Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút đờm dãi

Trong chăm sóc bệnh nhân hút đờm dãi thường được sử dụng với người bệnh có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được, người bệnh co giật, hôn mê, người bệnh hít phải chất nôn, người bệnh mở khí quản, trẻ sơ sinh bị sặc ối.

Contents

Một số đặc điểm sinh lý đường hô hấp

Đường hô hấp trên:

Có vai trò dẫn khí thở vào, thở ra, là hàng rào bảo vệ phổi đầu tiên và tham gia làm ấm, ẩm không khí thở vào.

  • Mũi: Cấu trúc nhiều rãnh nếp và mạch máu và tế bào nhày, lông mũi giúp làm ấm không khí thở vào và giữ lại các hạt nhỏ như bụi.
  • Miệng: phần sau của bề mặt lưỡi có nhiều dây thần kinh cảm giác tham gia vào phản xạ nôn.
  • Hầu: là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Thanh quản: đi từ tị hầu tới khí quản, sự đóng mở dây thanh âm do phản xạ giúp bảo vệ đường hô hấp dưới khỏi sự xâm nhập của dị vật, dây thanh âm đóng kín cần thiết cho phản xạ ho.

=> Các phản xạ từ miệng, hầu và thanh quản giúp bảo vệ đường hô hấp, chức năng này bị suy giảm khi người bệnh hôn mê.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút đờm dãi

Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhàchăm sóc người cao tuổi tại nhà,  chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện  tập phục hồi chức năng vật lý trị liệuchâm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sốngthay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãiđặt sonde dạ dàysonde tiểutắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 📷 Hotline 0985768181.

Đường hô hấp dưới:

Phủ lòng khí, phế quản là lớp niêm mạc gồm rất nhiều các tế bào có lông, các lông này chuyện động dạng sóng và 1 chiều hướng ra ngoài, giúp đưa đờm và các hạt nhỏ ra ngoài, làm sạch và bảo vệ đường thở.

Sinh lý quá trình làm sạch đường thở:

Qúa trình này đòi hỏi 1 đường thở thông thoáng, hệ thống lông chuyển hoạt động bình thường và phản xạ ho tốt.

Ho là 1 trong những phản xạ bảo vệ quan trọng của cơ thể, gồm có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn kích thích: bởi các yếu tố như viêm, đờm, dị vật, các khí độc, lạnh,…
  • Giai đoạn hít vào sâu
  • Giai đoạn tăng áp lực đường thở
  • Giai đoạn bật hơi

Các nguyên nhân làm giảm sự thông thoáng của đường thở, chức năng các lông chuyển => giản lưu thông khí, ứ đọng đờm dãi => tăng công hô hấp, xẹp phổi, giảm oxy hóa máu, dễ bị nhiễm khuẩn (viêm phổi) ảnh hưởng xấu tới chức năng hô hấp.

Mục đích, áp dụng và các tai biến hút thông đường hô hấp

Mục đích:

  • Làm sạch dịch tiết giúp khai thông đường hô hấp
  • Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí
  • Phục vụ cho mục đích chẩn đoán
  • Phòng tránh nhiễm khuẩn do sự tích tụ, ứ đọng dịch
  • Hút sâu ( hút đường hô hấp dưới) kích thích phản xạ ho

Áp dụng:

  • Người bệnh có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được
  • Người bệnh hôn mê, co giật xuất tiết nhiều đờm rãi
  • Người bệnh hít phải chất nôn, trẻ em bị sặc bột
  • Trẻ sơ sinh sặc nước ối
  • Người bệnh mở khí quản, đặt ống nội khí quản thở máy.

Tai biến:

Hút thông đường hô hấp trên:

  • kích thích gây nôn, nguy cơ sặc vào phổi.
  • Co thắt thanh quản
  • Nhịp chậm phản xạ
  • Tổn thương niêm mạc

Hút thông đường hô hấp dưới:

  • Thiếu oxy, giảm oxy máu.
  • Tổn thương niêm mạc khí phế quản
  • Ngừng tim, ngừng thở
  • Co thắt thanh quản, nôn, hít vào phổi ( trường hợp hút mò)
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu khí phế quản
  • Ảnh hưởng đến thở máy

Những điều cần lưu ý

+ Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn tránh gây bội nhiễm cho người bệnh.

+ Không dùng chung ống thông cho cả hút đường hô hấp trên và dưới.( Nếu có điều kiện mỗi người bệnh nên dùng 1 ống hút riêng)

+ Thường xuyên hút đờm dãi cho người bệnh nhưng không hút nhiều lần và liên tục. Không hút quá dài trong 1 lần hút, không được hút quá sâu và hút với áp lực mạnh.

+ Hút nhiều lần liên tục và hút lâu sẽ gây ra thiếu oxy.

+ Kết hợp vỗ rung ngực, lưng trước khi hút đờm khí quản sẽ dẫn lưu được nhiều đờm ra ngoài.

Xem thêm:

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Kỹ thuật hút đờm dãi cho người bệnh qua nội khí quản

Kỹ thuật hút đờm dãi

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*