Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

đặt ống thông dạ dày

Trên lâm sàng thường gặp đặt ống thông dạ dày trong hỗ trợ việc nuôi dưỡng, cho thuốc người bệnh đối với những người bị mất khả năng ăn uống bằng đường miệng.

Contents

1.Nhận định chung

Đặt ống thông dạ dày là một kỹ thuật thường dùng cho người bệnh ở mọi lứa tuổi khác nhau, được điều trị chăm sóc trong nội khoa hay ngoại khoa, cho các trường hợp cấp cứu hay mạn tính.

Có hai đường để đặt ống thông vào dạ dày: đường từ mũi đến dạ dày thường áp dụng nhiều và có thể giữ ống lại nhiều ngày; đường từ miệng đến dạ dày ít sử dụng hơn vì gây những bất lợi như người bệnh dễ cắn ống, không nói chuyện được v.v… Chỉ dùng khi mũi bị tổn thương hay trong trường hợp không cần lưu ống.

Kỹ thuật này được áp dụng với nhiều mục đích khác nhau như:

Để giảm áp lực của hơi hay dịch ứ đọng trong dạ dày cho những người bệnh sau phẫu thuật dạ dày hay các bệnh lý liên quan đến việc tiết dịch vị và khả năng tiêu hoá của dạ dày, giúp giảm chướng bụng vết thương mau lành và người bệnh dễ chịu.

Trên lâm sàng thường gặp đặt ống thông dạ dày trong hỗ trợ việc nuôi dưỡng, cho thuốc người bệnh đối với những người bị mất khả năng ăn uống bằng đường miệng.

Ngoài ra nó còn được áp dụng để bơm rửa dạ dày để giải độc, giảm nồng độ acid của dịch vị, hay trong trường hợp cần hút dịch vị để chẩn đoán bệnh.

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày thường làm người bệnh khó chịu và dễ gây một số những tai biến nguy hiểm có thể làm người bệnh tím tái, ngạt thở trong quá trình đặt cũng như biến chứng gây viêm phổi, viêm loét mũi sau khi đặt. Do đó khi tiên hành kỹ thuật này người điều dưỡng chỉ thực hiện khi có y lệnh của thầy thuốc và cần phải kiểm tra đúng theo yêu cầu của kỹ thuật và thích hợp với từng người bệnh.

2. Lý thuyết liên quan

Kỹ thuật đặt ống thông vào dạ dày được chỉ định tùy theo mục đích. thời gian của việc điều trị mà lựa chọn phương pháp khác nhau và loại ống thông cho phù hợp. Có hai phương pháp đặt ống thông dạ dày:

Phương pháp 1:

Đặt ống thông mũi hoặc miệng đến dạ dày là đưa ống thông vào đường tiêu hoá qua đường tự nhiên từ mũi hay miệng đến thực quản vào dạ dày. Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp cấp hay cần lưu ống không quá một tháng, trong điều kiện thành niêm mạc mũi miệng không tổn thương. Kỹ thuật đặt ống do điều dưỡng thực hiện theo chỉ định cùa bác sĩ.

Phương pháp 2:

Mở dạ dày qua da, phương pháp này do bác sĩ thực hiện đặt ống qua phẫu thuật mở thành dạ dày, ống thông được đặt trực tiếp vào dạ dày và may cố định vào thành bụng thường áp dụng khi không đặt được bằng phương pháp 1, hay cần duy trì ống lâu trên một tháng.

Kỹ thuật đặt ống thông mũi miệng – dạ dày thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh khi đặt và sau khi lưu ống, cho nên điều dưỡng cần phái biết giải thích để người bệnh hợp tác thật tốt trong quá trình đưa ống vào cơ thể, như vậy sẽ giảm cảm giác sợ hãi và kích thích cũng như sẽ không giật bỏ ống sau khi đặt.

3. Nhận định trước khi thực hiện kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

a. Hỏi người bệnh

Tiền sử chấn thương, phẫu thuật, dị ứng vùng mũi miệng.

Tuổi tác giúp lựa chọn cỡ ống thông.

b. Khám

Độ thông của mũi, vách ngăn mũi có bị vẹo.

Nghe âm ruột.

Gõ, sờ vùng bụng xác định tình trạng căng chướng hơi vùng bụng.

Thử phản xạ nôn.

Tình trạng tri giác: người bệnh tỉnh hay mê.

Kiểm tra y lệnh của bác sĩ, và điều dưỡng cần phải hiểu rõ mục đích việc đặt ống, loại ống thông cần dùng.

Ống thông dạ dày

Ống thông mũi, miệng – dạ dày được làm bằng nhựa một đầu có nhiêu lỗ nhỏ xung quanh thân ống tránh ống thông bị tác hoàn toàn dùng đê dặt vào dạ dày. đầu còn lại được gọi là đuôi ống thường có dạng hình phễu, dùng để đổ thức ăn hay nối với máy hút. Trên thân ống có vạch đánh dấu những đoạn đến dạ dày. Tuy nhiên chiều dài này khác nhau ở mỗi người, do đó đòi hỏi điểu dưỡng cần phải đo chính xác và làm dấu ống trước khi tiến hành kỹ thuật. Ống được đặt từ mũi hay miệng của người bệnh qua hầu vào thực quản đến dạ dày. Chiều dài ống sẽ được đo tương ứng từ mũi đến trái tai và từ trái tai đến hầu. Tiến trình đặt ống, ống luôn tiếp xúc với niêm mạc đường tiêu hóa, từ sàn mũi đến hầu vào thực quản và dạ dày, do đó rất dễ gây tổn thương, vì vậy khi đặt ống điều dưỡng phải thao tác nhẹ nhàng, không cố sức khi gặp chướng ngại, kỹ thuật thành thạo, ngùng thao tác ngay và báo với bác sĩ nếu dịch tiết có màu đỏ. Khi đặt ống đến ngã tư hầu ống thường gây kích thích làm người bệnh ho sặc, buồn nôn, ói. Để giảm cảm giác này khi đặt, điều dưỡng cần hưóng dẫn người bệnh hít thở sâu bằng miệng và nuốt theo yêu cầu của điều dưỡng, cũng như để tránh được viêm phổi do hiện tượng trào ngược, điều dưỡng nên đặt người bệnh nằm đầu cao nếu được khi đặt ống thông và duy trì tư thế này 30 phút sau khi cho ăn. Xác định ống ở dạ dày trước khi đổ thức ăn hay bơm rửa, kiểm soát áp lực khi đổ dịch vào dạ dày.

Trường hợp phải lưu ống thông lại điều dưỡng cần chăm sóc vệ sinh mũi thường xuyên, cố định ống không gây cọ sát ở đầu mũi, sử dụng chất trơn tan trong nước, giữ vệ sinh hệ thống ống, từ 5 – 7 ngày hoặc khi bẩn thay ống và đổi vị trí đặt mỗi lần thay ống để tránh viêm loét niêm mạc mũi tại vị trí cố định ống.

4. Các loại ống thông dạ dày

a. Ống một nhánh

Ống thông mũi dạ dày (Tube Levin, Nasogastric, Ryle’s) ống thường được dùng để:

Nuôi dưỡng trong trường hợp không ăn uống được bằng đường miệng, hay tình trạng quá suy kiệt hoặc từ chốì không chịu ăn như người bệnh hôn mê, chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, tai biến mạch máu não v.v…

Hút dịch dạ dày để xét nghiệm tìm vi khuẩn, đo nồng độ acid dịch vị.

Hút dịch dạ dày ngắt quãng với áp lực nhẹ bằng trọng lực sau phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật đường tiêu hoá giúp giảm chướng bụng.

b. Ống hai nhánh

Ống Salem sump, Nasogastric sump cũng được làm bàng nhựa dẻo, có hai nhánh:

Một nhánh lớn dùng để nối với máy hút, thường áp dụng khi cần hút liên tục.

Một nhánh nhỏ hơn nằm trong nhánh lớn dùng để cung cấp lượng không khí đế phòng ống dính vào thành của dạ dày khi cần hút liên tục với áp lực, tránh gây tổn thương niêm mạc của dạ dày.

Ống Lavacuator: chỉ đặt ống theo đường miệng, ống có 1 nhánh lớn dùng để thoát dịch hay hút dịch rửa, và nhánh nhỏ dùng đổ bơm dịch rửa. Thường áp dụng khi cần bơm rửa liên tục dạ dày.

Ống Ryle’s: thường dùng đế nuôi dưỡng, một nhánh để cho thức ăn, còn một nhánh để cho thuốc.

Xác định ống thông vào dạ dày

Có nhiều cách, nhưng phương pháp giúp xác định chính xác nhất là chụp XQ vùng bụng, cho hình ảnh chính xác ống đang ở dạ dày, như vậy cần dùng loại ống có chất cản quang. Phương pháp này cần thực hiện nhất là đối với trẻ con. trong những trường hợp cần lưu ống, hay đối với người bệnh hôn mê, hoặc khi thử ống bằng phương pháp hút dịch vị có độ pH > 5.5.

Phương pháp hút dịch dạ dày, thử nồng độ pH dịch vị yêu cầu nhỏ hơn hay bằng 5.0. Trong một số trường hợp hút không ra dịch vị, điếu dưỡng có thể đẩy ống vào thêm 3 – 5cm. Tuy nhiên phương pháp này độ chính xác đạt khoảng 85%.

Trước khi hút dịch vị nôn chờ 1 giờ sau khi ăn hoặc uống thuốc để tránh ảnh hưởng đến nồng độ của dịch vị.

Phương pháp bơm hơi 10 – 20ml không khí vào dạ dày, nghe bằng ống nghe ở vùng thượng vị. Phương pháp này không được chính xác, không có khả năng xác định ống thông ở dạ dày.

5. Quy trình kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

  • Kiểm tra y lệnh
  • Đọc y lệnh từ hổ sơ, xác định:
  • Mục đích của kỹ thuật.
  • Yêu cầu liên quan đến kỹ thuật.
  • Phương thức thực hiện.
  • Loại ống thông.
  • Thời gian tiến hành.
  • Kỹ thuật cần có y lệnh của bác sĩ.
  • Điều dưông chuẩn bị tốt các yêu cầu trước khi thực hiện, sẽ làm tăng sự an toàn cho người bệnh.
  • Mục đích để nuôi dưỡng nên cần chú ý phương thức cho ăn, hay nhỏ giọt liên tục.
  • Nếu là hút dịch cần biết hút ngắt quãng hay liên tục, áp lực hút, mục đích hút dịch để giải áp hay chẩn đoán bệnh.
  • Nhận định người bệnh
  • Tri giác, tuổi.
  • Tiền sử.
  • Mũi miệng.
  • Bụng:căng chướng, đau;
  • Quan sát và hỏi người bệnh:
  • Tên tuổi.
  • Hỏi chấn thương, phẫu thuật liên quan vùng mũi, miệng.
  • Dị ứng, viêm mũi dị ứng.
  • Nhìn có tổn thương, tiết dịch.
  • Thử độ thõng mũi: Điều dưỡng đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi người bệnh, hướng dẵn người bệnh một tay đè một bên mũi và thờ ra, thực hiện từng bên, so sánh ghi nhặn kết quả.
  • Nhìn hình dáng, độ lớn của bụng.
  • Nghe âm của ruột.
  • Gõ độ vang.
  • Sờ xác định sự căng chướng, điểm đau.
  • Xác định khả năng người bệnh hợp tác khi thực hiện kỹ thuật.
  • Tìm vị trí đạt ống an toàn.
  • Rửa tay
  • Theo quy trình rửa tay nội khoa.
  • Giảm sự lây nhiễm vi sinh vât.
  • Chuẩn bị dụng cụ
  • Chuẩn b| khay dung cu:
  • Khăn sạch.
  • Ống thông mũi dạ dày một nhánh hay hai nhánh cỡ thích hợp.
  • Chất trơn K Y.
  • Giấy quỳ.
  • Cây đè lưỡi.
  • Que gòn, gạc miếng.
  • Bồn hat đậu.
  • Ly nước uống được.
  • Khăn bông lớn.
  • Vải cao su.
  • Găng sạch.
  • Giấy lau miêngj.
  • Băng keo: một miếng nhỏ làm dấu, một miếng dài 8cm với một đầu chẻ đôi, một miếng dài 6cm.
  • Kim băng cố định ống.
  • Thức ãn dạng dung dịch (nếu cho ăn qua ống).
  • Máy hút, túi dẫn lưu (nếu hút dịch vị).
  • Che bình phong
  • Kéo màn xung quanh giường, hay che bình phong.
  • Tư thế điều dưỡng
  • Đứng bên phải (P) của người bệnh nếu thuận tay phải.
  • Đứng bên trái (T) của người bệnh nếu thuận tay trái.
  • Vệ sinh mũi
  • Dùng que gòn, thấm nước lau niêm dịch mũi.
  • Mang găng sạch
  • Theo quy trình mang găng.
  • Đo ống
  • Đo ống từ đầu mũi đến dái tai cùng bên, từ dái tai đến mũi ức.
  • Dùng băng keo nhỏ hay viết không phải đánh dấu.
  • Thoa chất trơn
  • Dùng gạc thấm chất trơn thoa vào đầu ống thông, hoặc nhúng đẩu ống vào ly nước.
  • Cầm ống thông
  • Tay thuân dùng gạc cầm đầu ống thông.
  • Tay không thuận cuộn phần ống dư đến gần mức làm dấu.
  • Thông báo với người bệnh bắt đấu kỹ thuật
  • Thông báo cảm giác khi đật ống.
  • Dặn dò người bệnh vể tư thế và phối hợp.
  • Giảm lo lắng, sợ hãi làm tăng kích thích và co thắt.
  • Đặt ống
  • Nhịp 1: điều dưỡng đưa ống vào dọc sàn mũi hay miệng đến hầu.
  • Nhịp 2: hướng dẫn người bệnh nuốt, điều dưỡng tiếp tục đưa ống theo nhịp nuốt.
  • Nếu gặp trở ngại ống khó qua hầu thực hiện:
  • Lùi ống lại một đoạn, xoay nhẹ ống thử cố gắng đưa ống hướng xuống + Hướng dẫn tư thế đầu người bệnh gập vể hướng ngực + Hướng dẫn người bệnh nuốt
  • Trường hợp người bệnh ho, sặc, nôn:
  • Lùi đầu ống đến hầu, ngừng đẩy ống thêm.
  • Hướng dẫn người bệnh hít thở bình thường, thở sâu bằng miệng + Hướng dẫn NB nuốt, điều dưỡng tiếp tục thao tác.
  • Khi ống vào đươc một đoạn, bảo người bệnh há miệng dùng cây đè lưỡi, kiểm tra ống có cuộn trong miệng.
  • Điều dưỡng tiếp tục đặt ống đến mức làm dấu.
  • Hỏi để người bệnh trả lời.
  • Dùng đèn soi thành sau họng.
  • Hút dịch vị bằng bơm tiêm, thử giấy quỳ.
  • Kiểm tra ống thông
  • Chụp X.Q nếu cần.
  • Tránh hơi vào dạ dày
  • Đóng nắp bằng nút hay gập và cột đuôi ống.
  • Cố định ống
  • Dùng băng keo dán cố định ống vào mũi và má người bệnh.
  • Cố định ống ở áo của người bệnh.
  • Tiện nghi cho người bệnh
  • Lau mãt, miêng cho người bệnh.
  • Giải thích kích thích cùa ống sẽ giảm dần.
  • Dọn dẹp dung cụ
  • Theo quy trình khử khuẩn dung cụ.
  • Tháo găng, rửa tay
  • Theo quy trinh.
  • Ghi hổ sơ
  • Tình trạng người bệnh.
  • Ngày giờ đăt ống.
  • Các yêu cấu chăm sóc tiếp theo nếu có.
  • Tính chất dịch (nếu cần).
  • Tên điều dưỡng thực hiện.

Xem thêm:

Chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày, tránh viêm nhiễm

Nuôi dưỡng bệnh nhân hôn mê qua sonde dạ dày

Kỹ thuật đặt ống thông hậu môn trực tràng

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG TIỂU NAM

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare