đuổi bọt khí trong tiêm truyền

ĐUỔI BỌT KHÍ TRONG TIÊM TRUYỀN

Như chúng ta đã biết, thuyết tắc tĩnh mạch do bọt khí gây ra trong quá trình tiêm truyền là một trong những tai biến nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong. Khí đi vào tốc độ nhanh hay thể tích lớn xâm nhập vào tuần hoàn hệ thống làm tăng đáng kể sự gắng sức lên thất phải, nhất là nếu nó dẫn đến làm tăng nhiều áp lực ĐM phổi => làm ứ dòng máu bơm ra từ thất phải và làm giảm sự trở về của máu cho tim trái => giảm tiền tải thất trái => cung lượng tim giảm và trụy tim mạch hệ thống.

Mức độ thương tổn và tử vong do TTM liên quan đến:
1. Thể tích khí xâm nhập vào.
2. Mức độ tích tụ khí.
3- Tư thế BN khi xảy ra TTM.

Câu hỏi bàn luận đưa ra:
Trên lâm sàng, khi ĐD truyền dịch hay tiêm thuốc cho bn thường rất hay gặp những bọt khí hoặc những đoạn khí xuất hiện trong đoạn dây truyền dịch hay trong bơm tiêm, đôi khi rất khó đuổi hết.
Vậy:
1. Nguyên nhân xuất hiện bọt khí là gì?
2. Bạn sẽ xử trí thế nào trong trường hợp đó?

1Bàn luận:

. Bọt khí trong dây truyền dịch hoặc bơm tiêm có thể xuất hiện do:
– Loại thuốc gây sinh khí.
– Cắm dây truyền dịch vào chai khi chưa kéo khóa.
– Xả dịch cho dịch chảy vào dây truyền tốc độ không đều.
– Bóp cho dịch chảy vào bầu đếm giọt quá ít < 2/3 bầu mà lại xả dịch quá nhanh.

2. Xử trí:

* Đối với dây truyền dịch:
– Kéo khóa dây truyền khi cắm dây vào chai.
– Với những thuốc kháng sinh tạo bọt khí, cần lắc trộn nhẹ nhàng giúp bọt khí tan hết từ từ rồi mới cắm dây truyền vào.
– Bóp bầu đếm giọt dứt khoát, sao cho mức dịch là 2/3 bầu.
– Thao tác xả dịch: mở dịch chảy tốc độ nhanh vừa, dịch trong dây truyền đi tốc độ đều đặn, cho đến khi hết dây.
+ Nếu có xuất hiện khí trong dây truyền:
– Lượng ít, bọt lăn tăn và nằm phía gần bầu đếm giọt: căng dây, búng nhẹ nhàng, dứt khoát để cho bọt khí tan hoặc di chuyển về phía bầu dịch.
– Lượng ít, bọt lăn tăn và nằm gần phía đầu kim truyền dịch: xả dịch từ từ cho đuổi hết bọt khí đó ra ngoài.
– Lượng khí nhiều, đoạn khí nằm gần đầu kim: có thể đuổi khí bằng xả dịch hoặc dùng bơm tiêm hút ra cho hết lượng khí, sau đó bơm trả lượng dịch lại vào chai dịch truyền. Tuy nhiên, thao tác rút khí và bơm trả dịch lại bằng bơm tiêm cần phải đảm bảo vô trùng hoàn toàn.
– Lượng khí nhiều, đoạn khí nằm giữa hoặc gần bầu đếm giọt: không thể áp dụng xả dịch, nhất là đối với những loại dịch pha kháng sinh hoặc kháng sinh, hay dịch cao phân tử như máu/dextran 70… vì sẽ làm phí mất lượng thuốc cần truyền => truyền không đủ lượng dịch thuốc theo y lệnh => ảnh hưởng kết quả điều trị. Khi đó, cần áp dụng pp dùng bơm tiêm hút dịch ra cho đến khi lấy được hết toàn bộ lượng khí (tùy vào vị trí đoạn khí mà dùng bơm tiêm lớn hay nhỏ) rồi bơm trả dịch vào chai. Thao tác này đòi hỏi đảm bảo vô trùng hoàn toàn.

* Đối với bơm tiêm:
– Đuổi khí bằng cách kéo nòng, để bơm tiêm đứng thẳng ngang tầm mắt rồi đẩy nòng lên, ép khí ra ngoài từ từ.
– Khí lăn tăn nhỏ, có thể kéo nòng và chờ khí tụ về phía đầu kim rồi đẩy nòng ép khí ra.
Nếu lượng khí lăn tăn nhiều, kéo nòng về tạo khoảng trống, rồi lắc nghiêng nhẹ nhàng cho bọt khí tan đều (thao tác giống như lắc nhẹ ống máu). KHÔNG búng vào bơm tiêm để đuổi khí vì lực búng có thể trở thành yếu tố làm tạo thêm bọt khí.
Xử trí khi bn shock do khí vào lòng mạch gây TTTM:
– Xác định nguồn khí xâm nhập vào TM.
– Ngăn khí vào thêm (kéo khóa dây truyền).
– Tư thế nằm nghiêng sang trái, và tư thế Trendelenburg. Khi cần phải thực hiện CPR thì tiến hành ở tư thế đầu thấp.
– Cung cấp oxy 100%.
– Hồi sinh tim phổi.
– Bù dịch, vận mạch, thở máy.

Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản

TẤT TẦN TẬT CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THAI KỲ VÀ CÁCH XỬ LÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*