Lưu ý: Không Nêm Gia Vị Cho Trẻ Dưới 12 Tháng Tuổi

Contents

Từ câu chuyện gây tranh cãi giữa mẹ chồng nàng dâu về việc nêm nếm gia vị cho trẻ nhỏ, các phụ huynh cũng cần phải nắm rõ kiến thức chăm trẻ.

Những tranh cãi, bất đồng quan điểm nuôi dạy trẻ nhỏ giữa mẹ chồng – nàng dâu quả thực là vấn đề nan giải muôn đời chẳng tìm thấy hồi kết.

Hiểu rằng ai cũng muốn dành điều tốt nhất cho con cháu của mình, thế nhưng chỉ cần phương pháp nuôi dạy khác nhau thôi cũng đủ gây ra “sóng gió” trong gia đình rồi.

Mẹ chồng – nàng dâu và câu chuyện nêm gia vị cho con nhỏ

Mới đây trên một diễn đàn xuất hiện câu chuyện chia sẻ về việc mẹ chồng nàng dâu bất đồng quan điểm trong vấn đề nêm nếm gia vị cho đồ ăn của trẻ nhỏ. Vì chị vợ mới sinh em bé nên mẹ chồng lên nhà phụ giúp việc chăm sóc con nhỏ. Thế nhưng mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi mẹ chồng thấy con dâu nấu cháo cho bé nhưng lại không nêm gia vị.

Bà trách cứ con dâu: “Từ ngày thằng H. về ở với mày, tao thấy nó ốm đi. Cứ nghĩ do nó làm cực. Giờ tao mới biết do vợ nó nấu ăn cũng không ra gì”. Dù giải thích với mẹ chồng việc bác sĩ khuyên không nên nêm gia vị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nhưng bà vẫn không nghe. Gọi điện cho chồng thì bị ông xã mắng mỏ, chị đành đau lòng ngồi nhìn con nhỏ ăn hết nồi cháo mà mẹ chồng thêm thêm cả một thìa nước mắm đầy.

Chuyên gia khuyến cáo về việc nêm gia vị cho trẻ nhỏ

Sự thực thì từ trước đó, các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa cũng đã khuyến cáo về việc nêm nếm gia vị cho trẻ nhỏ. Theo bác sĩ – chuyên khoa 2 Nhi và Dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Hậu từng chia sẻ nhu cầu muối tối đa của trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1g muối/ngày; trẻ từ 6 đến dưới 1 tuổi là 1-2g/ngày, tương ứng 1-2 muỗng cà phê nước mắm. Vậy tức là các bé ăn nhạt sẽ tốt cho sức khỏe, giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch và cao huyết áp về sau.

Theo các chuyên gia thì không nên nêm thêm gia vị, mắm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra thì lượng muối này, hoàn toàn đã được đáp ứng đầy đủ, có sẵn trong nguồn sữa mẹ và các thức ăn dặm tự nhiên hàng ngày như trái cây, bột ăn dặm, sữa công thức… Cho tới khi trẻ từ 1 – 3 tuổi thì một ngày cần nạp 2g muối, nên lúc này các mẹ có thể cho bé sử dụng một chút muối hay mắm vào đồ ăn. Chức năng thận của trẻ nhỏ sẽ cải thiện dần cho tới khoảng năm 3 – 4 tuổi thì khả năng đào thải của thận mới giống người lớn. Nên việc nêm gia vị hay mắm muối cho bé trong giai đoạn dưới 12 tháng sẽ vô tình gây tăng áp lực lên thận của con.

LƯU Ý SỐ 1
Trẻ <12 tháng chỉ cần 1gram muối mỗi ngày. Nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng nacl này đã có sẵng trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây…
LƯU Ý SỐ 2
Thận con nít không giống như người lớn. Hầu như chức năng thận của con nít sẽ cải thiện dần cho tới 3-4 tuổi thì khả năng đào thải của thận mới giống người lớn. Cho nên việc nêm gia vị hay muối cho bé trong giai đoạn dưới 12 tháng vô tình gây tăng áp lực lên thận của con.
                                          BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤ
LƯU Ý SỐ 3
Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau
• Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri)
• 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)
• 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
• 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
• Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)
LƯU Ý SỐ 4
Theo khuyến cáo thì 1 người lớn chỉ cần 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày thôi. Điều này cho thấy chúng ta đã sử dụng muối nhiều đến mức nào!
LƯU Ý SỐ 5
Cảm nhận vị giác của em bé rất nhạy so với người lớn. Nếu như người lớn nêm muối để ăn ngon miệng thì 1 chén cháo quá mặn với con nít có thể chúng ám ảnh và từ chối quá trình ăn dặm. Khiến cho chúng ta thất bại trong quá trình tập ăn dặm của con.
LƯU Ý SỐ 6
Không có cái chứng cứ khoa học nào nói rằng ăn muối sẽ giúp trẻ thêm cứng cáp cả !
LƯU Ý SỐ 7
Trong gia đình, nếu chuyện liên quan nhà Nội thì chồng nên là người đứng ra nói để bảo vệ vợ, và ngược lại với nhà Ngoại. Mình vẫn thường chủ động gọi cho ba mẹ rồi để loa ngoài để 2 đứa cùng trao đổi với ba mẹ, vừa truyền đạt được ý kiến vợ, vừa tránh xung đột.
“Chuyện nồi cháo” này là một ví dụ điển hình cho thực trạng ở nhiều gia đình hiện nay, không chỉ nhà chị họ của mình. Mẹ hay bà nội, bà ngoại…ai cũng có cái lý riêng của mình, ai cũng có cơ sở riêng. Ông bà hay dựa vào kinh nghiệm, còn chúng ta dựa vào bằng chứng các nghiên cứu. Nhưng nhìn chung lại, chúng ta đều chung nhau ở TÌNH YÊU DÀNH CHO CON TRẺ.
Hãy ngồi lại với nhau, nhẹ nhàng 1 chút, nói chuyện tử tế với nhau về quan niệm “không nêm gia vị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi”, đặc biệt là các ông chồng, để người cuối cùng là đứa bé được chăm sóc một cách khoa học và đầy tình yêu thương.
Mình tin khi cùng đồng lòng 2 vợ chồng, mọi chuyện khó đến đâu cũng thành dễ 🍀
Theo: Nguyễn Thanh Sang

Bên cạnh những thông tin bổ ích dành cho mẹ chăm con, Bluecare – ứng dụng đặt lịch chúng mình còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc Mẹ & Bé: Tắm Bé  Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh – Massage Chăm Sóc Mẹ Bầu Toàn Diện tại nhà– Dịch Vụ Điều Dưỡng – Hộ Sinh Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Toàn Diện Tại Nhà Hoặc Bệnh Viện (Vú Em – Bảo Mẫu)

Tất cả đều do những điều dưỡng viên Bluecare có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề thực hiện, Mẹ không những yên tâm về chất lượng dịch vụ mà còn biết trước giá tiềntự do lựa chọn thời gian phù hợp với gia đình, thanh toán linh hoạt …

Bluecare là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ trẻ trong thời đại mới.

👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 

☎️ Hotline: 0985768181.

                                              BẤM VÀO ẢNH ĐỂ TẢI APP

Danh sách bác sĩ và phòng khám nhi uy tín nhất TP Hồ Chí Minh

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*