vàng da cần được thực hiện theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, vì có thể có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định điều trị và thời gian sử dụng đèn chiếu.

CÓ NÊN TỰ MUA ĐÈN CHIẾU VÀNG DA CHO CON TẠI NHÀ?

Phụ huynh tự lựa chọn mua đèn chiếu vàng da do không biết tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết của đèn chiếu vàng da có thể mang lại hiệu quả điều trị. Hơn nữa các loại đèn chiếu vàng da đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thường có giá rất cao (40.000.000đ/bộ – 100.000.000đ/bộ)

Mua đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh – những điều cần lưu ý

Trong khi nhưng loại đèn có ánh sáng xanh trôi nổi trên thị trương không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật lại có giá rất rẻ (700.000đ/bộ – 5.000.000đ/bộ) không đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị.

Mua đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh – những điều cần lưu ý

Nếu phụ huynh mua phải những loại đèn ko đạt tiêu chuẩn thì không chỉ ko mang lại hiệu quả điều trị làm mất có hội điều trị ở giai đoạn sớm khiến bệnh có thể trở nặng mà còn mang theo rủi ro nguy hiểm cho trẻ, làm tăng thân nhiệt và gây mất nước.

Mua đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh – những điều cần lưu ý

Theo bác sĩ Mỹ Hạnh – bệnh viện Tâm Anh, một số nghiên cứu cho thấy trẻ vàng da phải chiếu đèn kéo dài có thể tăng nguy cơ co giật và một số bệnh ung thư về sau. Tuy nhiên những trẻ này nếu không chiếu đèn kịp thời thì có thể phải thay máu, đến lúc đó tai biến còn nhiều hơn, ngoài ra nếu sống sót cũng tăng nguy cơ tổn thương não và bị di chứng não suốt đời. Vì vậy, đến nay, chiếu đèn vẫn được xem là phương pháp đơn giản, khá an toàn và kinh tế nhất. Vì một số tác dụng phụ, nên chỉ chiếu đèn khi cần thiết. Do đó, khi trẻ bị vàng da phụ huynh không nên tự ý chiếu đèn kéo dài tại nhà. Cần đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra độ vàng da, xét nghiệm máu tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Bác sĩ Mỹ Hạnh cũng lưu ý cho phụ huynh, chăm sóc trẻ cần chiếu đèn trị vàng da, quan trọng nhất trẻ phải bộc lộ trẻ để vùng da tiếp xúc tối đa với ánh sáng nên trẻ phải cởi trần, chỉ cần che mắt để tránh tổn thương võng mạc, và che cơ quan sinh dục. Khi chiếu đèn phải cho bú thường xuyên để cung cấp đủ dinh dưỡng và nước cho trẻ, ngăn tình trạng mất nước. Tùy theo mức độ vàng da, sẽ có khoảng thời gian chiếu khác nhau. Khoảng cách đèn với bé khoảng 40 cm, không quá gần có thể gây bỏng da, không quá xa sẽ giảm tác dụng.

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vậy chiếu đèn trị vàng da trong bao lâu? Thời gian soi đèn trị vàng da còn tùy thuộc vào mức độ vàng da lâm sàng của trẻ cũng như nồng độ bilirubin. Đặc biệt là khả năng hợp tác điều trị của bé. Thông thường chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh sẽ kéo dài trong vài giờ hoặc một đến hai ngày. Tuy nhiên, có những trẻ phải chiếu đèn 3 – 4 ngày. Thời gian chiếu đèn sẽ liên tục theo chỉ định, chỉ bị gián đoạn khi trẻ được cho bú và thay tã. 

Chi phí chiếu đèn vàng da bao nhiêu tiền?

Chi phí chiếu đèn vàng da không quá chênh lệch giữa các bệnh viện. Nếu thực hiện chiếu đèn vàng da tại bệnh viện, dịch vụ này nằm trong danh mục thanh toán của BHYT nên bé sẽ được BHYT chi trả.

Chi phí chiếu đèn vàng da tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng

  • Chi phí chiếu đèn vàng da cho bệnh nhi sơ sinh nội trú: 200.000 đồng/ ngày chưa bao gồm tiền phòng lưu trú cho mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Dịch vụ đo Bilirubin qua da: 60,000 đồng/ lần

Chi phí chiếu đèn vàng da tại bệnh viện phụ sản Cần Thơ

  • Chi phí chiếu đèn vàng da 320.000 đồng/ ngày chưa bao gồm tiền phòng lưu trú cho mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Chi phí khám: 90.000 đồng/ lần và chi phí xét nghiệm bilirubin qua da là 107.000 đồng/ lần

Chi phí chiếu đèn vàng da tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

  • Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh (giá dịch vụ tự nguyện/ theo yêu cầu): 750.000/ ngày
  • Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh tại phòng bệnh (bệnh nhi nội trú): 330.000/ ngày

Chi phí chiếu đèn vàng da tại nhà của Bluecare

Xem thêm:

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Các mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị vàng da – cách điều trị

Chỉ định chiếu đèn vàng da sơ sinh

Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ: Sai lầm nguy hiểm

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*