Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh

Contents

Vỗ rung long đờm là gì?

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện bằng tay của kỹ thuật viên hoặc bằng dụng cụ. Với mục đích nhằm cải thiện hiệu quả của đường hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp và đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp.

Thuốc long đờm là gì?

Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đờm, thuốc tiêu chất nhầy. Loại thuốc này có tác dụng làm long dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do cơ chế thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Qua đó, các chất đờm nhớt có thể dễ dàng được đào thải ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc đờm.

Ngoài điều trị ho có đờm, thuốc long đờm con được sử dụng trong điều trị bệnh nhầy nhớt, các chứng bệnh như hô hấp có đờm nhầy quánh như viêm phế quẩn cấp hoặc mãn tính.

Thuốc long đờm có tác dụng phụ không?

Thuốc long đờm có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày nên dễ làm loét dạ dày:

Thuốc long đờm có thể khởi phát cơn co thắt phế quản;

Ngoài ra, thuốc còn một số tác dụng phụ khác như: rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, tăng men gan nhẹ, phát ban ở da, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều,…..

Khi nào nên dùng thuốc long đờm?

Ba mẹ bắt buộc phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa dựa trên triệu chứng, độ tuổi, độ đặc/ loãng của đờm để cho ra liều lượng cũng như thời điểm thích hợp để dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng cho trẻ. Các loại thuốc long đờm thường hay dùng cho bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc cảm lạnh và nó có thể giúp trị ho hay đau rát họng ở trẻ nhỏ. Ba mẹ lưu ý không nên sử dụng thuốc quá 8 – 10 ngày (trừ những trường hợp đã được bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng thuốc)

Các loại thuốc long đờm phổ biến cho trẻ

Nhóm thuốc long đờm cho trẻ hiện nay có rất nhiều loại ví dụ như: Tây y, dân gian, các loại siro long đờm.. Phụ thuộc vào tình trạng đờm nhớt, nguyên nhân gây bệnh mà lựa chọn loại thuốc long đờm phù hợp. Đối với từng nhóm thuốc, ba mẹ có thể cho trẻ dùng thử trong 1-2 ngày đầu để xem xét độ hiệu quả của thuốc.

Thuốc long đờm Tây y

Thuốc chứa Bromhexin

Thuốc có Bromhexin được tổng hợp từ các hoạt chất có nguồn gốc chiết xuất từ dược liệu vasicine. Bromhecin được điều chế dưới nhiều dạng như viên nén, cồn ngọt, dung dịch uống, thuốc tiêm, siro thuốc… Sau đi uống, thuốc có thể hấp thu nhanh chóng qua đường ruột. Tác dụng của thuốc được tăng lên nếu như dạ dày có thức ăn.

Thuốc chứa carbocystein

Thuốc long đờm có chứa carbocystein ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng lồng ngực. Đồng thời thuốc cũng được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Thuốc chứa Acetylcystein

Nhóm thuốc có gốc Acetylcystein hay còn gọi là N-Acetylcystein, nhanh chóng phát huy hiệu quả làm giảm độ quánh của đờm. Trẻ em bị ho có đờm thường được chỉ định dùng Acetylcystein dưới dạng thuốc hít hoặc nhỏ thuốc vào khí quản trực tiếp bằng dung dịch acetylcystein 10 – 20%.

Nhóm thuốc này được sử dụng cho đối tượng trẻ em hay người trưởng thành. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm loãng chất nhầy, giúp dịch nhầy dễ dàng di chuyển qua phổi, và từ đó cơ thể tống ra ngoài dễ dàng.

Thuốc chứa eprazinon

Eprazinon được biết đến với công dụng chính là làm tan đờm và loãng dịch đờm. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, một số bé có thể bị kích ứng với thành phần thuốc và có tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi… Những trường hợp này cho thấy cơ thể trẻ không đủ khả năng phân giải Eprazinon hoặc có phản ứng kháng thuốc.

Ngoài ra, còn có các bài thuốc long đờm dân gian với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên và không có tác dụng phụ rất hiệu quả mà ba mẹ có thể sử dụng để điều trị hô hấp cho trẻ. Ba mẹ tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết về các bài thuốc dân gian này nhé.

Thuốc long đờm dân gian

Thuốc long đờm dân gian là những bài thuốc được chế biến từ nguyên liệu thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính, có hiệu quả và độ an toàn cao cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm đơn giản nên ai cũng có thể thực hiện các cách trị ho có đờm tại nhà này. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian chỉ có hiệu quả khi bệnh mới bắt đầu. Những trường hợp ho lâu ngày, đau rát cổ hoặc có sốt thì nên đi khám để được điều trị và uống thuốc phù hợp.

Các loại siro long đờm

Siro ho Bisolvon

Một sản phẩm có xuất xứ từ Đức. Được bào chế dưới dạng siro giúp trị ho, làm loãng chất nhầy khi mắc các bệnh về phổi cấp và mãn tính, giúp trẻ thở dễ dàng hơn do tràn khí màng phổi. Sản phẩm có đặc điểm nổi bật là không có đường, không có cồn nên tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh. Siro có vị ngọt dịu giúp trẻ dễ uống hơn.

Siro ho Bảo Thanh cho trẻ em

Là một sản phẩm do Công Ty Dược phẩm Hoa Linh nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Siro Bảo Thanh được gia giảm dược liệu để an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Công dụng củ siro là hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm ho, ngứa rát cổ họng, ho do cảm lạnh,..

Siro ho Zarbee’S Baby Cough

Zarbee’s Baby Cough là sản phẩm đến từ Mỹ có công dụng chính là điều trị chứng ho khan thường gặp ở trẻ em. Đồng thời, siro còn giúp tiêu đờm, bổ sung vitamin C và kẽm cho hệ miễn dịch của trẻ.

Sản phẩm là ưu điểm là an toàn, không có tác dụng phụ. Siro ngọt thơm để trẻ dễ dàng uống hơn. Hơn thế nữa, siro còn giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn vào hệ hô hấp của trẻ. Sản phẩm có kèm theo ống bơm giúp ba mẹ có thể dễ dàng căn chỉnh liều lượng.

Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo thêm một số các loại siro ho khác như: Siro ho Ivy Kids; Siro trị ho Prospan; Siro ho Astex; Siro ho Paburon S; Siro trị ho Acc Kindersaft,…..

Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng thuốc long đờm cũng như hạn chế tối đa những tác dụng phụ mà thuốc gây ra, ba mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Không dùng thuốc cho trẻ bị viêm loét dạ dày;
  • Không dùng hoặc thận trọng khi dùng cho người bị bệnh hen vì thuốc có thể gây co thắt phế quản. Trong trường hợp xảy ra co thắt, phải ngừng thuốc ngay lập tức và sử dụng khí dung salbutamol hoặc iprattropium;
  • Không dùng thuốc cho trẻ bị suy nhược cơ thể, quá yếu hoặc không biết sạc đờm vì sẽ càng làm tăng ứ đọng đờm nhớt khiến bệnh nặng thêm;
  • Nếu có nhiều đờm loãng ở phế quản mà bệnh nhi giảm khả năng ho, phải tiến hành rút ra;
  • Không dùng thuốc đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản;
  • Thời gian sử dụng thuốc không nên kéo dài quá 8 – 10 ngày trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
  • Tốt nhất ba mẹ chỉ nên dùng thuốc cho bé trong điều trị nội trú tại các cơ sở y tế có điều kiện hỗ trợ như hút đờm, vỗ rung (khi cần thiết) để đờm thoát ra ngoài dễ dàng.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*