Sơ cứu trẻ bị ngạt thở do hóc dị vật

Ngạt thở do hóc dị vật là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và nguyên nhân tử vong do tai nạn hàng đầu ở những người trên 65 tuổi. Cứ 5 ngày lại có một trẻ tử vong do ngạt thở. 5.000 ca tử vong hàng năm chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và dẫn đến 100.000 lượt cấp cứu hàng năm. Hơn 100 triệu người Mỹ không có biện pháp sơ cứu nào trước các trường hợp khẩn cấp về ngạt thở do hóc dị vật. Nhiều người chết vì ngạt thở do hóc dị vật hơn là chết trong các vụ hỏa hoạn, chết đuối hoặc các vụ xả súng do tai nạn. Sơ cứu trẻ bị ngạt thở do hóc dị vật thì thời gian là yêu tố sống còn, để sơ cứu trẻ đúng cách và kịp thời, các mom cùng tham khảo bài viết sau của Bluecare nhé.

Contents

Ngạt đường thở là gì?

Ngạt thở (nghẹt thở) là tình trạng một người không thể thở hoặc nói vì họng hoặc khí quản bị tắc nghẽn hoàn toàn. Nếu không sơ cứu kịp thời, tình trạng thiếu dưỡng khí có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do ngạt thở.

Hóc dị vật đường thở
Dị vật bịt kín đường thở gây ngạt

Dị vật đường thở là gì?

Dị vật đường thở là các vật lạ rơi vào và mắc lại trong thanh quản, khí quản hay phế quản. Có 2 loại dị vật là vô cơ và hữu cơ. Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Ước tính mỗi năm có khoảng 3.000 bệnh nhân tử vong vì những biến chứng của dị vật đường thở, tỷ lệ đặc biệt cao ở trẻ em 1 – 6 tuổi.

Hình nội soi dị vật gây ngạt đường thở

Dấu hiệu trẻ bị ngạt đường thở do dị vật

Dấu hiệu ngạt đường thở do dị vật khá đột ngột:

  • Ngạt đường thở một phần: Nạn nhân hít thở khó khăn, tạo tiếng động lớn hoặc hớp khí để cố gắng thở, có thể nghe thấy tiếng rít quanh miệng. Nạn nhân có thể ho khan, khó chịu, sợ hãi do thiếu khí, da, môi trở nên nhợt nhạt, bầm đỏ hoặc chuyển xanh;
  • Nghẹt đường thở hoàn toàn: Nạn nhân không thể ho, thở hoặc nói chuyện. Vì thiếu khí nên nạn nhân tỏ rõ triệu chứng cố gắng hít thở qua hiện tượng co kéo lồng ngực, các xương vai và hõm ức. Mặt của nạn nhân chuyển màu xám, môi tím xanh. Thông thường nạn nhân sẽ dùng cả 2 tay nắm chặt vào cổ họng, rất hốt hoảng.

Nguyên nhân trẻ bị ngạt đường thở do dị vật

Có 2 nguyên nhân chính:

Do người bệnh:

  • Bệnh nhân đang ăn hoặc ngậm dị vật, do tác nhân nào đó làm bệnh nhân hít mạnh dị vật theo luồng không khí rơi vào đường thở. Các tác nhân gồm: khóc, cười, bịt mũi ép trẻ ăn, ép trẻ uống thuốc viên; tranh nhau ăn; vấp ngã, hắt hơi,…;
  • Do trẻ phản xạ đóng mở thanh môn chưa hoàn chỉnh;
  • Bố mẹ sơ ý trong việc ăn uống của trẻ;
  • Tập quán ăn uống, tắm nước suối, uống nước suối gây dị vật sống vào đường thở;
  • Liệt hầu họng.

Do nhân viên y tế:

  • Nhổ răng gây rơi răng, mũi khoan răng rơi vào đường thở;
  • Trong cấp cứu đặt ống nội khí quản đẩy dị vật rơi vào đường thở;
  • Cho uống thuốc không đúng quy cách.

Biến chứng ngạt đường thở do dị vật

  • Tử vong do ngạt thở cấp;
  • Viêm phế quản; viêm phổi
  • Xẹp phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi;
  • Tràn khí màng phổi, trung thất do dị vật sắc đâm thủng khí quản;
  • Giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày;
  • Sẹo hẹp thanh quản.

Sơ cứu trẻ bị ngạt đường thở do dị vật

Chỉ định

Dị vật đường thở: bé ho, sặc sụa sau đó tím tái , khó thở thực hiện thủ thuật sơ cứu dị vật đường thở

Chống chỉ định:

Dị vật đường thở: bé ho, sặc sụa sau đó bé hồng hào , khó thở nhẹ hoặc không khó thở không nên thực hiện thủ thuật cấp cứu dị vật đường thở, giữ yên trẻ khám chuyên khoa tai mũi họng soi gắp dị vật

Lưu ý khi cấp cứu trẻ bị ngạt thở do học dị vật

Khi cấp cứu cho trẻ bị ngạt thở do hóc dị vật thì thời gian là điều cốt yêu, nếu trẻ bị ngạt thở trong:

  • 0-4 phút: Thì không có khả năng tổn thương não

  • 4-6 phút: Thì có thể bị tổn thương não

  • 6-10 phút: Thì tổn thương não không có khả năng hồi phục

  • 10 phút: Thì sẽ chết não

Vì vậy khoảng thời gian trung bình mà bạn có để cấp cứu một em bé bị ngạt thở do hóc dị vật là từ 7 đến 12 phút. Đây là khoảng thời gian rất ngắn không thể đủ để đưa người bệnh đến bất kỳ đơn vị y tế nào để nhận được sự trợ giúp. Vì vậy các gia đình có con nhỏ hoặc người cao tuổi hãy luôn chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ hút dị vật đường thở hoặc trang bị cho mình những kỹ năng sơ cấp cứu.

Sơ cứu trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi bị ngạt đường thở do hóc dị vật bằng dụng cụ Bluevac

Sử dụng bộ dụng cụ sơ cứu hóc dị vật đường thở cho trẻ em và người lớn Bluevac, đây là cách sơ cứu được hiệp hội hô hấp Mỹ khuyên dùng vì dễ sử dụng và hiệu quả do lực hút lớn gấp 3 lần lực đẩy của kỹ thuật Heimlich.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị ngạt thở do hóc dị vật bằng bộ sơ cứu Bluevac
Sơ cứu trẻ bị ngạt thở do hóc dị vật bằng bộ sơ cứu Bluevac

– ĐẶT mặt nạ lên khuôn miệng (đặt kín)

– ẤN đầu hút xuống

– KÉO đầu hút lên dứt khoát để tạo lực mạnh

Một số dị vật đã được lấy ra khỏi đường thở của trẻ ở bệnh viện Nhi Đồng TPHCM

** Lưu ý:

– Miệng của người bệnh phải được giữ mở

– Đặt mặt nạ kín khuôn miệng

– Kéo dứt khoát để tạo lực

Mua dụng cụ sơ cứu ngạt thở do bị hóc dị vật ở đâu?

Các bạn có thể dễ dàng mua bộ dụng cụ sơ cứu người bị ngạt do hóc dị vật đường thở chính hãng Bluevac tại đường link duy nhất này: https://bit.ly/3as44ri

Sơ cứu người lớn trẻ em trên 1 tuổi bị ngạt đường thở bằng kỹ thuật Heimlich

Cách xử trí dị vật đường thở ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi như sau:

Bước 1: Hỏi nạn nhân

Nạn nhân bị ngạt thở sẽ không nói được. Nếu nạn nhân có thể nói, ho, khóc hoặc thở thì chứng tỏ họ đang bị ngạt đường thở một phần. Nếu nạn nhân còn trả lời được thì nên trấn an nạn nhân, khuyến khích nạn nhân ho, không sử dụng nghiệm pháp vỗ lưng (vì có thể đẩy dị vật vào sâu trong đường thở), theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân và gọi cứu thương nếu tắc nghẽn đường thở không giảm.

