Kỹ thuật chọc hút dịch điều trị u nang tuyến giáp

I. ĐẠI CƯƠNG
U nang giáp hay còn được một số tác giả gọi là u nang giả chảy máu tuyến giáp.
Theo hình thái tổn thương u nang giáp được chia làm 2 loại: u nang đơn thuần và u nang trên một bệnh lý khác của tuyến giáp như bướu nhân, u tuyến, ung thư giáp…
Trong kỹ thuật này chỉ đề cập đến u nang đơn thuần và u nang trên bướu nhân:
+ U nang đơn thuần chỉ là một khối máu tụ, do chảy máu.
+ U nang trên bướu nhân được tạo nên do chảy máu và thoái hóa trong nhân
giáp.
Chẩn đoán u nang giáp: Khám lâm sàng; siêu âm; xét nghiệm hormon; xạ hình tuyến giáp; tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ để chẩn đoán xác định và phân loại.

Bác sỹ hút hơn cả lít dịch trong khối u tuyến giáp của bệnh nhân - VTC
II. CHỈ ĐỊNH
– Các trường hợp u nang tuyến giáp (Đơn thuần và trên bướu nhân)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Các trường hợp tăng năng giáp.
– Các trường hợp u tuyến và ung thư giáp
– Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
– Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
+ 1 bác sĩ được đào tạo về chọc hút dịch nang giáp và siêu âm tuyến giáp.
+ 1 kỹ thuật viên
2. Phương tiện
+ Bông, cồn, pince
+ Bơm tiêm 10 ml, kim tiêm 20G
+ Phòng thủ thuật vô trùng.
3. Người bệnh
– Người bệnh được khám kỹ tuyến giáp.
– Giải thích cho người bệnh về việc bác sỹ sẽ tiến hành thủ thuật để người bệnh an tâm và hợp tác trong quá trình chọc hút.
– Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án: Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và trên siêu âm.
– Chọc thẳng kim qua vào nang giáp.
– Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút hết dịch trong nang giáp ra.
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ 221
– Chảy máu trong: Đây là tai biến thường gặp sau khi chọc hút dịch. Để xử lý và phòng chống dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút trong 10 phút.
– Choáng:
Xẩy ra trong quá trình chọc hút dịch hoặc ngay sau khi hút dịch, xử lý bằng cách cho người bệnh nằm nghỉ.
– Nhiễm trùng:
Để phòng chống nhiễm trùng thì thủ thuật phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Nếu có bội nhiễm cần cho kháng sinh.

Xem thêm:

Kỹ thuật điều trị vết loét bằng máy hút áp lực âm trên người bệnh đái tháo đường

Kỹ thuật cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét khu trú ở ngón chân trên bệnh nhân đái tháo đường

Thay băng vết loét do hạt Tophy vỡ ở bệnh nhân Gout

đuổi bọt khí trong tiêm truyền

Nội khí quản – bạn cần theo dõi những gì?

Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản

13 nguyên tắc sử dụng thuốc với người điều dưỡng

Thay băng vết thương và cắt chỉ

KỸ THUẬT THÔNG TIỂU NAM

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

Kỹ thuật hút đờm rãi

KỸ THUẬT ĐẶT KIM LUỒN NGOẠI VI

Kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI

KỸ THUẬT BÓ BỘT BÀN CHÂN, CẲNG CHÂN

KỸ THUẬT RỬA DẠ DÀY TÁ TRÀNG

KỸ THUẬT PHỤ HỖ TRỢ BÁC SĨ CHỌC DÒ MÀNG BỤNG

KỸ THUẬT CHO ĂN QUA ỐNG THÔNG MŨI MIỆNG DẠ DÀY

KỸ THUẬT RỬA BÀNG QUANG

KỸ THUẬT THỤT THÁO HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THÔNG TIỂU LIÊN TỤC

KỸ THUẬT TẮM CHO BỆNH NHÂN TẠI GIƯỜNG

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*