Tui có thấy một chuyện là các bạn chia sẻ các lần đi khám định kỳ sao thấy mệt mỏi quá, gì mà xét nghiệm búa xua, rồi siêu âm, chụp chiếu đủ kiểu, vừa tốn kém vừa mệt người. Khám sức khỏe định kỳ thì không thấy đề cập tới đánh giá phát triển thể chất, tâm thần, giao tiếp, trong khi trẻ 14 tháng tuổi thì được cho thử máu, thử nước tiểu, thử cả mỡ trong máu? Xong rổi đi siêu âm thóp (14 tháng siêu âm thóp làm gì nữa), siêu âm bụng, siêu âm tim? Đánh giá sức khỏe, sự phát triển của một đứa trẻ cần một quá trình theo dõi, không phải chỉ một lần là xong, nên mới lòi ra chuyện khám định kỳ. Vậy khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ba mẹ hãy tham khảo bài viết sau của Bluecare để biết những gì cần làm để tránh bị tốn tiền mà không hiệu quả.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là gì?
Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.
Lịch khám sức khỏe định kỳ của trẻ em từ lúc mới sinh cho tới khi học xong trung học:
- Ngay sau khi sinh
- Vài ngày sau khi về nhà
- 2 tuần tuổi
- 1 tháng tuổi
- 2 tháng (chích ngừa)
- 4 tháng (chích ngừa)
- 6 tháng (chích ngừa)
- 9 tháng
- 12 tháng (chích ngừa)
- 15 tháng (chích ngừa)
- 18 tháng (chích ngừa)
- 2 tuổi
- 2.5 tuổi
- 3 tuổi
- 4 tuổi (chích ngừa)
- Mỗi năm (chích ngừa năm 11 tuổi và 16 tuổi)
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là khám những gì?
Mỗi lần khám định kỳ thì chúng ta khám gì, tầm soát gì là tùy theo đặc thù của từng lứa tuổi, nhưng nhìn chung thì phải bao gồm các vấn đề sau:
- Sự phát triển của cơ thể theo dõi phát triển về cân nặng, chiều cao và vòng đầu (cho tới 2 tuổi), BMI sau 2 tuổi.
Chú ý đây làm đánh giá một quá trình nên biểu đồ tăng trưởng phải được đánh giá theo một quá trình chứ không phải một thời điểm. Có khi trẻ trong vùng bình thường nhưng lại là bất thường, và có những trẻ nằm trong vùng bất thường lại là bình thường cho trẻ đó
- Chế độ dinh dưỡng: Cái này tùy theo lứa tuổi, từ sinh tới 6 tháng thì bú ra sao, 6 tháng thì nói về ăn dặm, lớn hơn thì chế độ ăn đa dạng và lành mạnh.
- Phát triển về tâm thần và vận động (chúng tôi dùng thang điểm ASQ cho tới 5 tuổi) và đánh giá lâm sàng sau 5 tuổi.
- Sự phát triển về ngôn ngữ đặc biệt là sau 1 tuổi.
- Đánh giá sức khỏe răng miệng từ 6 tháng, bổ sung Flouride từ 6 tháng tuổi bằng phết Flouride
- Thị giác và thính giác từ lúc mới sinh (kiểm tra thính giác và thị giác bằng test từ sau 4-5 tuổi)
- Đánh giá về giao tiếp xã hội.- Sự an toàn của trẻ ở nhà, ở trường, trong xe (ở Mỹ cụ thể là an toàn về car seat).
- Chủng ngừaTrong quá trình này mỗi một lứa tuổi sẽ có chuyện cần được chú ý đặc biệt, ví dụ như:
- Trong 6 tháng đầu chú ý đặc biệt tới phát triển cân nặng, bú mẹ, bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ, trào ngược, ect…
- 1 tuổi thì tầm soát thiếu máu thiếu sắt, nhiễm độc chì nhất là những trẻ sống trong nhà có dùng sơn trước 1978 hoặc cha mẹ làm nghề có tiếp xúc chì. Không cần gì quá phức tạp, chỉ cần xn hemoglobin và định lượng chì có kết quả trong 10 phút.
- Từ 15 tháng thì bắt đầu tầm soát tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT, và đánh giá lâm sàng liên tục trong các lần khám sau đó. Có tìm thì sẽ thấy. Còn ai đó nói con bạn bị tự kỷ trước 1 tuổi chỉ là nói xàm thôi nhé.
- 5 tuổi bắt đầu đánh giá ADHD (tăng động) nếu cần thiết, nếu con bạn mới 2-3 tuổi mà ai nói con bạn bị ADHD cũng là xàm tuốt.
- Tới lứa tuổi đi học bắt đầu chú ý tới các vấn đề về khả năng học tập, bị bạo hành ở trường.
- Tới gần tuổi teen thì bắt đầu chú ý hơn tới trầm cảm, phát triển tuổi dậy thì, sử dụng chất gây nghiện. Dùng form PHQ-9 và HEEADSSS.
- Tầm soát cao cholesterol lúc 9-11 tuổi, và 17 tuổi, đặc biệt với trẻ béo phì hay có tiền sử gia đình.
- Đánh giá sức khỏe kinh nguyêt ở trẻ teen nữ, xem xét tầm soát thiếu máu thiếu sắt nếu cần thiết.
Dĩ nhiên việc thăm khám định kỳ cần phải được thực hiện một cách hệ thống và bài bản. Nhiệm vụ của một bác sĩ là phải đánh giá tổng quát mọi thứ của một đứa trẻ và lúc nào cũng cần chú ý những thứ bất thường để không bỏ sót nhưng bệnh tật khác.Không cần phải xn tùm lum, siêu âm đủ thứ đâu nha các mẹ, nó phải vui và khỏe, chứ không cần khổ sở đến thế đâu.
Xem thêm:
Review top các cách tăng đề kháng cho trẻ
Chấm dứt giai đoạn trẻ ốm liên tục
Review top bảo hiểm sức khỏe cho trẻ
20 Cách Hạ Sốt Dân Gian Cho Bé Không Cần Dùng Thuốc
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment