Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 33 trẻ em sinh ra thì sẽ có 1 trẻ mắc phải các dị tật thai nhi bẩm sinh. Đa số các dị tật thai nhi bẩm sinh thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mặc dù có một số ít những dị tật khác có thể sẽ xuất hiện muộn hơn. Cho đến nay nguyên nhân chính xác của các dị tật bẩm sinh vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố đã được chứng minh là có liên quan đến nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Tất cả các bà mẹ đều muốn cho con mình sự khởi đầu tốt nhất, và dưới đây Bluecare chia sẻ một số cách dự phòng dị tật thai nhi trước và trong khi mang thai.
Contents
Dị tật thai nhi là gì?
Dị tật thai nhi là sự xuất hiện những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thai nhi do những khiểm khuyết về di truyền và có thể được xác định trước khi sinh, lúc mới sinh hoặc sau sinh. Dị tật thai nhi thường để lại hậu quả gây ra thường rất nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Các dị tật phổ biến nhất là khuyết tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tứ chi, bộ phận sinh dục, hội chứng Down, tật nứt đốt sống…
Các nguyên nhân gây dị tật thai nhi là gì?
Yếu tố di truyền
Gen đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nhiều dị tật bẩm sinh thông qua những đột biến di truyền. Cha/ mẹ mang gen bệnh có biểu hiện hoặc vẫn khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng cha/ mẹ truyền gen bệnh cho con là rất cao. Những bất thường di truyền này sẽ gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai, sinh non và trẻ khi sinh ra mắc dị tật bẩm sinh.
Yếu tố kinh tế xã hội và nhân khẩu học
Thu nhập thấp là một yếu tố gián tiếp quyết định các bất thường bẩm sinh, với tỉ lệ cao hơn ở các gia đình và quốc gia bị hạn chế về tài nguyên. Người ta ước tính rằng khoảng 94% các bất thường bẩm sinh nghiêm trọng xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình
Mẹ bầu mang thai khi tuổi đã cao
Theo thống kê, những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên và những người cha từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi hơn với tỉ lệ 1:400, ở khoảng 40 tuổi trở lên vào khoảng 1:100 và 1:30 với những thai phụ từ 45 tuổi trở lên.
Nhân tố môi trường
Việc mẹ tiếp xúc với một số loại thuốc và các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá và chất phóng xạ…) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh. Làm việc hoặc sống gần các khu vực chất thải, lò luyện kim hoặc hầm mỏ cũng có thể là một rủi ro lớn.
Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm
Mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như giang mai và rubella là một nguyên nhân đáng kể gây ra dị tật bẩm sinh ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Gần đây, ảnh hưởng của phơi nhiễm với virus Zika trong tử cung đối với thai nhi đang phát triển đã được báo cáo. Vào năm 2015, Brazil đã phát hiện ra các trường hợp nhiễm virus Zika và sự gia tăng liên quan đến thời gian của microcephaly. Vào năm 2016, Brazil đã báo cáo rằng trong số 4.180 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh microcephaly, 270 trường hợp đã được xác nhận, 462 trường hợp đã bị loại bỏ và 3.448 trường hợp vẫn đang được điều tra. Điều này được so sánh với trung bình của 163 trường hợp microcephaly được ghi nhận trên toàn quốc mỗi năm.
Tình trạng dinh dưỡng của mẹ
Thiếu folate của mẹ làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh trong khi lượng vitamin A quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của phôi thai hoặc thai nhi.
Uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ
Trong thời gian mang thai, các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc bổ nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, các dưỡng chất thiết yếu để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc hay uống thuốc theo “kinh nghiệm” được truyền lại mà không có cơ sở khoa học. Đặc biệt, trong quá trình mang thai khi mẹ bầu mắc bệnh nào đó cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy định bởi một số loại thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi rất nguy hiểm như: Thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư, thuốc chứa estrogen,…
Chụp X-quang khi đang mang thai
Tia X được xác định có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Tại các phòng chụp X – quang thường có khuyến cáo rất rõ ràng người đang mang thai không được vào phòng chụp X – quang. Các mẹ bầu nên lưu ý tuyệt đối không đến gần khu vực chụp X-quang đi đang mang thai.
Thai phụ tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc hại khi mang thai
Việc mẹ bầu tiếp xúc với một số loại thuốc và các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá và chất phóng xạ…) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, làm việc hoặc sống gần các khu vực chất thải, lò luyện kim hoặc hầm mỏ cũng có thể là một rủi ro lớn.
Xem chi tiết: Nguyên nhân gây dị tật thai nhi
Các thói quen sinh hoạt của bố mẹ
- Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia của bố mẹ
- Sử dụng nhiều loại mỹ phẩm không an toàn như sơn móng tay, nước hoa, kem dưỡng da chống lão hóa.
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa
- Thu thai khi bố đã nhiều tuổi hoặc bố thường xuyên bị stress nặng
Các biện pháp dự phòng dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai
Sử dụng vitamin tổng hợp có chứa acid folic
Các chuyên gia dinh dưỡng và sản khoa khuyến cáo rằng, nếu đang cố gắng thụ thai, thì bạn nên uống vitamin tổng hợp hàng ngày, trong đó có chứa ít nhất là 400 microgam acid folic. Acid folic là một loại vitamin nhóm B quan trọng đã được chứng minh là có thể làm giảm dị tật bẩm sinh, chủ yếu là các dị tật về nứt đốt sống và thiếu não.
Bổ sung đủ lượng acid folic trong cơ thể trước khi thụ thai sẽ giúp bạn thu được đầy đủ nhất các lợi ích của loại vitamin này. Bổ sung acid folic càng sớm càng tốt sau khi biết mình mang thai cũng là điều vô cùng quan trọng. Đó là lý do vì sao mà tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dự định mang thai nên bổ sung acid folic.
Chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh
Dinh dưỡng đầy đủ là cách tốt nhất để đảm bảo rằng con bạn sinh ra sẽ khỏe mạnh nhất. Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là giàu acid folic đi kèm với vitamin C. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung đủ lượng vitamin mà cơ thể cần thông qua việc ăn uống, chứ không phải là uống vitamin. Do vậy, bạn cần ăn nhiều trái cây và rau củ cũng như ăn nhiều thịt nạc, các loại cá trong suốt thai kỳ.
𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, XÉT NGHIỆM NIPT, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Tất nhiên, thai kỳ không phải là lúc để bạn thử nghiệm các chế độ ăn mới, trừ khi đó là khuyến nghị của bác sỹ. Tóm lại, bạn cần ăn uống tự nhiên, giàu dinh dưỡng, tránh nạp vào cơ thể lượng calo rỗng và bạn sẽ giúp con mình có được sự khởi đầu tốt và khỏe mạnh nhất ngay từ khi còn là bào thai.
Ngừng hút thuốc lá, uống rượu và các chất gây nghiện khi mang thai
Rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện có thể gây ra tình trạng sinh non, cân nặng sơ sinh thấp, thai chết lưu và xảy thai. Các chuyên gia khuyến cáo mạnh mẽ rằng, bạn nên cai thuốc lá từ trước khi có ý định mang thai, và cai thuốc lá càng sớm càng tốt ngay sau khi biết mình có thai vẫn có thể bảo vệ được em bé.
Và kể cả việc thỉnh thoảng uống vài ly bạn cũng nên tránh. Trong suốt quá trình mang thai, tốt nhất, bạn không nên uống một giọt rượu cả. Không có giới hạn nào là an toàn về việc uống rượu trong khi mang thai, cũng không có loại rượu nào an toàn đối với em bé cả. Tất cả các loại rượu, cho dù chỉ uống với lượng rất nhỏ, cũng có thể đem lại những nguy cơ về sức khỏe nhất định cho em bé, ví dụ như sảy thai hoặc các khiếm khuyết bất thường.
Tránh sử dụng các loại thuốc khi không cần thiết
Một số loại thuốc là cần thiết và bắt buộc phải sử dụng trong quá trình mang thai, ví dụ như những loại thuốc dùng để kiểm soát các bệnh mãn tính như bệnh cường giáp. Các loại thuốc còn lại là những thuốc khuyến cáo không nên sử dụng trong quá trình mang thai vì chúng có thể đi qua rau thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Hầu như chưa có đủ dữ liệu về các loại thuốc được phép sử dụng trong thai kỳ vì chỉ có rất ít nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là phụ nữ mang thai.
Một số loại thuốc chắc chắn sẽ gây ra dị tật bẩm sinh bao gồm thalidomide (Thalomid) và isotretinoin (Accutane) và tuyệt đối không nên sử dụng khi đang mang thai.
