Tất tần tật các vấn đề sức khỏe thai kỳ và cách xử lý

Một số tình trạng hoặc triệu chứng thường rất phổ biến trong thai kỳ. Biết chúng là gì và làm thế nào bạn có thể đối phó với các triệu chứng khi mang thai. Hầu hết các triệu chứng đều có nguyên nhân là sự thay đổi hormone và những căng thẳng mà cơ thể bạn phải chịu đựng trong thời gian mang thai. Những điều này thường là tạm thời và có thể gây ra những khó chịu nhỏ cho các mẹ, vì vậy dưới đây Bluecare chia sẻ bài viết “Tất tần tật các vấn đề sức khỏe thai kỳ và cách xử lý” để các mom tham khảo và ứng dụng nhé.

Contents

1. Đau lưng

Nguyên nhân: Áp lực trên lưng của bạn gây ra bởi sự phát triển của bụng

Biểu hiện: đau dai dẳng tại phần dưới lưng, có thể lan ra phần trên lưng và vai trong trường hợp nặng.

Click vào ảnh để xem chi tiết

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Lời khuyên:

Không nên mang giày cao gót.
Đỡ lưng của mình bằng một tấm đệm khi ngồi, đặc biệt là trong nhiều giờ. Bất cứ khi nào có thể, đi bộ hoặc dãn cơ trong lúc nghỉ
Tránh mang những đồ vật nặng.

2. Chảy máu lợi

Nguyên nhân:Sự thay đổi nội tiết có thể làm cho lợi của bạn trở nên mềm hơn và do đó dễ bị những bệnh về lợi (như viêm lợi) và nhiều vấn đề răng miệng khác.

Biểu hiện: Lợi đỏ, sưng phồng, mềm yếu và chảy máu khi bạn đánh răng

Lời khuyên:

​Thực hành vệ sinh răng miệng tốt
Đánh răng hai lần mỗi ngày
Dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày
Đến nha sĩ kiểm tra và làm sạch răng định kì

3. Táo bón

Nguyên nhân: Trong thời kì mang thai, hàm lượng hormone progesterone tăng cao làm chậm lại hệ tiêu hóa và nhu động của ruột. Bổ sung sắt hay có tiền sử về nhu động ruột bất thường có thể làm cho vấn đề này trở nên xấu hơn.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Biểu hiện: Gặp khó khăn hay cần cố gắng để đi ngoài

Xem thêm:

Táo bón thai kỳ nguyên nhân và cách điều trị

Phòng và điều trị táo bón thai kỳ hiệu quả cho mẹ bầu

Lời khuyên:

​Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước​
Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, hoa quả, rau, các loại đậu, các loại hạt.
Thực hành các bài tập nhẹ như bơi lội hay đi bộ

4. Chóng mặt

Nguyên nhân: Do sự thay đổi nột tiết tố trong thời gian mang thai. Chóng mặt xảy ra khi não của bạn không được cung câp đủ máu và do đó thiếu Oxy.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Biểu hiện: Cảm thấy chóng mặt, đặc biệt là khi bạn đột nhiên đứng dậy khỏi giường hoặc ghế, thời gian đứng hoặc nằm lâu

Lời khuyên:

Dậy từ từ khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nếu bạn thấy mệt, hãy ngồi xuống hoặc nằm nghiêng ​

5. Đi tiểu thường xuyên

Nguyên nhân: Áp lực của bụng đang phát triển tác động lên bàng quang và sự giữ nước do thay đổi nội tiết tố trong thai kì

Biểu hiện: Thường xuyên đi tiểu hoặc bị tỉnh giấc để đi tiểu

Lời khuyên:

Nếu vấn đề này kèm theo đau hoặc đi tiểu có máu thì nó có thể là một dấu hiệu của việc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không, tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi sinh

6. Trĩ

Nguyên nhân: Thay đổi nội tiết tố và sự tăng áp lực ổ bụng do bụng của bạn phát triển

Biểu hiện: Có bướu ở hậu môn, đau, hậu môn ngứa, chảy máu khi đi ngoài

Lời khuyên:

​Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu
Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón
Sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm giảm sự khó chịu.
Tình trạng này thường được cải thiện sau khi sinh

7. Ợ nóng/ trào ngược

Nguyên nhân: Khi mang thai, tử cung to dần, xô đẩy dạ dày, gây sinh ra acid chảy ngược vào thực quản

Biểu hiện: Một cảm giác nóng rát khó chịu hoặc thậm chí đau đớn trong ngực, hoặc một cảm giác “acid” trong cổ họng, đặc biệt là khi nằm xuống.

Lời khuyên:

Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên
Tránh ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ
Uống một cốc sữa để làm giảm bớt chứng ợ nóng
Dùng gối để nâng người lên khi ngủ
Nếu tình trạng này kéo dài hãy nói với bác sĩ của bạn

8. Ngứa da

Nguyên nhân: Sự phát triển của bụng làm dãn da ở bụng

Biểu hiện: Ngứa, khó chịu ở bụng

Lời khuyên:

Tránh tắm nước rất nóng vì chúng sẽ làm cho làn da của bạn khô và ngứa hơn.
Sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, không có mùi để giặt quần áo.
Mặc quần áo rộng rãi.
Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng và ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn mà không có bất kỳ phát ban nào, thường là sau 28 tuần, hãy tới gặp bác sĩ của bạn.

9. Són tiểu

Nguyên nhân: Sự tăng cân và áp lực của chiếc bụng đang phát triển lên bàng quang và sàn chậu

Biểu hiện: Khi bạn cười, hắt hơi hay chạy, bạn có thể són tiểu

Lời khuyên :

Tập các bài về sàn chậu trong khi mang thai và sau khi sinh sẽ có ích. Tình trạng này thường được cải thiện sau khi sinh. Nếu nó kéo dài, hãy nói với bác sĩ của bạn

10. Chuột rút ở chân

Nguyên nhân: Không chắc chắn, có thể là do trọng lượng ngày càng tăng của đứa trẻ đặt một áp lực trên đôi chân của bạn.

Biểu hiện: co thắt cơ bắp đau, thường ở bắp chân. Điều này xảy ra vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.

Lời khuyên:

​​Khi bạn gặp chuột rút, duỗi thẳng chân của bạn và chĩa ngón chân của bạn về phía mặt, xoay cổ chân, hoặc cố gắng đi bộ xung quanh trên gót chân của bạn trong vài phút.

Một số bài tập kéo dãn nhẹ nhàng có thể giúp hỗ trợ lưu thông nhưng nhớ khởi động để tránh sự khó chịu hơn nữa.

Click vào ảnh để xem chi tiết

11. Buồn nôn và nôn

Nguyên nhân: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Thường diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kì

Biểu hiện: Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn thường xuyên

Lời khuyên:

Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên.
Ăn ít đồ chứa nhiều chất béo và các thực phẩm có đường.
Tránh các mùi mạnh và thực phẩm mà dường như làm nặng thêm cảm giác buồn nôn của bạn.
Ăn đồ ăn vặt dinh dưỡng như bánh mì nướng và bánh quy giòn.
Gừng đã được chứng minh là có ích với tình trạng ốm nghén. Hãy thử rượu gừng.
Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước
Gặp bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy không khỏe

12. Vết rạn da

Nguyên nhân: Mang thai và tăng cân nhanh chóng

Biểu hiện: Những đường màu đỏ, nổi trên bụng, đùi mông và ngực của bạn

Lời khuyên:

Vệ sinh da sạch sẽ

Ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh tăng cân quá nhanh

13. ​Phù tay hoặc chân

Nguyên nhân: Sự giữ nước. Điều này có thể rõ hơn ở những người thừa cân

Biểu hiện: Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân, các ngón chân, cổ tay và mặt đặc biệt là ở cuối thai kì. Cổ tay và các ngón tay cứng đờ

Lời khuyên:

Xoay mắt cá chân và gập cơ bắp chân để cải thiện tuần hoàn có thể làm giảm sưng ở mắt cá chân và bàn chân của bạn.
Đi giày bệt và nếu có thể hãy duỗi chân khi ngồi
Mát xa nhẹ nhàng
Cắt giảm lượng muối nạp vào.

14. Dịch tiết âm đạo hay khí hư

Nguyên nhân: Lượng máu đến âm đạo tăng và tăng các nội tiết tố khi mang thai

Biểu hiện: Khí hư có màu trong suốt trắng như sữa, hơi đặc hoặc trong, không có mùi. Có thể có nhiễm trùng nếu như bạn thấy ngứa hay khí hư có mùi.

Lời khuyên:

Hãy đến gặp bác sĩ của bạn để có thuốc thích hợp

15. Suy tĩnh mạch

Nguyên nhân: Trọng lượng tăng lên của trẻ đặt lên tĩnh mạch

Biểu hiện: Tĩnh mạch mở rộng ở bắp chân, lưng, cẳng chân hoặc đùi, có thể rung và gây đau đớn

Lời khuyên: ​

Tập nhiều các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ để các cơ bắp chân được hoạt động và cải thiện tuần hoàn.
Nâng chân lên bất cứ khi nào có thể và nếu bạn cần phải đứng hãy giữ cho cơ bắp chân của bạn luôn linh hoạt
Tránh vắt chéo chân. Đi ngủ với bàn chân duỗi ra sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Theo Health Hub

Click vào ảnh để xem chi tiết

Xem thêm:

VIÊM TỬ CUNG KHI MANG THAI, CÁCH XỬ TRÍ

Bà bầu bị đau xương mu – nguyên nhân và cách xử lý

Vì sao giai đoạn giữa của thai kỳ người mẹ thường bị đau mỏi lưng – cần làm gì để giảm bớt

Khắc phụ hiện tượng khó thở tim đập nhanh khi mang thai

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*