Hướng dẫn lấy đờm cho bé

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng bằng cách hút đờm, đàm nhớt là biện pháp phòng tránh hiệu quả các bệnh viêm đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm tai giữa cho trẻ. Để giúp ba mẹ hiểu và biết cách làm sạch đờm, đàm nhớt cho con Bluecare xin chia sẻ bài viết “Hướng dẫn lấy đờm nhớt cho bé ba mẹ cùng tham khảo nhé.

Contents

Đờm, đàm nhớt là gì

Đờm là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ… được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản). Trong y học, các mẫu đờm thường được sử dụng để kiểm tra bằng mắt thường, điều tra vi sinh học về nhiễm trùng đường hô hấp và điều tra tế bào học của hệ hô hấp.

Nguyên nhân khiến trẻ bị đờm trong cổ họng

Đờm là chất nhầy được sản sinh ra nhằm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Sự mất cân bằng sản sinh và loại bỏ chất nhầy sẽ dẫn đến ứ đọng lượng chất nhầy quá nhiều và tạo thành đờm.

Trong vài tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi. Khi trẻ bị cảm lạnh và một số bệnh truyền nhiễm khác sẽ xuất hiện đờm đi kèm. Nghẹt mũi do đờm sẽ dẫn đến nhiều trở ngại cho việc bú và ngủ của trẻ.

Mũi và cổ họng của trẻ chưa hoàn thiện nên gặp nhiều khó khăn để xử lý chất nhầy, điều này sẽ khiến trẻ ho nhiều nhằm bật chất nhầy ra ngoài.

Nguyên nhân gây đờm trong cổ họng của trẻ thường gặp nhất đó là viêm đường hô hấp. Trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do dị ứng theo mùa. Khi thời tiết thay đổi, đường hô hấp của trẻ sẽ thực hiện phản xạ tiết dịch nhiều, dẫn đến ngạt mũi, có đờm. 

Nếu trẻ bị đờm không kèm theo các triệu chứng như sốt, phát ban và dị ứng thì không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh

Biến chứng do đờm, đàm nhớt kéo dài gây ra

Nếu không được hỗ trợ để loại bỏ, xuất ra, đờm nhớt sẽ ứ đọng gây nhiễm khuẩn, khiến trẻ bỏ ăn, nôn ói, khó thở, thở khò khè kèm triệu chứng ho và sốt, gây viêm tai giữa ở trẻ.

Cách lấy đờm, đàm nhớt cho trẻ

Nhiều cha mẹ không biết cách xử trí cũng như cách hút đờm, đàm nhớt cho trẻ khi trẻ có nhiều đờm trong mũi và cổ họng, với cách hút đờm cho trẻ sơ sinh mẹ cần tương đối thận trọng hơn.

Cha mẹ có thể thực hiện hút đờm, đàm nhớt cho trẻ bằng những cách sau:

Bước 1: Làm loãng đờm, lấy đàm nhớt bằng nước muối sinh lý

Đàm nhớt rất mau ứ đọng và đặc dính nên rất khó để trẻ tự tống ra ngoài bằng cách xì mũi hay để cha mẹ hút theo cách thông thường.

Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng dịch đờm, nhớt và nó sẽ tự chảy ra ngoài khi đó.

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ để bé nằm trên một chiếc gối cao hoặc bế bé nằm nghiêng để trẻ không bị khó chịu trong quá trình hút đờm nhớt. Với những bé hiếu động, mẹ có thể thực hiện hút đờm cho trẻ trong khi bé ngủ.
  • Sau đó nhỏ từ từ vài giọt dung dịch nước muối sinh lí 0,9% (có thể mua tại các hiệu thuốc) vào 2 bên mũi trẻ. Chờ khoảng chừng 2 – 3 phút. Bước này giúp làm loãng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi để khi hút đàm mũi cho bé sẽ hạn chế sự tổn thương.

Bước 2: Sử dụng dụng cụ hút đờm, đàm nhớt

Cha mẹ sử dụng dụng cụ hút đờm, đàm nhớt (có thể tìm mua ở các cơ sở bán dụng cụ y tế uy tín trên cả nước) như: quả bóp cao su, dụng cụ hút dạng dây, máy hút đờm, đàm nhớt,..

– Với quả bóp cao su:

  • Bế trẻ trên tay.
  • Tay còn lại bóp quả bóng cao su, sau đó đưa phần đầu dài vào từng bên mũi trẻ. Sau đó thả ra, đờm nhớt sẽ được hút ra khỏi mũi trẻ.
  • Làm lần lượt mỗi bên đến khi cảm thấy mũi trẻ không còn đờm nhớt.
  • Sau mỗi bên mũi lấy khăn lau đầu hút rồi sau đó tiếp tục hút cho bé.

– Với dụng cụ hút dạng dây:

  • Một đầu của dụng cụ hút dạng dây được đưa vào mũi trẻ, một đầu còn lại cha mẹ dùng miệng hút thật nhanh.
  • Hút lần lượt mỗi bên, đến khi cảm thấy không còn đờm, đàm nhớt trong mũi trẻ thì dùng khăn lau sạch đầu hút rồi chuyển sang mũi còn lại.

– Với máy hút đờm, đàm nhớt một bình:

  • Cha mẹ lắp lần lượt ống hút nối giữa bình và trẻ, ống hút nỗi giữa máy và bình.
  • Sau đó bật máy, điều chỉnh mức độ hút của máy.
  • Đưa ống hút vào mũi trẻ, hút lần lượt từng bên một, khi cảm thấy đã hết đờm, đàm nhớt thì dùng khăn lau sạch đầu hút và chuyển sang mũi còn lại.
  • Đờm, đàm nhớt sau khi hút sẽ ra bình.

Ngoài ra, có thể rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí 0,9%

  • Sau khi làm ẩm, làm loãng đờm, đàm nhớt trong mũi trẻ, cha mẹ giữ bé ở tư thế ngồi thẳng, đầu nghiêng một góc 45 độ.
  • Một tay giữ đầu trẻ, một tay cầm bơm kim tiêm 10ml đã hút nước muối sinh lí 0,9% vào đầy bơm. Đưa đầu bơm kim tiêm vào bên mũi cao hơn (nghiêng đầu bên trái thì đưa bơm vào mũi bên phải), sau đó bơm nhanh nước muối sinh lí vào mũi trẻ.
  • Làm lần lượt từng bên đến khi thấy nước chảy ra không còn đờm, đàm nhớt thì chuyển sang mũi còn lại và làm tương tự các bước như với mũi đầu tiên.

Trong quá trình bơm, rửa mũi cho trẻ, cha mẹ cần cẩn thận giữ đầu trẻ nghiêng, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Đờm, đàm nhớt sẽ theo nước muối sinh lí bị tống ra ngoài ở mũi còn lại. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Hút đờm cho bé ở đâu?

Mẹ có thể tự hút đờm nhới cho trẻ tại nhà nếu trẻ chỉ có ít đờm và chưa có biểu hiện kèm theo như sốt, quấy khóc.

Khi trẻ ho nhiều , sôt cao và đờm nhớt chuyển xanh vàng, quấy khóc nhiều thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ hút đờm bằng những dụng cụ chuyên dụng.

Hút đờm, đàm nhớt cho trẻ tại nhà

Khi trẻ bị ngạt, tắc mũi do đờm, đàm nhớt cha mẹ có thể thực hiện bước đầu làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng các phương pháp trên tại nhà với những trẻ bị ngạt, tắc mũi thông thường.

Vỗ rung long đờm cho trẻ tại nhà

Hiện nay vật lý trị liệu hô hấp hay còn được gọi là kỹ thuật vỗ rung long đờm là một trong những phương pháp điều trị viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả nhất. Kỹ thuật này không chỉ giúp làm sạch đờm nhớt trong mũi họng của bé mà còn giúp đẩy sạch chất nhầy trong phế quản của trẻ. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật phức tạp ba mẹ không được phép tự ý làm ở nhà vì vậy ba mẹ nên tìm các đơn vị cung cấp dịch vụ vỗ rung long đờm tại nhà có uy tín do các điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm thực hiện.

Hút đờm cho trẻ tại các cơ sở y tế

Nếu trẻ bị ngạt, tắc mũi do đờm, đàm nhớt nặng hoặc trong những bệnh nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ tới những cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện làm thông thoáng đường thở an toàn cho trẻ loại bỏ tối đa đờm nhớt cho trẻ, hạn chế viêm nhiễm cho trẻ.

Có thể đưa trẻ đến khám và thực hiện kĩ thuật hút đờm, đàm nhớt tại ý tế xã, phường, hoặc đưa trẻ đến các bệnh viện có kĩ thuật, chuyên môn cao trong chăm sóc bệnh nhi.

Xem thêm:

Ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?

Hướng dẫn kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ bị ho hiệu quả

Giúp con đánh bật hết đờm dãi ra ngoài chỉ trong 3 phút

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị, phân biệt với viêm phổi, ho gà

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*