Nếu nạn nhân không trả lời được, nên gọi cấp cứu.

Nếu nạn nhân còn tỉnh, truyền đạt ý định tiến hành sơ cứu để họ phối hợp theo.

Bước 2: Thực hiện sơ cứu

5 lần vỗ lưng bằng gót bàn tay:

  • Dùng phần gót bàn tay vỗ mạnh vào lưng nạn nhân 5 lần riêng biệt tại vị trí giữa 2 bả vai;
  • Đảm bảo việc vỗ lưng đủ mạnh, mỗi lần vỗ lưng tách biệt để đánh bật dị vật ra;
  • Đánh giá tình trạng cải thiện sau mỗi lần vỗ lưng.

5 lần đẩy bụng (nghiệm pháp Heimlich):

  • Đứng phía sau nạn nhân;
  • Dùng 2 tay ôm quanh eo nạn nhân, bên dưới khung xương sườn;
  • Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên gần trung tâm bụng nạn nhân (cạnh ngón tay cái tỳ vào bụng) ở phía trên rốn và dưới mũi ức (vùng thượng vị);
  • Nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia;
  • Thực hiện đẩy bụng từng lần riêng biệt và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật tắc nghẽn được đánh bật ra – kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng. Dừng thao tác nếu nạn nhân bất tỉnh.

Nếu trẻ còn tỉnh
Bước 1: Cấp cứu viên đứng sau lưng trẻ .
Bước 2: Vòng 2 tay ra trước, quàng lấy bụng người bệnh. Đặt 1 nắm tay vùng thượng vị ngay đầu dưới xương ức, bàn tay kia đặt chồng lên.
Bước 3: Giật tay lên thật mạnh và đột ngột ấn mạnh nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên. Động tác này phải thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.

Nếu trẻ hôn mê
Đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất hoặc ván cứng. Cấp cứu viên quỳ gối, hai đầu gối đặt mé ngoài gối của nạn nhân.
Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay lên vùng dưới xương ức trẻ . Đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau.

Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở chưa được cải thiện thì tiếp tục luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng cho tới khi đánh bật dị vật ra khỏi đường thở.

Bước 3: Lấy dị vật

Đảm bảo dị vật được đánh bật ra hoàn toàn. Nếu có thể nên yêu cầu nạn nhân nhổ dị vật ra. Với những nạn nhân quá yếu, bị bất tỉnh thì người sơ cứu dùng ngón tay để kiểm tra và lấy dị vật trong miệng ra.

Kiểm tra xem nạn nhân đã thở bình thường trở lại chưa. Nếu nhịp thở không trở lại bình thường, kiểm tra miệng và lấy bỏ dị vật trong miệng nạn nhân, bắt đầu hồi sinh tim phổi. Luân phiên đẩy bụng, kiểm tra đường thở và hồi sinh tim phổi cho tới khi dịch vụ cấp cứu tới.

Sơ cứu trẻ em dưới 1 tuổi bị ngạt đường thở bằng phương pháp vỗ ấn ngực

Sơ cứu trẻ sơ sinh và nhũ nhi bị ngạt thở do hóc dị vật không sử dụng thủ thuật heimlich mà sử dụng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực vì nguy cơ chấn thương tạng.

Khuyến khích ho ở trẻ bị tắc nghẽn đường thở một phần:

Nếu trẻ đang ho hoặc nôn khan chứng tỏ đường thở của trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần, trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn nên cần khuyến khích trẻ ho để loại bỏ dị vật.

Sơ cứu cho trẻ bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn:

Nếu trẻ không thể khóc hoặc phát ra âm thanh chứng tỏ trẻ đã bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, không thể tự loại bỏ dị vật bằng cách ho, lúc này cần sơ cứu cho trẻ.

Một số lưu ý:

Không cố loại bỏ dị vật bằng tay vì có thể làm dị vật chui vào họng trẻ sâu hơn, gây tổn thương họng hoặc kích thích gây co thắt thanh quản;

Tiến hành sơ cứu bằng phương pháp vỗ ấn ngực

Sơ cứu bằng cách đặt trẻ nằm sấp dọc theo cẳng tay, dùng gót bàn tay đập vào khoảng lưng giữa 2 xương vai 5 lần liên tục, chậm, chắc. Sau đó kiểm tra dị vật đã văng ra chưa, trẻ đã thông đường thở chưa (da hồng hào trở lại, khóc lớn);

 

 

Nếu sau 5 lần đập lưng mà vẫn chưa thông đường thở, đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng an toàn, dùng 2 ngón tay giữa, ấn thẳng 1 góc 90o vào giữa xương ức (xương to giữa ngực trẻ), mức ngang với đường nối 2 núm vú của trẻ. Thực hiện ấn 5 lần chậm, chắc. Tiếp tục kiểm tra trẻ xem đã loại bỏ dị vật ra chưa. Nếu thấy có dị vật tống ra, còn ở trong miệng, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay út lùa dị vật ra ngoài;

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu không loại bỏ được dị vật ra khỏi đường thở của trẻ;

Trong thời gian chờ cấp cứu, tiếp tục thực hiện 5 lần đập lưng, 5 lần ấn ngực xen kẽ cho tới khi trẻ khóc được hoặc đến khi xe cấp cứu đến;

Nếu thấy trẻ bất tỉnh, làm hô hấp tim phổi nhân tạo.

Chú ý:

Khi dị vật ra khỏi họng và nằm tại miệng trẻ , cần lấy vật này ra một cách thận trọng, tránh để dị vật tụt vào họng trở lại. Sau đó: kiểm tra phổi, bụng, mở miệng dùng đè lưỡi, gắp dị vật nếu nhìn thấy, không dùng tay móc dị vật nếu không thấy. Có thể dùng kìm magill để gắp dị vật sau hầu. Thông khí nếu người bệnh giảm tri giác và lặp lại các bước nếu cần.
Nếu đường thở tắc nghẽn hoàn toàn và không thông khí được bằng mask hoặc nội khí quản, cân nhắc chọc nhẫn giáp và mở khí quản.

Một số lưu ý:

Không cố loại bỏ dị vật bằng tay vì có thể làm dị vật chui vào họng trẻ sâu hơn, gây tổn thương họng hoặc kích thích gây co thắt thanh quản;

Chống đầu bé thẳng xuống

Các biện pháp phòng ngừa ngạt đường thở do dị vật ở trẻ

  • Để bóng bay, đồ chơi nhỏ, đồ chơi có thể tháo rời,… xa tầm tay của bé;
  • Không để cúc áo, các loại pin, đồ đạc nhỏ,… trong tầm tay bé có thể với tới;
  • Phòng ngừa sặc thức ăn bằng cách luôn cho bé ngồi một chỗ khi ăn, động viên bé ăn chậm, nhai kỹ, không ép bé ăn vì có thể khiến bé bị nghẹn.

Khi trẻ bị ngạt đường thở do dị vật, phụ huynh cần gọi cấp cứu và ngay lập tức thực hiện theo hướng dẫn sơ cứu để giúp bé đẩy dị vật ra ngoài, giảm tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Xem thêm:

Mách Mẹ Cách Sơ Cứu Tại Chỗ Khi Bé Sốt Co Giật

Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm – cách xử lý

Dụng cụ hút dị vật đường thở – hướng dẫn sử dụng

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*