Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Để hỗ trợ các bạn điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân, Bluecare đã xây dựng nên bản lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Mong phần nào giúp các bạn điều dưỡng thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn…

Contents

Định nghĩa:

nhồi máu cơ tim(NMCT) là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tưt do một nhánh hoặc cả động mạch vành bị tắc, dẫn đến không có máu cung cấp cho vùng cơ tim đó

Nguyên nhân:

  • Tắc động mạch vành do huyết khối tại nơi động mạch vành (ĐMV) đã bị hẹp do xơ vữa xơ động mạch. Đây là nguyên nhân hàng đầu, nguyên nhân phổ biến nhất của NMCT
  • Có trường hợp NMCT mà trên phim chụp ĐMV không thấy tắc, người ta cho là co thắt ĐMV (nhưng thường hiện tượng co thắt cũng xảy ra ở ĐMV đã bị hẹp do xơ vữa).
  • Tắc ĐMV còn có thể xảy ra do cục máu đông hình thành từ nơi khác đưa đến trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai lá có loạn nhịp hoàn toàn.

Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhàchăm sóc người cao tuổi tại nhà,  chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện  tập phục hồi chức năng vật lý trị liệuchâm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sốngthay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãiđặt sonde dạ dàysonde tiểutắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Về nguyên nhân của xơ vữa động mạch tuy chưa khẳng định được một cách chắc chắn, nhưng các yếu tố sau được coi là yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch:

– Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

+ Tuổi cao

+ Nam giới

+ Tiền sử gia đình

– Các yếu tố nguy cơ thay đổi được bao gồm:

+ Tăng huyết áp

+ Tăng lipid máu

+ Tăng đường máu

+ Thuốc lá

+ Béo phì

+ Stress

+ Trì trệ vận động

 Triệu chứng:

  • Cơn đau ngực
  • Bất thường điện tâm đồ
  • Bất thường men trong huyết thanh

Biến chứng:

+ Sốc tim

+ Rối loạn nhịp tim

+ Suy tim không hồi phục: tổn thương van tim, đứt các cột cơ dây chằng van tim

Xử trí:

+ Bất động

+ Nitroglycerin 2,6mg (giảm đau giãn mạch vành)

+ Đưa tới nơi gần nhất cấp cứu hoặc gọi bác sĩ tới.

+ Morphin sulfat 2 – 5mg tiêm tĩnh mạch một lần.

+ Các thuốc giãn mạch: nitrat, chẹn calci, ức chế men chuyển.

+ Thở oxy để làm giàu oxy cho máu động mạch.

+ Thuốc an thần: seduxen, valium,…

+ Dùng thuốc tiêu huyết khối: streptokinase

+ Can thiệp cấp cứu nhằm tái tưới máu động mạch vành: nong động mạch vành, phãu thuật bắc cầu nối chủ – vành.

Chăm sóc:

khai thác người bệnh (người nhà) thật kỹ về các triệu chứng cơ năng như:

  • Cơn đau ngực
  • Các triệu chứng đi kèm: khó thở, vã mồ hôi…
  • Từng triệu chứng phải hỏi chi tiết về cách khởi phát, cường độ, thời  gian kéo dài,…

Khai thác tiền sử:

Tham khảo bệnh án và nhận định các dấu hiệu thực thể:

  • Mạch: đều hay không đều? tần số bao nhiêu? có loạn nhịp không?
  • Nghe tim: nhịp tim đều hay không đều? tiếng tim có bình thường hay không? có tiếng ngựa phi, tiếng cọ màng tim, các tiếng thổi hay không?
  • Đo huyết áp, chú ý dấu hiệu giảm huyết áp tâm thu.
  • Hô hấp: đếm tần số thở, nhận định kiểu thở, tiếng ran ẩm ở phổi
  • Các dấu hiệu của suy tim ứ trệ: phù, gan to, tĩnh mạch cổ nồi…

Theo cơn đau, theo dõi điện tâm đồ liên tục, chú ý phát hiện những biến chứng. đặc biệt là các rối loạn về nhịp tim.

Giảm lo lắng cho người bệnh:

  • Tránh mọi sang chấn về tinh thần, tránh mọi căng thẳng
  • Khuyến khích người bệnh giãi bày những lo lắng
  • thực hiện y lệnh thuốc an thần

Giao dục sức khỏe và hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc:

Hướng dẫn người bệnh cách luyện tập để hồi phục sau NMCT:

+ Luyện tập sớm ngay khi còn nằm trong bệnh viện và luyện tập kéo dài với mục đích cải thiện tuần hoàn vành.

+ Luyện tập tăng dần về thời gian và mức độ, tốt nhất là tập đi bộ, tập đạp xe đạp.

+ Tránh luyện tập sau bữa ăn

+ Phải tự theo dõi mạch trong khi luyện tập. Nếu thấy mạch tăng quá nhiều so với bình thường thì ngừng tập

Hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống:

+ Trước hết phải loại bỏ tất cả các hoạt động gây đau ngực như gắng sức, lạnh đột ngột, ăn quá no, cảm xúc đột ngột…

+ Khuyên người bệnh ngủ nghỉ đầy đủ, ăn chậm rãi, ăn bữa nhỏ, nghỉ ngơi thỏa đáng sau bữa ăn, tránh các chất kích thích.

+ Hạn chế đến mức tối đa hoặc loại bỏ tất cả yếu tố nguy cơ như:

. Kiểm soát tốt huyết áp

. Điều chỉnh đường máu

. Bỏ thuốc lá

. Điều chỉnh lipid máu

Hướng dẫn người bệnh cách đối phó với cơn đau ngực:

+ Luôn mang theo Nitroglycerin và ngậm ngay một viên dưới lưỡi để cắt cơn đau ngực khi xuất hiện.

+ Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chế độ khám tim mạch định kỳ, sử dụng máy bị đo điện tâm đồ cầm tay để giám sát liên tục và kịp thời khi có bất kỳ bất thường nào về tim mạch và chia sẻ tức thì cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

+ Đến thầy thuốc ngay nếu có một trong những biểu hiện như: cơn đau ngực không mất sau khi ngậm thuốc, xuất hiện khó thở, mạch nhanh hoặc quá chậm…

Xem thêm:

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM

Chăm sóc bệnh nhân suy tim

Hình ảnh nhồi máu cơ tim: giai đoạn, các loại trên điện tâm đồ

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chọc dò màng tim

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch

Quy trình ghi điện tim đồ tại giường

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*