Các loại thảo mộc tự nhiên cần được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng và nếu được thì cũng nên tránh sử dụng bởi một số loại thảo mộc có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi hoặc gây hại cho quá trình mang thai.
Do vậy, quy tắc chung là chỉ sử dụng các loại thuốc nếu thấy thật sự cần thiết, và nên trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng các loại thuốc kê đơn, không kê đơn và thực phẩm chức năng trong thai kỳ.
Cân nhắc đến tiền sử gia đình
Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 7.000 trường hợp dị tật bẩm sinh có nguyên nhân là do di truyền. Một gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh nên cân nhắc xem liệu yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ dị tật bẩm sinh của em bé hay không. Một chuyên gia về di truyền học có thể tư vấn và giúp các cặp đôi đánh giá được nguy cơ của em bé sau này. Các rối loạn về tim mạch, bệnh hồng cầu hình liềm và hội chứng Down là một số dị tật bẩm sinh phổ biến thường có nguyên nhân là do di truyền.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bình thường, việc duy trì cân nặng hợp lý vốn đã rất quan trọng thì trong thai kỳ, việc này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Phụ nữ thừa cân, béo phì trước và trong suốt quá trình mang thai sẽ dễ sinh ra con mắc dị tật bẩm sinh hơn, bao gồm cả các dị tật bẩm sinh về não và cột sống.
Mặc dù sự khác nhau về nguy cơ giữa phụ nữ có cân nặng bình thường và phụ nữ béo phì là rất nhỏ (3/100 trường hợp sẽ bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bình thường so với 4/100 trường hợp ở phụ nữ béo phì), nhưng nguy cơ sinh ra con bị nứt đốt sống sẽ cao gấp đôi ở phụ nữ béo phì. Tật nứt đốt sống có thể dự phòng được bằng việc bổ sung 400 microgam acid folic/ngày từ trước và trong suốt quá trình mang thai. Phụ nữ muốn giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh của con có liên quan đến cân nặng nên trao đổi về sự thay đổi lối sống và chế độ ăn uống với bác sỹ trước khi thụ thai.
Cân nhắc đến yếu tố tuổi
Mặc dù tuổi đôi khi chỉ là con số, nhưng trong một số trường hợp, thì bạn nên chú ý đến tuổi khi mang thai. Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai sẽ có nguy cơ sinh ra trẻ mắc các dị tật bẩm sinh chủ yếu liên quan đến các đột biến di truyền, ví dụ như một đoạn gen bị tổn thương hoặc thừa ra, phổ biến nhất là hội chứng Down. Do vậy, phụ nữ mang thai ở độ tuổi này nên tiến hành thêm một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh như chọc dò dịch ối và sinh thiết nhau thai.
Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi
Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh là một thuật ngữ chung bao hàm nhiều phương pháp và xét nghiệm được thực hiện như siêu âm, phân tích mẫu máu hoặc mô, mà bác sĩ có thể tư vấn hoặc mẹ bầu mong muốn được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Các xét nghiệm này sẽ cho biết liệu vợ hoặc chồng có mang gen bẩm sinh gây ra bất thường di truyền ở thai nhi hay không? Em bé có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc nhiễm sắc thể bất thường nào không, thai nhi có bị dị tật không? Từ đó bác sĩ sẽ tiên lượng, tư vấn cho mẹ bầu và gia đình và đưa ra hướng điều trị thích hợp
Hiện nay, phương pháp xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh không xâm lấn NIPT (Non-invasive Prenatal Testing) là phương pháp sàng lọc sớm từ lúc thai ở tuần thứ 10. Với hệ thống thiết bị, hóa chất, phần mềm phân tích từ hãng công nghệ Illumina của Mỹ, VeriSeq NIPT cho kết quả với độ chính xác lên tới 99,995%. VeriSeq NIPT cho phép sàng lọc để tìm ra các rối loạn của nhiễm sắc thể như thừa, thiếu, mất đoạn, chuyển đoạn gây nên các bệnh nguy hiểm đối với thai nhi.
Dựa vào kết quả sàng lọc VeriSeq NIPT, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên, hướng chăm sóc thai nhi, giúp gia đình có định hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất.
Theo Reader’s Digest
Xem thêm:
Dị tật thai nhi có chữa được không?
4 thói quen phổ biến gây dị tật thai nhi ở mẹ bầu
Sàng lọc trước sinh mẹ bầu cần biết
Các dị tật thai nhi thường gặp
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment