Điều trị bệnh trĩ trong và sau thai kỳ

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Bệnh trĩ khá phổ biến và nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ trong và sau thai kỳ. Trĩ thường gặp đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch. Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau, hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đại tiện, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.Mặc dù, chúng gây khó chịu cho bạn nhưng chúng không ảnh hưởng đến em bé của bạn dưới bất kỳ hình thức nào.

70% phụ nữ mang thai đều e ngại về bệnh trĩ
70% phụ nữ mang thai đều e ngại về bệnh trĩ

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Khái niệm

Bệnh trĩ được hình thành khi các tĩnh mạch giãn rộng và sưng trong hoặc xung quanh trực tràng và hậu môn. Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi từ 45-65.

Có tới 1/3 phụ nữ bị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh vì khi mang thai lượng máu cùng hormone tăng lên trong cơ thể, làm các tĩnh mạch giãn ra và áp lực của thai đè nặng xuống dưới trực tràng và hậu môn tạo búi trĩ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh này.
Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ:

– Ngứa quanh vùng dưới/ hậu môn

– Đau nhức và đôi khi sưng

– Đau khi đi vệ sinh

– Có thể xuất hiện búi trĩ bên ngoài hậu môn

– Chảy máu khi đi vệ sinh

Điều trị khi mang thai

Dưới đây là các giải pháp giúp bạn quản lý và điều trị bệnh trĩ trong và sau thời kỳ mang thai:

– Ăn chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc toàn phần, trái cây và rau củ.

– Uống nhiều nước

– Tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn

– Tránh đứng trong thời gian dài

– Chườm lạnh tại khu vực để giảm đau

– Nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong nếu chúng đang ở bên ngoài (nên thực hiện khi tay sạch và sử dụng một loại gel bôi trơn)

– Thực hành tư thế vệ sinh đúng cách

– Sử dụng các loại thuốc, kem bôi không kê đơn.

Trĩ trong và sau thai kỳ cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn một tháng, thì điều quan trọng là cần tham khảo ý kiên bác sỹ.
Theo Netdoctor

Xem thêm:

Mang thai đau lưng, khi nào cần đi khám

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare