BÀ BẦU BỊ ĐAU XƯƠNG MU-NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Tình trạng đau xương mu trong thời kì các bà mẹ mang bầu xảy ra không hiếm, để khắc phục tình trạng này các mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây ra nó. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những tác nhân khiến gây ra tình trạng trên và cách giảm đau xương mu khi mang thai đơn giản hiệu quả.

Contents

Nguyên nhân làm đau xương mu khi mang thai

Xương mu là xương thuộc xương chậu, thời kỳ mang thai nếu như bạn cảm thấy đau đau âm ỉ vùng bẹn gần háng sát với phần trên của âm đạo là bạn đang bị đau xương mu.

Những cơn đau này thường chỉ âm ỉ với cường độ thấp, tuy nhiên thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau nhói trong thoáng chốc và có thể lan rộng ra bẹn, háng đến đùi quanh xương chậu.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

6 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau xương mu:

Lượng hormone Progesterone tăng đột biến:

hiện tượng này thường diễn ra vào tháng 5-6 trong thai kỳ. Bản chất của hormone này không hề xấu, nó sinh ra để giúp cho hệ cơ phần dưới của bà bầu giãn ra chuẩn bị cho việc sinh em bé. Tuy nhiên việc này cũng khiến cho độ chắc chắn và dẻo dai của các cơ quanh khớp xương chậu bị giảm sút. Nếu như bà bầu hoạt động nhiều trong thời gian này sẽ bị đau xương mu.

Hệ tuần hoàn của người mẹ gặp vấn đề:

để thai nhi sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh đòi hỏi hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người mẹ phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ lượng máu nuôi dưỡng bé. Điều này khiến cho cơ quan tuần hoàn gặp phải một số vấn đề như phù nề dẫn tới đau xương mu vùng kín.

Do sự thay đổi vị trí của thai nhi:

vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ có hiện tượng dịch chuyển vị trí dần xuống dưới gần âm đạo khiến cho xương mu bị chịu áp lực đè nén. Thai nhi trong quá trình quay đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương mu.

Do mang thai nhiều lần:

các cơ thành bụng sẽ bị giãn ra khiến thai nhi thường ở vị trí thấp hơn so với lần mang thai đầu tiên, làm tăng áp lực lên xương mu dẫn tới đau nhức. Đặc biệt đối với những trường hợp bà bầu hoạt động nhiều như đi lại lên xuống cầu thang thường xuyên.

Con trong bụng đạp:

thai nhi khi đạp mạnh cũng là một nguy cơ gây đau xương mu.
Thai nhi to: tình trạng thai to cũng đồng nghĩa là trọng lượng thai lớn khiến cho xương mu giữa háng phải gánh chịu áp lực của trọng lực nhiều hơn.

Cách giảm đau xương mu khi mang thai

Thay đổi tư thế

Những tư thế thông minh khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi sẽ làm giảm tối đa áp lực lên vùng xương mu khi mang thai. Lưu ý không thay đổi tư thế đột ngột trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể.
Sau đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Tư thế khi nằm

Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi ở giai đoạn từ tháng thứ 3 trở đi các bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái. Nằm nghiêng luôn là tư thế được các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện khi ngủ, giúp các cơ không phải căng ra và được thư giãn tốt nhất.

Sở dĩ các bác sĩ khuyên bạn không nên nằm nghiêng sang phải bởi vì sẽ đè lên mạch máu chính cung cấp cho thai nhi. Nên sử dụng thêm những chiếc đệm, gối nhỏ để kê vào thắt lưng, dưới bụng, giữa 2 đầu gối để tạo một tư thế thư giãn thoải mái nhất.

Tư thế khi ngồi

Nguyên tắc đầu tiên khi ngồi là phải thẳng lưng, tuyệt đối không nên khom lưng hay ngửa ra đằng trước. Nên sử dụng thêm gối để kê sau lưng , không được ngồi bắt chéo chân hay ngồi xổm. Không ngồi trong một thời gian dài, sau một khoảng thời gian nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng.

Tư thế khi đứng

Trong những tháng cuối thai kỳ các bà mẹ không nên đứng quá nhiều. Khi đứng lên chú ý thả lỏng vai, đặt 2 chân song song với nhau nhỏ hơn chiều rộng của vai. Nếu bắt buộc phải đứng trong thời gian dài hãy thực hiện dồn trọng tâm vào một chân khoảng vài phút đến khi mỏi thì đổi chân.

Tư thế khi đi

Không sử dụng giày cao gót khi mang thai, nên sử dụng giày dép đế bằng có ma sát tốt. Tư thế khi đi giữ lưng thẳng, đầu không cúi xuống đất hoặc ngước lên trời, nên ngẩng lên, mắt nhìn thẳng, gót chân chạm đất trước.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Việc phân bổ thời gian nghỉ ngơi đầy đủ trong quá trình mang thai sẽ làm giảm nguy cơ bị đau xương mu. Nếu như cơn đau xuất hiện thì bà bầu hãy nghỉ ngơi ngay để giảm đau và tránh tình trạng xấu đi.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Sử dụng đai đeo chuyên dụng cho bà bầu giảm đau xương mu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đai đeo bụng cho bà bầu, công dụng của nó là để giảm áp lực của trọng lượng vùng bụng lên xương chậu giúp hạn chế cơn đau.

Xem thêm: Vì sao giai đoạn giữa của thai kỳ người mẹ thường bị đau mỏi lưng – cần làm gì để giảm bớt

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare