a. Vị trí ống: nằm tại vị trí số 22 – 23 trên thân ống NKQ.
Kiểm tra bằng 2 cách:
* Quan sát bụng – lồng ngực và tiếng thở trong lúc thống khí bóp bóng cho bệnh nhân:
– Lồng ngực nhô lên mỗi lần thông khí.
– Vùng dạ dày không phình ra khi thông khí => sờ bụng không thấy căng chướng.
– Cường độ các nhịp thở như nhau.
* Nghe phổi: tiếng phụt của khí vào 2 phổi đều nhau.
– Nếu đặt đúng vị trí ta sẽ nghe:
Tiếng thở vào cả 2 bên.
Tiếng thở đều như nhau.
Không nghe tiếng khí vào dạ dày.
b. Tình trạng ống:
– Tắc nghẽn ống do đàm: hút đàm ngay khi nghe thấy bn khò khè, trong ống có tiếng đàm lách tách và mức SpO2 đang giảm dần hoặc dao động [nếu bn có monitor] kèm theo thấy bn bứt rứt, kích thích, thở nhanh hơn hoặc tím tái, mặt đỏ vì thở gắng sức.
– Tuột sâu hoặc tuột ra ngoài: do cố định không tốt hoặc xẹp bóng chèn.
=> Đo lại áp lực bóng chèn bằng máy đo [áp lực từ 20 – 30mmHg].
=> Xả bóng chèn chỉnh lại vị trí ống nkq – cẩn thận bn kích thích, giãy giụa sẽ làm tuột ống ra ngoài.
=> Cột lại dây cột cố định ống.
+ Ống tuột hẳn ra ngoài => gắn ngay bóng mask bóp cung cấp oxy => báo bs đặt lại.
Bóp bóng chậm, sâu, 6 – 8s/nhịp, 8 – 10 nhịp/phút. Mask phải được ôm sát trọn lấy mũi miệng.
– Gập cong: chỉnh lại ống. Cố định tay, chân bệnh nhân và kéo song chắn.
c. Dấu sinh hiệu:
– Bn ổn: theo dõi mỗi 2h.
– Bn giai đoạn nặng, bệnh trở: theo dõi liên tục bằng máy.
=> Quan trọng NHỊP THỞ & SpO2.
d. Các yếu tố khác:
– Đảm bảo an toàn bệnh nhân.
– Đảm bảo dinh dưỡng tốt.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
– Ngăn ngừa loét ép và teo cơ cứng khớp.
– Tâm lý bệnh nhân.
Lượt xem: 731 Bà đẻ nên ăn gì để nhiều sữa? Đó là một trong những câu hỏi của nhiều phụ nữa lần đầu làm mẹ. Câu trả lời chính là những loại thực phẩm […]
Lượt xem: 665 Trước khi tiến hành sơ cứu mạch máu, cần phải nhận định được vết thương mạch máu thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch. Nhận định chung Chấn thương có thể […]
Be the first to comment