Hướng dẫn vỗ rung long đờm cho trẻ

Vỗ rung long đờm là một kỹ thuật quan trọng giúp các bé tống được đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp, làm giảm ứ đọng đờm những bé mắc các bệnh lý về đường hô hấp, hôn mê, liệt….. có xuất tiết ứ đọng đờm dãi. Tuy là một kỹ thuật khó đòi hỏi các điều dưỡng và kỹ thuật viên tay nghề cao thực hiện, ba mẹ vẫn nên nắm rõ được quy trình thực hiện vỗ rung để theo sát các điều dưỡng viên cũng như tự mình thực hiện vỗ rung cho bé những lúc khẩn cấp nhé!

Contents

Định nghĩa vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm là một phương pháp tác động vật lý giúp cải thiện hiệu quả của hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp, đào thải và bài trừ đờm nhớt, bã nhờn ra khỏi đường hô hấp.

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ

Khi được áp dụng phương pháp vật lý này, trẻ nhỏ sẽ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giảm nôn ói. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giải phóng những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản. Điều này sẽ khiến bé dễ chịu hơn và bú mẹ dễ hơn.

Tư thế vỗ rung long đờm

Tư thế vỗ rung long đờm

Ba mẹ đặt trẻ theo 4 tư thế sau đây để thực hiện vỗ rung long đờm:

  • Nằm xoay nghiêng một bên
  • Ngồi cúi đầu về phía trước
  • Úp người bé lên lòng bàn tay (chỉ áp dụng với bé dưới 2 tháng tuổi)
  • Bế vác trẻ lên vai

Ba mẹ áp dụng 4 tư thế trên để cải thiện việc dẫn lưu đờm cho bé và tránh bị sặc trong đường thở.

Xác định vị trí vỗ: Ba mẹ vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Ba mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm

Dáng tay khi vỗ rung: Ba mẹ khum tay lại tạo thành một khoảng trống không khí, không để bàn tay thẳng vỗ vì điều này sẽ làm trẻ đau.

Ba mẹ dùng lực cổ tay vỗ rung cho bé để tạo ra tiếng “bộp, bộp”. Lòng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay. Nếu làm đúng kĩ thuật thì các bé sẽ không hề đau mà còn có cảm giác thoải mái, thích thú. Ba mẹ lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.

Mỗi lần vỗ rung ba mẹ thực hiện từ 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ gặp phải tình trạng ho nhiều, nôn ra đờm. Lúc này cần quan sát kỹ tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

Ba mẹ lưu ý chỉ áp dũng kỹ thuật trên cho trẻ ho có đờm. Không áp dụng với những trẻ ho khan.

Quy trình vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm được thực hiện theo 4 bước như sau. Thời gian cho mỗi lần thực hiện là khoảng từ 10 – 15 phút:

Bước 1: Thông tắc mũi họng

Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn, mẹ đứng phía chân trẻ, giữ hai tay bé.

Đặt trẻ nằm nghiêng đầu về một bên. Sau đó dùng nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%) bơm vào phía trên lỗ mũi. Tạo dòng chảy liên tục từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới. Nhằm làm nhớt loãng ra để dễ dàng đưa nhớt cũng như các chất tiết ra ngoài khoang mũi dưới. 

Bước 2: Hỉ mũi

Thực hiện bằng cách bịt lỗ mũi trên đồng thời dùng ngón tay trỏ đóng kín miệng trẻ lại khiến đờm sẽ được tống xuất ra lỗ mũi dưới. Sau đó dùng giấy mềm lau sạch, tiếp tục bơm nước muối và hỉ mũi cho đến khi thấy không còn dịch mũi chảy ra. 

Bước 3: Chặn gốc lưỡi

Đặt trẻ nằm ngửa, ở đầu thì hít vào dùng một ngón tay bịt lỗ mũi, đồng thời tay kia dùng ngón tay cái chặn ngay góc lưỡi lại cho trẻ hít đờm giãi xuống miệng. Thực hiện tương tự với lỗ mũi còn lại. Khi quan sát thấy trẻ chuẩn bị thở ra, kỹ thuật viên sẽ dùng ngón cái đặt dưới gốc lưỡi rồi dùng lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đàm nhớt và các chất tiết từ hầu họng ra khỏi miệng. 

Bước 4: Kỹ thuật tăng luồng khí thở

Thực hiện bằng cách tạo một lực đẩy mạnh với vận tốc tương đương một cơn ho để kích thích trẻ ho, tống nốt lượng đờm nhớt còn lại ra ngoài. 

Thực hiện động tác đặt một tay ở xương sườn cuối, tay còn lại đặt trên ngực trẻ. Khi trẻ bắt đầu thở ra, kỹ thuật viên sẽ trợ một lực nhẹ nhàng đến khi trẻ gần kết thúc thì thở ra. 

Động tác trên sẽ thực hiện 5 lần, sau đó sẽ kích thích ho để tống đàm nhớt ra ngoài.

Các ba mẹ hãy lưu ý rằng: Trẻ thường sẽ khóc nhiều khi thực hiện phương pháp vỗ rung long đờm vì cảm giác khó chịu khi kỹ thuật viên tiến hành bơm nước vào mũi các trẻ. Ba mẹ hãy an tâm rằng các thao tác được thực hiện trong 4 bước trên hoàn toàn không làm trẻ bị đau. Tuy nhiên, chính phản xạ khóc của trẻ giúp cho việc tống xuất đờm trở nên dễ dàng hơn. Trẻ càng khóc lớn, đờm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh. Nếu trẻ khóc nhiều hơn, rất có thể trẻ bị co thắt đường thở, lúc này các kỹ thuật viên cùng cha mẹ cần phải vỗ về trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn và dễ dàng thực hiện kỹ thuật. 

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm về quy trình vỗ rung long đờm chuẩn y khoa tại đây ba mẹ nhé!

Vỗ rung long đờm cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp

Trẻ bị viêm hô hấp trên

Những trẻ mắc viêm hô hấp trên thường bị tắc nghẽn đờm nhớt ở vùng mũi họng là chính nên ba mẹ chỉ cần làm theo 2 bước sau:

  • Thông mũi họng với nước muối sinh lý
  • Sau đó kích thích ho, khạc đàm để tống hết đờm nhớt ra ngoài

Trẻ bị viêm hô hấp dưới

Những trẻ mắc bệnh về viêm hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiêu phế quản… cần kỹ thuật chuyên sâu hơn để tống xuất đờm nhớt ra ngoài vì đờm nhớt tắc nghẽn sâu trong phế quản phổi. Ba mẹ tham khảo các bước như sau:

  • Thông mũi họng với nước muối sinh lý
  • Kỹ thuật giảm thể tích tốc độ chậm
  • Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra (ba mẹ lưu ý với những trẻ viêm tiêu phế quản có ứ khí thì không áp dụng kỹ thuật này)
  • Kích thích ho, khạc đờm hoặc hút đờm bằng máy hút đờm với sự trợ giúp của điều dưỡng.

Lưu ý: Cần dự phòng oxy, máy hút đờm nhớt để hỗ trợ hô hấp cho trẻ trong lúc thực hiện phương pháp vật lý trị liệu hô hấp.

Trẻ bị xẹp phổi

Các bé mắc bệnh lý xẹp phổi thì cần kỹ thuật phức tạp hơn để làm bung nở phổi bị xẹp ra. Kỹ thuật bao gồm các bước sau:

  • Thông mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Thực hiện tư thế thông đờm từ 5 – 10 phút trước khi tiến hành các bước kỹ thuật tiếp theo
  • Kỹ thuật giảm thể tích
  • Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra
  • Kích thích ho, khạc đờm hoặc hút đờm
  • Chọn cách tập thở tùy theo tình trạng các bé
  • Tư thế thông khí duy trì 5 – 10 phút khi kết thúc buổi tập

Lưu ý: Ba mẹ theo dõi sát trẻ không để kỹ thuật này làm xấu đi tình trạng bệnh nhân đang bị xẹp phổi.

Nếu khu vực bạn sinh sống chưa có dịch vụ vỗ rung long đờm thì bạn có thể tìm mua Cốt gừng tươi kết hợp muối hồng Himalaya và tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp để tắm cho bé sẽ giúp long đờm cho bé rất hiệu quả.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*